Hp là tên gọi tắt của vi khuẩnHelicobacter pylori – tác nhân quan trọng nhất có thể gây ra các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày…
Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người này sang người khác khiến không ít người lo lắng về vấn đề lây nhiễm này. Tình trạng nhiễm khuẩn HP và tái nhiễm HP sau khi điều trị ngày càng gia tăng nhanh ở Việt Nam đặc biệt là tình trạng lây nhiễm HP trong gia đình. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống và sinh hoạt cùng nhau như: ăn chung bát đũa, chung bát nước chấm, mớm thức ăn cho trẻ hay hôn trẻ…
Theo nhóm nghiên cứu khảo sát của Đào Việt Hằng, Nguyễn Thị Vựng về tình trạng nhiễm HP trong các gia đình đã công bố trong Hội nghị tiêu hóa Đông Nam Á lần thứ 24 tổ chức 22-24/11/ 2018 cho thấy tỷ lệ lây nhiễm HP trong gia đình rất cao, cụ thể như sau:
- Tỷ lệ nhiễm HP chung trong quần thể là 88,9 %, tỷ lệ nhiễm HP ở bố 87.1%, mẹ 88,6%, con trai 90,1%, con gái 90,6 %
- Tỷ lệ nhiễm HP theo nhóm tuổi: < 8 tuổi là 95,5 %, 8-10 tuổi: 94 %
Tình trạng lây nhiễm chéo trong gia đình gây ra những khó khăn trong điều trị cho người bệnh như điều trị thất bại, hoặc đã điều trị khỏi lại bị lây nhiễm lại từ người thân. Mặt khác, lây nhiễm Hp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày cho các thành viên trong gia đình, nhất là đối tượng trẻ em.
Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm chéo trong gia đình khiến người bệnh dễ bị tái nhiễm.
Cách xử trí khi trong nhà có người bị nhiễm khuẩn HP
Mặc dù vi khuẩn Hp có thể lây lan nhưng không phải ai nhiễm khuẩn Hp cũng mắc bệnh dạ dày, và bệnh dạ dày cũng không ngay lập tức ảnh hưởng tới tính mạng. Chình vì vậy không nên có tâm lý quá nặng nề khi trong gia đình có người nhiễm khuẩn Hp. Điều chúng ta cần làm là có những biện pháp để chữa trị tốt cho người bị nhiễm và ngăn chặn lây nhiễm Hp sang các thành viên trong gia đình. Dưới đây là các biện pháp được khuyến cáo:
Đối với những gia đình có người bị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn HP đang phải điều trị thì nên xét nghiệm kiểm tra cho tất cả các thành viên trong gia đình. Phương pháp xét nghiệm đó là nội soi dạ dày đối với những người có triệu chứng đau dạ dày hoặc test thở đối với những người chưa có biểu hiện bệnh.
Những người có chỉ định điều trị cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị để tiệt trừ triệt để vi khuẩn Hp, giúp khỏi bệnh và loại bỏ nguồn lây nhiễm trong gia đình.
Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình nên sử dụng riêng dụng cụ ăn uống, bát canh, bát nước chấm và giữ gìn vệ sinh môi trường sống thật tốt để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp.
Kháng thể thụ động OvalgenHP – Giải pháp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, tái nhiễm HP
Tại Nhật Bản – quốc gia có tỉ lệ ung thư dạ dày cao nhất và cũng là đất nước đi đầu trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn Hp, năm 2001, các nhà khoa học viện nghiên cứu miễn dịch Gifu đã đưa vào ứng dụng thành công loại kháng thể IgY ức chế đặc hiệu men urease của vi khuẩn Hp với tên gọi OvalgenHP. Trong chương trình quốc gia phòng chống nhiễm khuẩn HP và ung thư dạ dày, kháng thể OvalgenHP được chính phủ Nhật Bản tài trợ liên tiếp 2 nghiên cứu lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng của kháng thể OvalgenHP trên người có Hp dương tính. Kết quả nghiên cứu và thực tiễn sử dụng cho thấy loại kháng thể này có tác dụng giúp làm giảm tải lượng vi khuẩn Hp, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Hp trong cộng đồng. Chính phủ Nhật Bản cũng khuyến khích đưa kháng thể OvalgenHP vào các loại thực phẩm như sữa chua để sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn Hp.
Hiện nay, kháng thể OvalgenHP đã được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và một số nước châu Âu. Năm 2015, chế phẩm chứa kháng thể OvalgenHP được chính thức lưu hành tại Việt Nam đã đem lại cho chúng ta thêm một lựa chọn để giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp và giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp.
Tran phuong hoa says
Xin chào bác sĩ
Tôi đang điều trị bệnh lao phổi Afb âm tính được một tháng rưỡi. Nay đi nội soi dạ dày phát hiện viêm hang vị và có hp dương tính. Bác sỹ cho mấy loại thuốc kháng sinh diệt virut . Tôi đang uống mấy loại kháng sinh chống lao giờ lại thuốc này có sao không bác sỹ. Tôi có thể điều trị xong lao rồi mới điều trị hp được không ạ vì tôi không thấy bị đau dạ dày. Nếu trị cả hai bệnh thì tôi phải uống hơn 30 viên thuốc một ngày tôi sợ nhiều quá mong bác sỹ tư vấn giúp cho tôi . Cảm ơn bác sỹ nhiều
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của bạn có thể trì hoãn điều trị viêm dạ dày để điều trị bệnh lao trước nhé. Trong thời gian sử dụng phác đồ điều trị bệnh lao, để ức chế và giảm tải lượng HP và ngăn chặn tiến triển của bệnh dạ dày bạn có thể dùng kháng thể kháng HP (OvalgenHP) liều 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn. Kháng thể OvalgenHP an toàn, không gây tác dụng phụ đối với cơ thể nên rất phù hợp đối với trường hợp của bạn.
Chúc bạn sớm điều trị thành công!
Quang says
Bi hp uống thuoc stimunHp
Dương thị trúc ly says
Em đi nội soi dạ dày buổi sáng thì ân tính với hp. Kết quả là viêm xung huyết hang vị. Nhưng khi tối về e lấy ra xem lại thì nó chuyển sang màu hồng lợt. Qua sáng hôm sau thì chuyển sang màu hồng. Vậy e có phải bị nhiễm hp không ạ. Và bây giờ e có nên khám lại không hay vẫn uống theo đơn thuốc này. Em cảm ơn nhiều ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Theo những gì bạn mô tả thì bạn đã được làm clotest để kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày. Nếu bạn theo dõi mẫu trên trong vòng 24h mà có hiện tượng chuyển sang màu hồng nghĩa là bạn có nhiễm khuân Hp trong dạ dày. Khi đó, việc điều trị sẽ khác so với điều trị bệnh dạ dày thông thường đó là bạn cần sử dụng thêm kháng sinh để diệt vi khuẩn HP.
Trường hợp bạn thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu hồng sau 24h thì kết quả đó không chính xác và nhiều khả năng bạn không có nhiễm khuẩn Hp, bạn điều trị theo đơn thuốc cũ của bác sỹ là được.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn Thị Hiền says
Gia đình em có 1 người mắc đau dạ dày và nhiễm vi khuẩn HP. Vậy các thành viên trong gia đình có phải đi xét nghiệm xem có vi khuẩn HP không?( số người còn lại trong gia đình chưa ai bị đau dạ dày). Bác sĩ tư vấn giúp! Cảm ơn bác sĩ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn HP có thể gây ra các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày….Tuy nhiên không phải cứ nhiễm HP là có bệnh lý dạ dày vì còn phụ thuộc vào độc tính của vi khuẩn HP và yếu tố môi trường, yếu tố vật chủ. Hiện nay có tới 70-80 % dân số Việt Nam nhiễm HP, tuy nhiên chỉ khoảng 20% trong số đó mắc bệnh lý dạ dày, còn đa số vẫn khỏe mạnh bình thường. Do vậy, trường hợp không có biểu hiện triệu chứng thì không cần xét nghiệm và tiệt trừ HP.
Đối với người nhiễm HP và có bệnh lý viêm/loét dạ dày thì nhất thiết cần điều trị tiệt trừ HP theo phác đồ điều trị gồm 2 kháng sinh sử dụng trong 2 tuần kết hợp 1 thuốc giảm tiết acid dịch vị sử dụng trong 2-4 tuần tùy mức độ bệnh lý dạ dày. Bạn có thể tham khảo bài viết: Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp NGoài ra hiện nay vi khuẩn HP kháng thuốc ngày càng gai tăng, nên khi điều trị HP bệnh nhân nên sử dụng kết hợp kháng thể OvalgenHP liều tấn công 2 gói/ ngày chia 2 lần sau ăn x 2-4 tuần cùng phác đồ kháng sinh nhằm tăng cường hiệu quả điều trị HP.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,