Vi khuẩn Hp (hay H.pylori, Helicobacter pylori) là một xoắn khuẩn sinh trưởng bên trong đường tiêu hóa và có khả năng gây bệnh trên niêm mạc dạ dày. Nhiễm khuẩn Hp thường vô hại, tuy nhiên nó lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra loét dạ dày tá tràng.
Đau bụng âm ỉ, đau tăng khi đói có thể là triệu chứng nhiễm khuẩn Hp
Nội dung chính
Nhiễm khuẩn Hp là gì?
Vi khuẩn Hp là một dạng phổ biến của của khuẩn thường nhiễm trong dạ dày người. Chúng hiện diện ở hơn một nửa dân số thế giới, theo ghi nhận của tổ chức y tế thế giới WHO. Bản thân tên của loài vi khuẩn “Helico” có nghĩa là dạng xoắn, ám chỉ hình dạng của vi khuẩn.
Vi khuẩn Hp thường nhiễm vào dạ dày người từ thời thơ ấu. Hầu hết những người nhiễm khuẩn Hp không có biểu hiện bệnh lý rõ ràng tuy nhiên, nó lại có thể gây ra tình trạng Viêm dạ dày mạn tính, Loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày. Điều này có thể lý giải do có nhiều chủng vi khuẩn Hp với độc tính khác nhau và đáp ứng của từng cơ thể với loại vi khuẩn này cũng không giống nhau.
Vi khuẩn Hp sở hữu những vũ khí lợi hại giúp chúng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt trong môi trường acid dạ dày. Loại vi khuẩn này tiết ra enzyme có tên Urease có khả năng biến Urea trong dạ dày thành Amoniac và Carbonic, do đó làm thay đổi môi trường vi mô xung quanh nó, giúp nó trở thành loại vi khuẩn duy nhất tồn tại được trong dạ dày. Ngoài ra, chúng cũng có cơ chế chống lại miễn dịch cơ thể rất thông minh bằng cách bám vào phía trên niêm mạc dạ dày, phía dưới lớp chất nhày bao phủ dạ dày nơi mà miễn dịch cơ thể rất khó tiếp cận. Đồng thời, các chất hóa học do vi khuẩn tiết ra có khả năng làm suy giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Và một số cơ chế khác nữa giúp chúng tồn tại rất tốt trong môi trường dạ dày và gây bệnh cho cơ thể.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn Hp
Cho tới nay người ta vẫn không biết hết các con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này đã cùng tồn tại với con người trong hàng ngàn năm trước khi bị phát hiện vào năm 1982 bởi bác sỹ người Úc, Barry Marshall. Các nhà khoa học cho rằng, vi khuẩn Hp chủ yếu lây truyền theo đường ăn uống, đường miệng miệng.
Sau khi vi khuẩn Hp cư trú thành công trong dạ dày người, chúng gây bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, đồng thời kích thích dạ dày tiết nhiều acid. Acid và vi khuẩn cùng nhau kích thích trực tiếp lên niêm mạc dạ dày gây ra phản ứng viêm, lâu dài gây ra loét dạ dày tá tràng.
Nguy cơ nhiễm Hp cao khi
- Trẻ nhỏ ít chú trọng vệ sinh khi ăn uống.
- Sống ở các nước đang phát triển.
- Sống trong gia đình đông nguowì.
- Sống cùng với người nhiễm Hp.
- Không thực hiện vệ sinh nguồn nước, ăn chín, uống sôi.
Cho tới nay, người ta đã chứng minh được rằng stress tâm lý và đồ ăn có tính acid không phải là nguyên nhân gây ra loét dạ dày tá tràng mà Vi khuẩn Hp mới là thủ phạm thật sự (khoảng 10% người nhiễm vi khuẩn Hp sẽ bị loét dạ dày). Ngoài ra, việc sử dụng lâu dài thuốc chống viêm giảm đau không steroids (NSAIDs), thuốc aspirin trong bệnh lý viêm khớp, tim mạch…cũng có thể gây loét dạ dày tá tràng.
Triệu chứng nhiễm khuẩn Hp
Hầu hết mọi người nhiễm khuẩn Hp không có triệu chứng nào. Khi nhiễm khuẩn Hp dẫn tới loét dạ dày tá tràng, các triệu chứng có thể gặp là đau bụng, đặc biệt là đau tăng lên khi đói về đem hoặc một vài giờ sau các bữa ăn. Đau bụng thường được mô tả là đau âm ỉ, có thể xuất hiện rồi tự hết. Việc ăn uống và uống thuốc trung hòa acid dạ dày giúp giảm đau. Trong trường hợp đau rát dữ dội, bạn cần thận trọng vì có thể có loét trong dạ dày, thậm chí chảy máu dạ dày. Một số triệu chứng thường gặp như:
- Ợ nóng
- Đầy hơi
- Buồn nôn, nôn.
- Chán ăn, ăn nhanh no.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Khi có các triệu chứng nhiễm khuẩn Hp trên đây và có nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn Hp, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám cẩn thận. Việc tự ý điều trị bệnh lý dạ dày mà không biết có nhiễm khuẩn Hp hay không thường để lại nhiều hậu quả nặng nề như biến chứng chảy máu, thủng dạ dày, vi khuẩn Hp kháng nhiều loại thuốc kháng sinh…
Để giảm nguy cơ nhiễm loại vi khuẩn này, bạn tham khảo cho trẻ nhỏ sử dụng bổ sung kháng thể OvalgenHP của Nhật Bản hàng ngày nhằm giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori; Giúp bảo vệ và cải thiện sứ khỏe và môi trường trong dạ dày. OvalgenHP còn trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori, có thể sử dụng phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điềut trị viêm loét dạ dày do Hp. Điều này có ý nghĩa rất lớn với trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh lý Ung thư dạ dày và các bệnh lý dạ dày khác vì vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày, và gây ra tới 95% các ca bệnh Viêm dạ dày mạn tính.
DS. Minh An tổng hợp và lược dịch
Lê phương says
Em hay bị buồn nôn
Đói cũng buồn nôn
Ăn no cũng buồn nôn
Người hay bị bồn chông lo lắng
Và nhất là e bị sụt cân
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng của bạn rất điển hình cho bệnh lý dạ dày. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm, tránh để xảy ra biến chứng của bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Hoàng Minh Khánh says
Xin chào bác sĩ! Em năm nay 17 tuổi và đang điều trị viêm bao tử do virus hp và tăng men gan được 2 ngày. Trong đơn thuốc có clarithromycin, moxacin, albis, normagut và fynkhepar. Sau khi uống thuốc 15-30 em có cảm giác đắng họng, em đã thử ăn trái cây nhưng chỉ hết đắng một thời gian. Nhưng sau khi ngủ sáng dậy thì hết. Hôm nay khi ngủ dậy em thấy đau vùng xương ức, đau nhiều hơn ở phía bên trái và đau hơn khi ấn vào hoặc nằm nghiêng, ngồi gập người. Thở cũng khó hơn. Em ăn hay có cảm giác buồn nôn. Em xin hỏi các triệu chứng trên có phải do thuốc không ạ hay là do bệnh khác ạ? Em xin cảm ơn
gastimunhp1 says
Chào bạn,
Những triệu chứng bạn đang gặp phải khi sử dụng phác đồ điều trị viêm dạ dày, HP dương tính đó là do những tác dụng phụ của thuốc. Cảm giác đắng họng gặp phải khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh Clarithromycin. Cảm giác này sẽ hết khi bạn ngừng thuốc
Các triệu chứng như đau bụng buồn nôn là do bệnh lý dạ dày gây ra, bạn nên cố gắng tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ bs đã chỉ định thì các biểu hiện khó chịu đó sẽ dần có cải thiện tốt hơn
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm kháng thể Gastimun HP liều tấn công 2 gói/ ngày sau ăn x 30 ngày cùng với phác đồ điều trị trên để nâng cao hiệu lực diệt HP và giảm nguy cơ kháng thuốc.
https://gastimunhp.vn/gastimunhp-duoc-chung-minh-tang-gap-doi-hieu-qua-tiet-tru-hp-5518/
Chúc bạn mạnh khỏe.
TRẦN THỊ MỸ KIỀU says
đang uống thuốc tây đau bụng có test hp được không
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ các loại thuốc bạn đang sử dụng là gì? Nếu bạn sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ức chế tiết acid dạ dày thì bạn cần ngưng kháng sinh ít nhất 4 tuần, thuốc ức chế tiết acid dạ dày (Nexium) ít nhất 2 tuần trước khi làm xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn HP. Nếu bạn chưa ngừng thuốc đủ thời gian thì không làm được xét nghiệm do không đảm bảo độ chính xác của kết quả.
Chúc bạn mạnh khỏe,