Chào BS! tôi năm nay 40 tuổi hay bị đau dạ dày và được chuẩn đoán là có vi khuẩn HP trong dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm, vậy BS cho tôi hỏi vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường nào? và làm cách nào để phòng tránh lây nhiễm cho những người trong gia đình tôi. Xin chân thành cảm ơn! (Trịnh Hưng – Hà Nội).
Chào Anh Hưng!
Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày- tá tràng, loét dạ dày- tá tràng, ngoài ra vi khuẩn Hp có thể gây nên bệnh ung thư dạ dày.
Vi khuẩn Hp có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường tiêu hóa. Đặc biệt do thói quen ăn uống của người Việt Nam như ăn chung một bát nước chấm, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác để bày tỏ sự hiếu khách, dùng chung một chén rượu mà tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp ở Việt Nam khá cao ( hơn 80% dân số).
Sở dĩ tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Hp cao là do chúng được lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Vì vậy để tránh lây nhiễm cho những người thân trong gia đình, anh cần hiểu rõ vi khuẩn Hp lây qua những con đường nào? Dưới đây là những con đường dễ lây nhiễm vi khuẩn Hp
Các con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp
Lây qua đường Miệng – Miệng: Vi khuẩn Hp được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh, do đó chúng có thể lây từ người này qua người khác khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, răng miệng, dùng chung bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể lây cho nhau.
Lây qua đường Phân – Miệng: vi khuẩn Hp có trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian, côn trùng như ruồi, gián, chuột.. nếu không đậy kỹ thức ăn.
Dạ dày – Miệng : Nếu người có vi khuẩn Hp trong dạ dày thì khi bị trào ngược hoặc ợ chua có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.
Dạ dày – Dạ dày : Đây là đường lây nhiễm này rất quan trọng bởi nó lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày các bệnh nhân có vi khuẩn Hp, nếu vệ sinh đầu dò không đủ sạch, vi khuẩn Hp có thể nhiễm sang người không mang Hp.
Gia đình là môi trường thuận lợi lây nhiễm vi khuẩn Hp
Phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp như thế nào?
Hiểu được những con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp bạn có thể chủ động phòng ngừa cho bản thân và gia đình bằng những cách sau:
- Không dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau
- Cẩn thân khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì vệ sinh dụng cụ ăn uống rất kém không loại bỏ hết được vi khuẩn Hp.
- Diệt trừ ruồi muỗi, giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.
- Không hôn trẻ, không cho trẻ ăn bằng cách nhai đút mớm nếu nghi ngờ có nhiễm Hp là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp chéo trong gia đình.
- Tránh thói quen chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình, hoặc làm đảo lộn thức ăn của trẻ nhỏ trong bữa cơm gia đình.
- Các vật nuôi như chó mèo cũng được xác định là nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP vì vậy hãy có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn sống như rau sống, gỏi, ngoài ra các loại thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc cũng nên hạn chế ăn vì đa số loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây các bệnh đường tiêu hóa trong đó có nhiễm khuẩn HP.
Ngoài ra để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp trong gia đình và từ nguồn nước, cách tốt nhất là nên bổ sung loại kháng thể ức chế đặc hiệu men urease của vi khuẩn H.pylori – yếu tố sống còn giúp HP xâm nhiễm, tồn tại dai dẳng trong dạ dày. Loại kháng thể này bám chắc trên bề mặt của vi khuẩn Hp, làm mất khả năng sinh trưởng của Hp trong dạ dày, giảm khả năng bám dính và gây tổn thương tế bào vi khuẩn. Kháng thể IgY tác động lên vi khuẩn Hp ( OvalgenHP) rất dễ sử dụng, phù hợp cho cả gia đình bao gồm cả trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori có thể dùng OvalgenHP để tăng hiệu quả điều trị hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Bên cạnh việc giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP bằng cách sử dụng sản phẩm OvalgenHP, anh cũng chú ý điều trị triệt để vi khuẩn Hp cho người bệnh dạ dày có Hp trong gia đình để cắt nguồn lây nhiễm. OvalgenHP giúp tăng sức đề kháng đối với h.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày ngay cả khi Hp trước đó đã kháng thuốc kháng sinh.
Chúc Anh sức khỏe!
Xem thêm: Phác đồ điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP
Nguyên nhân nào lây nhiễm vi khuẩn Hp và cách phòng tránh
Theo Gastimunhp.vn
Thanh tịnh says
Nếu như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nhiễm vì khuẩn hp nhưng ko có biểu hiện gì khác thường thì có nên dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vì khuẩn này ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nhiễm HP mà không có các biểu hiện của bệnh dạ dày (như đau bụng tái diễn, kém ăn, không có cảm giác đói, buồn nôn, nôn, đi cầu phân đen…), không thiếu máu thiếu sắt thì không cần phải dùng kháng sinh để điều trị HP ngay. Trên thực tế việc dùng phác đồ kháng sinh diệt HP cho trẻ nhỏ có nhiều tác dụng không mong muốn, làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh, hơn nữa điều trị xong lại có thể bị tái nhiễm nên nếu chưa thực sự cần thiết thì chưa nên sử dụng.
Để phòng ngừa bệnh lý dạ dày bạn có thể sử dụng biện pháp để làm giảm tải lượng HP một cách an toàn hơn đó là sử dụng kháng thể kháng HP – OvalgenHP liều tấn công 2 gói/ngày. Sau 6 tuần có thể kiểm tra lại với test thở để biết được tải lượng HP đã về ngưỡng thấp hay chưa. Ngoài ra, trong gia đình nếu có người bị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn HP thì cũng cần tiệt trừ sớm để điều trị bệnh, đồng thời loại bỏ nguồn lây nhiễm HP trong gia đình.
Chúc bạn mạnh khỏe,
NGÔ QUANG TRƯỞNG says
vi rút HP có lây sang cho con còn bú sửa mẹ ko vậy
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn Hp không lây qua sữa mẹ, vì vậy người mẹ nhiễm khuẩn HP vẫn có thể cho con bú bình thường. Còn đường lây nhiễm vi khuẩn Hp là qua đường miệng – miệng, phân – miệng, dạ dày – dạ dày, do đó để hạn chế nguy cơ lây nhiễm Hp cho bé người mẹ cần lưu ý tránh mớm thức ăn, tránh dùng chung bát đũa, cốc với bé hoặc hôn bé; vệ sinh tay và các dụng cụ ăn sạch sẽ trước khi cho bé ăn.
Ngoài ra, để giảm tải lương HP và giảm viêm dạ dày thì mẹ bé cũng có thể sử dụng kháng thể kháng Hp (GastimunHP) liều tấn công 2 gói/ngày liên tục trong 6-12 tuần để giảm tải dần lượng HP về mức âm tính, thông qua đó giảm viêm, giảm triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh. Kháng thể kháng HP tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn hp, không hấp thu vào máu, không bài tiết qua sữa nên có thể sử dụng mà không ảnh hưởng tới em bé bú sữa.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Nguyễn Vân Anh says
Cho mình xin hoi Hp và viêm dạ dày có lây qua đường Quan Hệ vợ chồng k ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn HP lây nhiễm qua đường tiêu hóa chứ không phải đường máu hay quan hệ tình dục nhé.
Thân ái,