Viêm dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới. Mặc dù biểu hiện của bệnh thường là nhẹ với dấu hiệu đau tức vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu…nhưng nếu người bệnh chủ quan không thăm khám kỹ lưỡng và điều trị triệt để thì rất có thể sẽ gặp phải những biến chứng nặng nề của bệnh như loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, thậm chí là Ung thư dạ dày.
Loét dạ dày – tá tràng là biến chứng thường gặp nhất khi bị bệnh do vi khuẩn Hp gây ra
Viêm dạ dày mạn tính và nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là hai trong số những yếu tố hàng đầu gây Ung thư dạ dày. Vi khuẩn Hp cũng là nguyên nhân chính gây Loét dạ dày, từ đó dẫn tới các biến chứng như thủng dạ dày, chảy máu dạ dày… Chính vì vậy, diệt trừ vi khuẩn Hp là mục tiêu hàng đầu trong điều trị bệnh Viêm dạ dày, cũng như tránh các biến chứng của bệnh lý kể trên. Mặt khác, nếu như bệnh nhân Viêm dạ dày chưa nhiễm khuẩn Hp thì việc dự phòng nhiễm Hp cũng giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ các biến chứng của bệnh Viêm dạ dày.
Trước đây, bệnh lý Viêm dạ dày thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, biến chứng của bệnh thì lại càng hiếm gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, thời gian gần đây, số liệu cung cấp từ Bệnh viện Nhi Trung Ương cho thấy mỗi ngày có tới hàng trăm trẻ em nhập viện trong tình trạng viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, thậm chí một số ca cấp cứu vì chảy máu dạ dày. Bên cạnh đó, tỷ lệ tái phát bệnh sau 1 năm điều trị rất cao, lên tới gần 25%. Đây là những con số báo động về tình trạng bệnh lý Viêm dạ dày ở trẻ em cũng như các biến chứng của bệnh. PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên cho biết “có những cháu bé tìm tới chúng tôi trong tình trạng chảy máu dạ dày rất nặng, mà cứ điều trị xong, năm sau lại bị. Và điều đặc biệt là, vi khuẩn Hp ở những cháu này rất khó điều trị do đã bị kháng nhiều thuốc kháng sinh…”
Có một số nguyên nhân lý giải cho tình trạng biến chứng Viêm dạ dày phổ biến như hiện nay là lối sống công nghiệp bận rộn, trẻ nhỏ cũng phải chịu nhiều áp lực về học tập căng thẳng, sử dụng nhiều loại thuốc có hại dạ dày, đặc biệt là việc điều trị Viêm dạ dày có vi khuẩn Hp không triệt để. Hậu quả là viêm dạ dày tái phát lại nhiều lần làm hao mòn lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm biến đổi các tế bào niêm mạc dạ dày…hậu quả là chảy máu tiêu hóa, Ung thư biểu mô niêm mạc dạ dày.
Để tránh các biến chứng nặng nề của bệnh lý dạ dày, bác sỹ thường khuyên bệnh nhân:
- Duy trì một lối sống lành mạnh, tránh rượu bia, thuốc lá, tránh các stress căng thẳng,
- Sinh hoạt vận động kết hợp với ăn uống điều độ.
- Tránh ăn uống các loại thức ăn quá rắn, nhai kỹ khi ăn, không vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Không ăn hoặc hạn chế ăn các loại thức ăn có tính kích thích, nhiều dầu mỡ, đồ cay, nóng.
- Ngoài ra, một điều quan trọng là tiệt trừ vi khuẩn Hp.
Việc diệt vi khuẩn Hp trước đây tương đối đơn giản khi vi khuẩn Hp vẫn còn nhạy cảm với kháng sinh, còn hiện nay, việc điều trị đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn rất nhiều mà hiệu quả ngày càng có xu hướng giảm xuống rõ rệt. Theo các báo cáo gần đây của nhiều nghiên cứu tại Việt Nam, tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh Metronidazol lên tới trên 50%, kháng thuốc Clarithromycin lên tới 30% ở một số khu vực thành phố, kháng thuốc Levofloxacin tới 10%. Đó là chưa kể tới việc đã điều trị được vi khuẩn Hp rồi vẫn có thể bị nhiễm lại sau một thời gian, phải có biện pháp phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp ở những bệnh nhân có tiền sử Viêm dạ dày.
OvalgenHP là vũ khí mới của Nhật Bản trong hỗ trợ điều trị bệnh lý dạ dày
Hiện nay Việt Nam đã áp dụng một loại kháng thể chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà của Nhật Bản, OvalgenHP có tác dụng trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori; giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày .Kháng thể OvalgenHP dùng phối hợp với thuốc làm tăng hiệu quả điều trị cho trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Sau hơn 13 năm sử dụng tại Nhật Bản, OvalgenHP đã thể hiện được hiệu quả đặc biệt trong việc giảm tỷ lệ nhiễm Hp trong cộng đồng, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày, trong đó có Ung thư dạ dày.
Chuyên gia GastimunHP
Linh says
Tư vấn cho tôi,cám ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp trên website hoặc gọi vào số máy 0165 651 6996 / 0903 294 739 để được chuyên gia của chúng tôi tư vấn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Đõ Thị Hồng Nhung says
tôi bị viêm trợt hang vị dạ dày có vi khuẩn hp . Vậy tôi uống thuốc điều trị trong bao lâu thì dừng được.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Quá trình điều trị bệnh dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thường diễn ra theo 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: tấn công (trong 10-14 ngày), đây là giai đoạn sử dụng các kháng sinh kết hợp thuốc giảm tiết acid dạ dày để tiệt trừ Hp.
– Giai đoạn 2: củng cố: duy trì các thuốc giảm tiết acid dạ dày và các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm triệu chứng khác để niêm mạc dạ dày trở lại bình thường. Giai đoạn này kéo dài từ 2 tuần hoặc lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
– Giai đoạn 3: ngưng thuốc: lúc này không uống thuốc gì hoặc chỉ dùng các loại hỗ trợ nếu có. Giai đoạn này nên kéo dài ít nhất là 2 tuần. Sau đó sẽ test lại xem Hp còn hay chưa.
Bạn yên tâm tuân thủ điều trị và tái khám theo hẹn để bác sỹ điều trị trực tiếp sẽ hướng dẫn cho bạn,
Tuy nhiên đó tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc tăng cao nên khi điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP có bệnh nhân phải sử dụng 2-3 phác đồ kháng sinh trong giai đoạn tấn công, có trường hợp vi khuẩn kháng đa kháng sinh nên dẫn đến thất bại trong điều trị. Bởi vậy để nâng cao hiệu quả điều trị HP và ngăn ngừa nguy cơ kháng thuốc bạn nên cân nhắc sử dụng kháng thể OvalgenHP 2 gói/ ngày sau ăn (sáng- tối) x 2-4 tuần cùng phác đồ điều trị HP.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Ngan says
Viêm dạ dày cấp có ăn được sữa chua
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, sữa chua lại có ích trong việc phòng và chữa bệnh dạ dày. Số lượng và nồng độ axit trong sữa chua không đáng kể so với lượng axit trong dịch vị. Axit lactic (được chuyển hóa từ sữa chua) lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp (thủ phạm hàng đầu gây ra viêm loét dạ dày tá tràng).
Theo cuốn “Chỉ dẫn về thức ăn chữa bệnh” của bác sĩ David Kessler, vi khuẩn lên men chua có thể làm tăng số interferon gamma, giúp hệ miễn dịch đấu tranh chống lại bệnh tật. Ngoài ra, các vi khuẩn lên men chua sẽ bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, tăng cường miễn dịch tại chỗ, qua đó kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP.
Chính vì vậy đối với người bệnh viêm dạ dày vẫn có thể ăn sữa chua, thời điểm ăn sữa chua tốt nhất là nên ăn sau bữa ăn tối 1 tiếng.
Chúc bạn mạnh khỏe,