Các thuốc điều trị vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) hiện nay không có nhiều và phải phối hợp nhiều thuốc cùng một lúc mới có tác dụng triệt để. Tuy nhiên, ngay cả khi đã phối hợp nhiều thuốc điều trị, nếu bệnh nhân không tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sỹ, vi khuẩn vẫn tồn tại, phát triển và thậm chí kháng lại các thuốc điều trị.
Xem thêm: Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp
Thuốc điều trị vi khuẩn Hp cần phối hợp nhiều loại khác nhau
Mỗi một loại thuốc được sử dụng để điều trị vi khuẩn Hp có ưu và nhược điểm riêng, chúng cần được sử dụng phối hợp theo phác đồ điều trị Hp cùng với các biện pháp hỗ trợ khác khi cần thiết như trong trường hợp nhiễm Hp tái phát nhiều lần, Hp đề kháng kháng sinh…để có hiệu quả. Sau đây là một số thuốc điều trị Hp đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và trên thế giới.
Nội dung chính
Kháng sinh Amoxicillin
Đây là loại kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm Beta lactam, bền trong môi trường acid dạ dày. Amoxicillin có tác dụng ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế vào vi khuẩn Hp. Đây là loại kháng sinh cơ bản được phối hợp trong nhiều phác đồ điều trị vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh này để điều trị Hp ngày càng trở nên hạn chế do tỷ lệ vi khuẩn Hp đề kháng với Amoxicillin ngày càng gia tăng. Theo một nghiên cứu năm 2012, tỷ lệ Hp kháng thuốc Amoxicillin lên tới 43,6%. Tỷ lệ Hp kháng thuốc gia tăng đồng nghĩa với tỷ lệ điều trị Hp thất bại gia tăng và làm gia tăng thêm tỷ lệ Hp đa kháng thuốc (kháng nhiều loại kháng sinh cùng một lúc), gia tăng gánh nặng kinh tế lên người bệnh, kèm theo đó là các tác dụng phụ đáng kể của thuốc.
Kháng sinh Clarithromycin
Đây là loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, có tác dụng ức chế sinh tổng hợp Protein của vi khuẩn. Clarithromycin được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn Hp ở phác đồ lần đầu với ưu điểm là rất nhạy cảm trên vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, tỷ lệ vi khuẩn Hp đề kháng kháng sinh Clarithromycin ngày càng gia tăng làm cho phác đồ điều trị Hp đầu tiên thất bại trên rất nhiều bệnh nhân nhiễm Hp. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam 2014 của bác sỹ Đinh Cao Minh cho thấy tỷ lệ đề kháng với Clarithromycin lên tới 57% làm cho nó trở thành loại kháng sinh điều trị Hp bị đề kháng nhiều nhất.
Metronidazol, Tinidazol
Hai loại kháng sinh này cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị vi khuẩn Hp do tác dụng tại chỗ mạnh và cũng có tác dụng toàn thân. Metronidazol được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, ngoài sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn Hp, Metronidazol còn được sử dụng rất rộng rãi trong điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp thông thường, nhiễm khuẩn răng lợi do đó cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ kháng thuốc của Hp. Tỷ lệ vi khuẩn Hp đề kháng với Metronidazol theo nghiên cứu năm 2013 là 44,1%.
Levefloxacin
Đây là loại kháng sinh sử dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp cuối cùng, chống chỉ định trong điều trị Hp cho trẻ em đang độ tuổi phát triển do tác dụng phụ mạnh trên sự phát triển xương sụn và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác. Tuy vậy, việc lạm dụng kháng sinh và việc không tuân thủ điều trị cũng như tỷ lệ tái nhiễm Hp gia tăng nhanh đã làm cho vi khuẩn Hp đề kháng với Levofloxacin lên tới 25,5%, theo một nghiên cứu năm 2013.
Tetracyclin
Đây là kháng sinh phổ rất rộng, nhưng từ lâu đã ít được sử dụng trong điều trị lâm sàng các bệnh nhiễm khuẩn do tác dụng phụ trên răng, xương sụn, và nhiều cơ quan khác. Loại kháng sinh này cũng chống chỉ định cho trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú. Vi khuẩn Hp rất khó có thể kháng lại loại kháng sinh này do bản thân vi khuẩn cần nhiều điểm đột biến để tránh được tác dụng của Tetracyclin. Tuy nhiên, cũng trong nghiên cứu cập nhật trong năm 2013, có tới 23,5% vi khuẩn Hp đã đề kháng Tetracyclin.
Bismuth subcitrate
Bismuth subcitrate có hai tác dụng: một mặt nó bám vào ổ loét trên dạ dày làm giảm tác dụng của acid dạ dày trên ổ loét, giúp ngăn ngừa vết loét lan rộng, một mặt nó có tác dụng diệt vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, các hợp chất Bismuth nói chung chỉ diệt được khoảng 20% vi khuẩn Hp ở người bệnh. Cho nên Bismuth subcitrate chỉ được phối hợp cùng các thuốc điều trị khác giúp gia tăng tỷ lệ tiệt trừ vi khuẩn Hp.
Nhược điểm của Bismuth là chúng là kim loại nặng, khi sử dụng trong các phác đồ điều trị Hp kéo dài người ta quan sát được lượng Bismuth trong máu tăng lên dẫn và lo sợ các bệnh lý do nhiễm kim loại nặng trong máu. Chính vì vậy, các bác sỹ cũng ít khi sử dụng Bismuth trong các phác đồ tiệt trừ Hp.
Thuốc ức chế acid dạ dày
Có hai nhóm thuốc được sử dụng phổ biến là nhóm thuốc Ức chế tiết acid dạ dày và thuốc ức chế bơm proton (PPI), trong đó nhóm PPI hiện nay được sử dụng phổ biến hơn hẳn. Các thuốc nhóm này không trực tiếp điều trị vi khuẩn Hp nhưng chúng được cho là làm gia tăng tác dụng của kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại thuốc này là thuốc có tác dụng ức chế tiết ở các tế bào thành dạ dày, nếu sử dụng quá lâu dài có thể dẫn tới teo các tế bào thành dạ dày gây ra bệnh viêm teo dạ dày, dấu hiệu bước đầu của Ung thư dạ dày. Cho nên, bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trên trong điều trị bệnh lý dạ dày nói chung và bệnh lý do vi khuẩn Hp gây ra nói riêng. Một số loại thuốc nhóm này được sử dụng phổ biến hiện nay là Omeprazol, Esomeprazol, Rabenprazole, Lansoprazol, Pantoprazol, Cimetidin….
Các chế phẩm giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp
Thảo dược
Trên thị trường, bạn sẽ thấy có một số loại thảo dược được quảng cáo với các tác dụng điều trị vi khuẩn Hp như cây chè dây, tinh chất nghệ vàng, thậm chí tinh chất nano của nghệ vàng, nghệ đen…và rất nhiều loại dược liệu khác. Tuy nhiên, gần như tất cả các loại dược liệu đều chưa được nghiên cứu lâm sàng về tác dụng diệt vi khuẩn Hp trên người, chủ yếu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với động vật thí nghiệm hoặc với vi khuẩn trong ống nghiệm. Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn Hp của các loại dược liệu trên cũng không rõ ràng làm cho người bệnh dễ lầm tưởng là chỉ cần sử dụng các loại thảo dược cũng có thể điều trị vi khuẩn Hp. Theo các bác sỹ chuyên khoa, việc sử dụng các loại thảo dược có tác dụng giảm viêm, giảm triệu chứng bệnh nhưng không có tác dụng diệt Hp, việc điều trị vi khuẩn Hp vẫn phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị đã được các hội khoa học thế giới và Việt Nam thông qua.
Kháng thể OvalgenHP
Đây là một phát minh của các nhà khoa học Nhật Bản, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản. Công nghệ sản xuất kháng thể OvalgenHP đã được cấp bằng sáng chế ở các nước tiên tiến trên thế giới và được đưa vào sử dụng trong cộng đồng Nhật Bản hàng chục năm nay.
Kháng thể OvalgenHP chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà là một loại kháng thể có tác dụng ức chế men trực tiếp men Urease của vi khuẩn Hp – yếu tố sống còn giúp vi khuẩn Hp có thể xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày. Khi đưa vào cơ thể, OvalgenHP sẽ phát huy tác dụng thông qua 4 cơ chế: giảm khả năng sinh sống của vi khuẩn Hp trong môi trường acid dạ dày; chống bám dính vi khuẩn Hp vào niêm mạc dạ dày; gây tổn thương vách tế bào vi khuẩn Hp; kết tụ vi khuẩn Hp lại thành từng đám để tạo điều kiện cho miễn dịch cơ thể tóm giữ và tiêu diệt vi khuẩn. Hiện nay, kháng thể OvalgenHP đang được ứng dụng rất tốt để trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp, hoặc những người nhiễm Hp nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Trên đây là một số nhóm thuốc và sản phẩm hỗ trợ đang được các chuyên gia và bệnh nhân sử dụng để điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp. Mỗi loại thuốc dù là thuốc điều trị hay hỗ trợ điều trị đều có những ưu, nhược điểm riêng. Việc phối hợp các loại thuốc khác nhau trong điều trị vi khuẩn Hp là vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt trong điều kiện Hp gia tăng đề kháng thuốc như hiện nay. Việc sử dụng kháng thể OvalgenHP của Nhật Bản đang trở thành một xu hướng mới trong hỗ trợ kiểm soát nhiễm khuẩn Hp do những ưu điểm vượt trội về hiệu quả, tính an toàn.
TS. Nguyễn Văn Sa
Hạnh says
Đây là thuc phẩm chức năng hay là thuốc? Có điều trị dứt điểm hp dc ko
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
GastimunHP là sản phẩm thực phẩm chức năng của Nhật Bản, có chứa kháng thể tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày (OvalgenHP).
Kháng thể OvalgenHP trong sản phẩm GastimunHP có tác dụng ức chế đặc hiệu men urease- yếu tố sống còn giúp của vi khuẩn Hp xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng trong dạ dày. Các bằng chứng lâm sàng đều cho thấy sử dụng OvalgenHP có khả năng giảm tải lượng HP về mức âm tính, tỉ lệ bệnh nhân đạt âm tính được lên tới 76% sau 3 tháng trong các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành tại nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Đài Loan.
Tuy nhiên việc sử dụng OvalgenHP trong thời gian ngắn hạn (một vài tuần) chỉ làm giảm tải lượng chứ chưa đạt được mức âm tính Hp trong nhiều trường hợp. Chính vì vậy mà chúng tôi khuyến cáo các trường hợp nhiễm khuẩn Hp mà đã có tổn thương tại dạ dày (viêm, loét da dạ dày, sau phẫu thuật ung thư dạ dày) nên phối hợp OvalgenHP cùng kháng sinh trong 2-4 tuần để đạt được hiệu quả điều trị bệnh.
Trường hợp không có chỉ định dùng kháng sinh (nhiễm HP chưa có tổn thương niêm mạc dạ dày, trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc trường hợp HP đã kháng tất cả các loại kháng sinh) có thể sử dụng kháng thể OvalgenHP trong thời gian kéo dài để giảm tải dần lượng Hp về mức âm tính. Liều dùng của OvalgenHP trong trường hợp này là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn Tiến Hưng says
Cần loại bỏ vi khuẩn HP ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Để tiệt trừ HP bạn cần sử dụng một phác đồ phối hợp tối thiểu hai kháng sinh và một thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Bạn tham khảo phác đồ điều trị và đối chiếu với đơn thuốc của mình qua bài viết sau: https://gastimunhp.vn/phac-do-dieu-tri-dau-da-day-do-vi-khuan-hp-1207/. Tuy nhiên, việc lựa chọn phác đồ nào cho phù hợp cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
Hiện nay, điều trị Hp đang gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ thất bại điều trị tương đối cao do tình trạng Hp kháng thuốc, bạn nên tuân thủ tốt phác đồ, cân nhắc sử dụng thêm kháng thể kháng Hp(GastimunHp) với liều tấn công 2 gói/ngày, sau ăn sáng tối trong 2-4 tuần để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ kháng thuốc.
Chúc bạn mạnh khỏe.