Tình hình đề kháng kháng sinh của H.pylori ngày càng trở nên nguy cấp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả điều trị. Tình hình này tồi tệ hơn ở các nước đang phát triển như Việt Nam với tỷ lệ đề kháng các loại kháng sinh sử dụng chính trong điều trị vi khuẩn Hp gia tăng với tỷ lệ đáng báo động.
Nội dung chính
Tình hình Hp đề kháng kháng sinh trên thế giới
Sau đây là số liệu mới công bố về tỷ lệ kháng kháng sinh của H.pylori tại các khu vực trên thế giới.
Tỷ lệ kháng kháng sinh của H.pylori
Tỷ lệ Hp đề kháng kháng sinh ở Việt Nam gia tăng nhanh
Ở Việt Nam tỷ lệ kháng metronidazole trên in vitro vào khoảng 35- 40% ở miền Bắc- tại Hà Nội, ở miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này là 85,7% với metronidazole và 46,6% với tinidazole. Phần lớn các tác giả cho rằng chưa có sự kháng thuốc đối với Amoxicilline. Các nghiên cứu ở Việt Nam của Phan Quốc Hoàn, Lục Thị Vân Bích đều không thấy có kháng tetracycline của các chủng H.pylori phân lập được.
Tình trạng kháng clarithromycine đã thấy gia tăng ở một số nước, trung bình hiện nay vào khoảng 20%: ở Mỹ từ 7- 11%, ở Pháp 43%. Vào năm 2001, ở Hà Nội, tỷ lệ kháng clarithromycine là 0%, ở thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này là 20%.
Tuy nhiên , một khảo sát thực hiện năm 2014 trên bệnh nhân nhi có HP(+) điều trị thất bại với kháng sinh lần đầu thực hiện tại BV Nhi Đồng I cho thấy tình hình kháng kháng sinh ở trẻ em rất đáng báo động. Tỷ lệ thất bại sau phác đồ kháng sinh đầu tiên lên tới 55%
Tỷ lệ Hp kháng kháng sinh ghi nhận tại BV Nhi Đồng 1 năm 2004 ở bệnh nhân loét tá tràng
do HP thất bại với phác đồ kháng sinh lần 1
Xử trí trước tình trạng Hp đề kháng kháng sinh
Sự kháng thuốc của H.pylori làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị và cải thiện lâm sàng của người bệnh, ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế… Nếu tiếp tục sử dụng kháng sinh trong các phác đồ điều trị kế tiếp sẽ vừa gây tốn kém cho bệnh nhân và tỷ lệ kháng thuốc của H.pylori sẽ sẽ tăng lên. Hội nghị tuần lễ bệnh tiêu hóa (Digestive Disease Week: DDW) tại Mỹ đã khuyến cáo: Nếu H.pylori đã có sự kháng thuốc, đặc biệt với Clarithromycin thì không nên dùng lại lần 2 và cần phải thay đổi phác đồ hoặc tìm một phương thức mới điều trị tốt hơn. Các phương thức mới nói ở trên bao gồm các dạng phối hợp mới, các thuốc mới, cách sử dụng mới và cả các sản phẩm mới…
Một trong số các biện pháp kết hợp mới mà các nhà khoa học Nhật Bản gần đây sử dụng nhiều và đã có nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam là sử dụng kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp, gọi là OvalgenHP. Loại kháng thể này khi được kết hợp đủ liều lượng cùng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp giúp tăng tỷ lệ thành công trong tiệt trừ Hp. OvalgenHP khi đưa vào cơ thể sẽ gắn trực tiếp lên men urease – một thành phần quan trọng trong cấu trúc màng tế bào vi khuẩn, gây biến đổi cấu trúc của màng tế bào, tạo điều kiện cho các loại thuốc thấm qua và tiêu diệt vi khuẩn một cách thuận lợi hơn.
PGS.TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn
Khoa tiêu hóa- BV Nhi Đồng 1
Thư ký Chi hội Tiêu hóa Nhi Việt Nam
Phó Giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn tốt nghiệp Đại Học Y Dược TP HCM, 2005 tốt nghiệp Thạc sỹ tại Đại Học Tokyo, Nhật Bản, 2008 Tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tokyo, Nhật Bản và năm 2015 được phong hàm Phó Giáo Sư. PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn đã có 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh cho trẻ em tại Khoa Tiêu Hóa – Bệnh viện Nhi Đồng 1 và hiện nay ông đang là Thư Ký Chi hội Tiêu hóa Nhi Việt Nam
Bui tuấn says
Thưa bác sĩ con em bị đau dạ dày và vi khuẩn hp nhưng cháu bị kháng tất cả các loại thuốc thì giờ phải xử lí thế nào ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trong trường hợp đã kiểm tra với kháng sinh đồ cho thấy khuẩn Hp kháng với tất cả các loại kháng sinh điều trị tiệt trừ Hp ở trẻ em thì lựa chọn phù hợp nhất là sử dụng kháng thê IgY kháng Hp (GastimunHP) để ức chế sự phát triển và giảm dần tải lượng Hp, thông qua đó giúp giảm viêm và giảm triệu chứng đau dạ dày:
– Nếu như hiện tại bé vẫn còn các triệu chứng đau bụng, nôn: sử dụng GastimunHP liều tấn công 2 gói/ngày liên tục trong 6 tuần phối hợp cùng thuốc giảm tiết acid dạ dày (Esomeprazole 1,5-2mg/kg cân nặng/ngày, chìa làm 2 lần uống trước ăn sáng – tối 30-60 phút) trong 2 tuần, cùng với một loại men vi sinh (chẳng hạn bioflora, enterogermina…). Sau đó xét nghiệm kiểm tra lại. Nếu bác sỹ có đơn thuốc cho bé sử dụng thì có thể trong đó đã có thuốc giảm tiết acid dạ dày, bạn có thể gửi lại để chúng tôi kiểm tra, hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 0903 294 739 hoặc tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 26 82 nhánh số 2 để tư vấn chi tiết, tránh trường hợp dùng sai thuốc.
– Nếu bé không còn triệu chứng: sử dụng GastimunHP, trong 6 tuần và xét nghiệm kiểm tra lại.
Nếu đã âm tính với Hp bạn có thể chuyển sang dự phòng tái nhiễm với liều 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng. Trong trường hợp chưa âm tính với HP bạn cho bé lặp lại một đợt sử dụng GastimunHP tấn công trong 6 tuần nữa và xét nghiệm lại.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe,