Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) có thể điều trị được. Tuy nhiên, việc điều trị Hp ở trẻ cần đặt ra câu hỏi là “Khi nào nên điều trị” và “Điều trị như thế nào”? Bởi vì, việc điều trị Hp ở trẻ nhỏ khác so với ở người lớn và cho tới nay, ở Việt Nam vẫn chưa có cách tiếp cận thống nhất về vấn đề này. Đối với các bậc phụ huynh, việc hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp các ông bố, bà mẹ tránh lo lắng không cần thiết và có thể chủ động lựa chọn giải pháp tốt nhất cho con mình.
Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể gây ra loét dạ dày tá tràng như ở người lớn
Nội dung chính
Tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em
Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp ngày càng trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam do điều kiện sống, khả năng tầm soát vi khuẩn Hp còn hạn chế. Việc lây nhiễm vi khuẩn trong gia đình dễ dàng, trong khi việc điều trị thường không triệt để là nguyên nhân trẻ nhỏ tuổi cũng bị nhiễm Hp. Mặc dù không phải vi khuẩn Hp gây bệnh trên mọi đối tượng mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa bệnh nhân, độc tính của chủng Hp, nhưng nếu tỷ lệ nhiễm Hp gia tăng thì đồng nghĩa tới tỷ lệ mắc bệnh do Hp cũng tăng lên.
Lây nhiễm vi khuẩn Hp chủ yếu diễn ra trong gia đình giữ vợ/chồng, bố mẹ/con cái
Trước đây trẻ dưới 5 tuổi rất ít khi bị bệnh do vi khuẩn Hp gây ra, điều này có thể lý giải là do vi khuẩn Hp thường cần có thời gian xâm nhiễm lâu trong dạ dày trước khi phát bệnh, hoặc cơ địa lớp chất nhày, niêm mạc dạ dày của trẻ nhỏ khác so với người lớn khiến vi khuẩn Hp khó gây bệnh hơn, hoặc trẻ ở lứa tuổi đó ít được chẩn đoán đúng cách để phát hiện bệnh do trước đây việc nội soi cho trẻ em còn khó khăn. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng, Nguyên phó khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em nói chung dao động từ 35-55% trong các thống kê ngoài cộng đồng, 75% trong các trại mồ côi và đặc điểm đáng chú ý là thời điểm nhiễm Hp hiện nay là từ trước 1 tuổi (20-35%), tăng nhanh trong giai đoạn 3-10 tuổi (45-50%), đạt tỷ lệ tương tự như người lớn sau 15 tuổi (55-85%). Đây là một thách thức với các thầy thuốc vì nhiễm Hp ở trẻ em thường khó điều trị hơn ở người lớn.
Các bệnh do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ em
Một số bệnh dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp gây ra trên trẻ em là Viêm dạ dày-tá tràng, Loét dạ dày-tá tràng, Xuất huyết tiêu hóa. Ung thư dạ dày rất hiếm gặp ở trẻ em. Điều này có thể do vi khuẩn Hp gây Ung thư dạ dày cần có thời gian gây viêm mạn tính kéo dài nhiều năm để tạo ra các đột biến ở tế bào niêm mạc dạ dày, trong khi trẻ em thường có thời gian nhiễm Hp khá ngắn. Ngoài bệnh lý trên dạ dày, trẻ em cũng thường bị thiếu máu thiếu sắt khi nhiễm Hp do vi khuẩn Hp làm giảm khả năng hấp thu sắt trong dạ dày, trẻ cũng có nguy cơ bị các bệnh dị ứng, miễn dịch và ban xuất huyết khi có Hp trong dạ dày.
Để điều trị các bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ nhỏ, các bác sỹ thường cân nhắc xem có cần thiết phải điều trị vi khuẩn Hp không, hay chỉ cần điều trị triệu chứng. Bởi vì, phác đồ điều trị vi khuẩn Hp có sự kết hợp 2 loại kháng sinh trong thời gian kéo dài nên tác hại có thể lớn hơn lợi ích sau khi điều trị. Việc tìm kiếm một giải pháp tiệt trừ Hp cho trẻ em một cách an toàn vẫn còn nhiều thách thức trên toàn thế giới.
Khi nào nên điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ em
Theo khuyến cáo của Hội tiêu hóa, gan mật châu Âu thì những trường hợp sau nên tiệt trừ Hp cho trẻ:
- Tất cả trẻ bị loét dạ dày tá tràng có Hp (+)
- Khi trẻ có Hp phát hiện qua mô bệnh học nhưng không có loét dạ dày tá tràng, có thể cân nhắc điều trị diệt Hp, việc điều trị lúc nào sẽ do phụ huynh quyết định dưới sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
- Trẻ nhiễm Hp mà trong gia đình có người bị Ung thư dạ dày.
Việc sử dụng kháng sinh cho trẻ trong thời gian dài có thể gây ra một số tình trạng như rối loạn vi khuẩn đường ruột, giảm sức đề kháng tự nhiên, gây suy nhược cơ thể trẻ và nhiều tác hại khác. Chính vì vậy, bạn cần thật cân nhắc khi quyết định điều trị Hp cho trẻ và lựa chọn giải pháp an toàn để điều trị.
Tuy nhiên, gần đây có một số nghiên cứu cập nhật cho thấy, việc tiệt trừ vi khuẩn Hp ở trẻ em ngay từ nhỏ khi mới nhiễm Hp dù có hay chưa có triệu chứng đều có tác dụng phòng ngừa Ung thư dạ dày, bệnh lý Ung thư nguy hiểm hàng đầu. Chính vì vậy, nếu có một giải pháp an toàn thì việc tiệt trừ và phòng ngừa Hp vẫn có thể được khuyến cáo ở những trẻ có nguy cơ cao hoặc trong gia đình có bố, mẹ đã bị bệnh do Hp dạ dày gây ra.
Đột phá mới từ Nhật Bản
Kháng thể OvalgenHP từ lòng đỏ trứng gà được chứng minh giúp giảm tải lượng vi khuẩn Hp
Tại Nhật Bản, chương trình tầm soát Ung thư dạ dày có một phần quan trọng nhất là tìm và diệt vi khuẩn Hp. Bên cạnh chiến lược tìm và diệt vi khuẩn Hp, chính phủ Nhật Bản cũng khuyến khích người dân sử dụng thường xuyên loại kháng thể có tên gọi là OvalgenHP, được đưa vào trong một số chế phẩm như sữa chua để giúp giảm sự lây nhiễm Hp trong cộng đồng. Kháng thể OvalgenHp đã được sử dụng tại Nhật Bản trên 15 năm và khoảng 1 thập kỷ sử dụng tại Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Châu Âu. Các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở trẻ nhỏ (12 tuổi trở xuống) tại Nhật Bản đã giảm đáng kể tới mức nhiều nhà khoa học tin rằng chỉ 2 thập kỷ nữa, nước Nhật sẽ có một thế hệ không có vi khuẩn Hp.
Để được tư vấn chi tiết về các vấn đề liên quan tới tiệt trừ Hp dạ dày cho trẻ nhỏ và việc ứng dụng kháng thể OvalgenHP, xin mời đặt câu hỏi trong website hoặc liên hệ số điện thoại 0903294739, chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn.
DS. Hồng Vân
Thanh says
Bé nhà mình 6t thường la đau bụng và dợn nôn oẹ mãi. Làm sao để biết trẻ có nhiễm HP hay ko ạ? Vì thường đi khám siêu âm bác sĩ nói viêm ruột rồi cho uống men vi sinh nhưng ko có tác dụng. Mong được tư vấn ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trẻ bị đau bụng và buồn nôn tái diễn trong thời gian dài có thể là một trong những dấu hiệu gợi ý tới bệnh lý dạ dày. Trong trường hợp này bạn nên đưa con tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhi tuyến trung ương để có đủ thiết bị thực hiện nội soi dạ dày cho trẻ nhỏ. Hoặc có thể lựa chọn test thở để kiểm tra HP tại các bệnh viện, phòng khám. Lưu ý kết quả test thở chỉ cho biết bé có bị nhiễm HP hay không nhưng không cho biết bé có bị viêm loét dạ dày không, mức độ tổn thương như thế nào.
Khi có kết quả thăm khám và xét nghiệm và đơn thuốc bạn có thể gửi lại cho chúng tôi để nhận được tư vấn tiếp theo.
Thân ái,
Loan says
Cho em hỏi nếu viêm dạ dày HP mà chỉ uống gastimum có hết đc hp k a?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
GastimunHP là sản phẩm chứa kháng thể kháng HP của Nhật Bản có tên gọi OvalgenHP. Kháng thể OvalgenHP với cơ chế tác dụng thông minh, bằng cách gắn kết đặc hiệu với men Urease của vi khuẩn HP, khiến vi khuẩn mất khả năng trung hòa môi trường acid, không bám dính được trên niêm mạc dạ dày và bị ngưng kết lại với nhau thành từng đám, dần dần sẽ bị đẩy ra ngoài theo nhu động đường tiêu hóa.
Theo các nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện tại nhiều quốc gia thì sử dụng kháng thể OvalgenHP trong thời gian ngắn hạn 1 vài tuần không làm cho tải lượng HP giảm ngay về mức âm tính mà cần sử dụng trong thời gian dài (2-3 tháng trở lên). Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn cách sử dụng phối hợp với phác đồ kháng sinh nếu như đang ở trong tình trạng bệnh cấp tính (viêm dạ dày cấp, loét dạ dày) để đạt được hiệu quả điều trị cao cũng như tiết kiệm chi phí.
– Trường hợp bạn điều trị nhiều lần không khỏi thì nên làm kháng sinh đồ để chọn ra phác đồ điều trị mới và kết hợp cùng GastimunHP trong 2-4 tuần để đạt được hiệu quả diệt HP tối ưu.
Còn với trường hợp bạn kháng với tất cả các kháng sinh thì sử dụng GastimunHP đơn độc để làm giảm tải lượng Hp dần về mức âm tính và giảm viêm dạ dày. Liều dùng là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần.
Ngoài ra, để bảo vệ những vùng niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương khỏi sự tấn công của acid dịch vị, tạo cơ hội cho các vùng tổn thương được phục hồi thì bạn nên sử dụng kèm theo thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày (esomeprazole, omeprazole…) trong ít nhất 2-4 tuần.
Chúc bạn sớm điều trị thành công!
0981267392 - Em Xuyến says
Cho em hỏi nếu viêm dạ dày HP mà chỉ uống gastimum có hết đc hp k a?
Trả lời
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
GastimunHP là sản phẩm chứa kháng thể kháng HP của Nhật Bản có tên gọi OvalgenHP. Kháng thể OvalgenHP với cơ chế tác dụng thông minh, bằng cách gắn kết đặc hiệu với men Urease của vi khuẩn HP, khiến vi khuẩn mất khả năng trung hòa môi trường acid, không bám dính được trên niêm mạc dạ dày và bị ngưng kết lại với nhau thành từng đám, dần dần sẽ bị đẩy ra ngoài theo nhu động đường tiêu hóa.
Theo các nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện tại nhiều quốc gia thì sử dụng kháng thể OvalgenHP trong thời gian ngắn hạn 1 vài tuần không làm cho tải lượng HP giảm ngay về mức âm tính mà cần sử dụng trong thời gian dài (2-3 tháng trở lên, tỉ lệ âm tính đạt 76%). Chính vì vậy, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn cách dùng hợp lý:
– Trường hợp bệnh cấp tính (viêm dạ dày cấp, loét dạ dày) để đạt được hiệu quả điều trị cao nên sử dụng GastimunHP phối hợp cùng phác đồ kháng sinh.
– Trường hợp không sử dụng được kháng sinh (bị dị ứng, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, cho con bú) hoặc đã kháng kháng sinh thì sử dụng GastimunHP đơn độc để làm giảm tải lượng Hp dần về mức âm tính và giảm viêm dạ dày. Liều dùng là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần.
Bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm thế hệ 2 là GastimunHP Plus thể tăng cường thêm hiệu quả nhé.
Chúc bạn sớm điều trị thành công!
Thi says
Bé nhà em được 2 tuổi được chẩn đoán là nhiễm Hp. Giờ e đang lo lặng có nên điều trị k ạ, tại giờ bác sĩ kề thuốc người lớn cho bé uống, thuốc nó đắng lắm bé không thể nào nuốt được ạ. Rất mong được phản hồi ạ. E xin cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không phải trẻ nào nhiễm HP cũng cần điều trị. Do vậy cần phải xem xét bé có vấn đề gì mới đi thăm khám? Bé đã được nội soi dạ dày hay chưa?
Trẻ 2 tuổi rất hiếm khi phải điều trị diệt khuẩn HP, trừ khi xảy ra vấn đề như bị loét dạ dày, hoặc trẻ thiếu máu, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
Nếu không có các vấn đề trên thì việc điều trị tiệt trừ HP là không cần thiết.
Để được thồng tin kĩ hơn, bạn có thể gọi hotline 0986316151 bên mình hỗ trợ.
Chúc bạn mạnh khỏe,