Trẻ bị nhiễm Hp dạ dày gia tăng nhanh tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây dẫn theo nhiều hậu quả như trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, thiếu máu thiết sắt… Việc điều trị cho trẻ bị nhiễm Hp cũng gặp nhiều khó khăn do tình trạng Hp kháng thuốc gia tăng, trẻ khó tuân thủ phác đồ điều trị.
Trẻ càng ngày càng dễ bị nhiễm Hp dạ dày
Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chính gây loét dạ dày – tá tràng là vi khuẩn Hp, tổ chức y tế thế giới WHO cũng xác nhận vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu và quan trọng nhất gây Ung thư dạ dày. Cách đây khoảng 5 năm, hầu hết bác sỹ chú ý hơn tới đối tượng người lớn bị bệnh có Hp nhưng thường bỏ qua nguyên nhân đó khi khám bệnh cho trẻ em. Đây là một điều sai lầm bởi thực tế, trẻ em cũng có thể bị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, thậm chí còn xuất hiện các biến chứng như loét dạ dày, chảy máu tiêu hóa với tần suất lặp lại cao hơn cả người lớn.
Theo các chuyên gia thì tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em là từ 35-55%. Trẻ có thể bị nhiễm Hp từ trước 1 tuổi (20-35%), tăng nhanh trong giai đoạn 3-10 tuổi (45-50%), đạt tỷ lệ tương tự như người lớn sau 15 tuổi (55-85%). Tỷ lệ này cũng phản ánh đúng tỷ lệ trẻ bị bệnh do nhiễm Hp theo từng lứa tuổi hiện nay
Nội dung chính
Trẻ bị lây nhiễm Hp từ đâu và làm sao để phát hiện?
Gia đình là yếu tố thuận lợi nhất cho việc lây nhiễm vi khuẩn Hp. Trẻ ăn uống chung với bố mẹ bị nhiễm Hp thì cũng có khả năng lây nhiễm Hp. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí tiêu hóa, nếu cha/mẹ bị nhiễm Hp thì khả năng con cái bị nhiễm HP là 40%, trong khi đó nếu cha mẹ không bị nhiễm Hp thì trẻ chỉ có bị nhiễm Hp với tỷ lệ khoảng 3%. Thói quen mớm thức ăn cho trẻ cũng dẫn tới lây nhiễm bởi vì Hp có thể tồn tại tốt trong khoang miệng, trên cao răng và các hốc khác của cơ thể.
Ngoài yếu tố gia đình có thể lây nhiễm Hp cho trẻ, các yếu tố khác như vệ sinh nguồn nước, vệ sinh ăn uống, mật độ dân cư nơi sinh sống cũng có ảnh hưởng tới khả năng bị lây nhiễm Hp của trẻ.
Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu như thường xuyên đau bụng vùng quanh rốn, quấy khóc mà không phải do nhiễm giun sán (đã tẩy giun định kỳ), trẻ hay buồn nôn, ợ hơi, biếng ăn, xanh xao… Bạn có thể cho bé tới các trung tâm tiêu hóa nhi để bác sỹ kiểm tra. Nếu nghi ngờ có bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp, bác sỹ có thể yêu cầu làm nội soi. Với những trẻ không tiến hành được nội soi thì xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở cũng có kết quả chính xác về tình trạng nhiễm Hp ở trẻ em.
Điều trị nhiễm Hp cho trẻ
Khi phát hiện trẻ bị nhiễm Hp dạ dày, bác sỹ sẽ tiến hành điều trị bệnh theo nguyên tắc giống như nguyên tắc diệt Hp trên người lớn. Phác đồ kháng sinh diệt Hp với 2 thuốc, trong đó thường ưu tiên các loại kháng sinh cơ bản, an toàn hơn và ít bị kháng thuốc. Đối với trẻ em, việc lựa chọn kháng sinh điều trị khó khăn vì có ít kháng sinh an toàn, bên cạnh đó trẻ ít có khả năng tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Hậu quả của việc không tuân thủ tốt phác đồ điều trị là Hp không diệt được, bệnh dạ dày vẫn còn và sau đó Hp có thể kháng với các thuốc đã điều trị. Trên thực tế, nhóm trẻ đã phải điều trị với Hp mà không thành công thì cũng có nguy cơ Hp kháng thuốc rất cao. Tất cả những điều trên đòi hỏi phải có một phương pháp bổ trợ hiệu quả cho phác đồ diệt Hp thông thường ở trẻ em. Với phác đồ kháng sinh như hiện nay, khoảng 50% trẻ em điều trị Hp lần đầu gặp thất bại trong tiệt trừ hoàn toàn Hp.
Giải pháp từ Nhật Bản
Gần đây, Việt Nam đã áp dụng thành công một loại kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp từ Nhật Bản là OvalgenHP.
Kháng thể OvalgenHP có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp, qua đó:
– Khiến vi khuẩn không tạo ra được môi trường thuận lợi để sinh sống trong dạ dày.
– Ngăn cản bám dính và ngưng kết vi khuẩn Hp thành từng đám khiến vi khuẩn bị dạ dày co bóp đẩy ra ngoài.
– Tăng cường khả năng bắt giữ vi khuẩn của đại thực bào.
– Kích thích tế bào lympho T của cơ thể ghi nhớ miễn dịch đối với vi khuẩn Hp.
Như vậy kháng thể OvalgenHP có tác dụng trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori; giúp tăng sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày .Kháng thể OvalgenHP dùng phối hợp với thuốc làm tăng hiệu quả điều trị cho trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, nhóm người có Hp được cho sử dụng sản phẩm có chứa OvalgenHP trong thời gian liên tục trong 3 tháng có 76% bệnh nhân không còn phát hiện thấy vi khuẩn Hp bằng test thở.
100% trường hợp giảm lượng vi khuẩn Hp
và 76% không phát hiện thấy Hp sau 3 tháng sử dụng OvalgenHP
(Testuro Yamane et al.Food and Development vol 38 No 11, 2004)
Tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu của PGS.TS.Vũ Văn Khiên và cộng sự thực hiện tại bệnh viện trung ương quân đôi 108 trên 77 bệnh nhân viêm loét dạ dày có Hp dương tính với tiêu đề “Hiệu quả điều trị hỗ trợ của GastimunHP ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, loét dạ dày – tá tràng nhiễm Helicobacter pylori”. Kết quả cho thấy: nhóm sử dụng phác đồ diệt Hp thông thường chỉ có tỷ lệ tiệt trừ Hp thành công khoảng 40%, trong khi đó nhóm sử dụng kết hợp phác đồ diệt Hp thông thường với OvalgenHP trong thời gian 1 tháng thì có tỷ lệ tiệt trừ Hp thành công lên gần 80% (Vu Van Khien, Nguyen Van Sa. Tóm tắt các báo cáo Hội nghị tiêu hóa các nước Đông Nam Á lần thứ 11 – trang 18)
Mặt khác, loại kháng thể này hoàn toàn không gây bất kỳ tác dụng bất lợi nào trên lâm sàng nên được bổ sung trong một số loại thực phẩm dùng hàng ngày của người Nhật Bản như sữa chua.
Công trình nghiên cứu kháng thể OvalgenHP tác động lên vi khuẩn Hp đã được cấp bằng sáng chế tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu và ứng dụng rộng rãi những năm gần đây.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm GastimunHP cũng như các biện pháp điều trị, chẩn đoán nhiễm Hp ở trẻ em, xin mời đặt câu hỏi cho chuyên gia của chúng tôi hoặc gọi điện tới số máy 0903.294.739 để được trợ giúp.
DS. Minh Tâm
Tìm hiểu thêm:
Trẻ bị nhiễm khuẩn Hp có điều trị được không?
Nguyễn Thị Oanh says
Con gái tôi bị đau dạ dày HP từ lúc 4 tuổi . Năm 6 tuổi cháu đã nội soi tại bệnh viện nhi trung ương va uống thuốc một thời gian vẫn ko khỏi . Cách đây 4 tháng cháu đã kiểm tra HP tại bv quân đội 108 vẫn còn HP (+) .Cahus đã uống thuốc do bv kê nhưng thỉnh thoảng cháu vẫn kêu đau bụng . Tôi rất lo lắng vì HP không tiêu diệt được sẽ gây biến chứng nguy hiểm . Giờ tôi phải làm sao để chữa khỏi dứt điểm cho cháu ? Mong bs cho tôi lời khuyên . Tôi xin chân thành cảm ơn .
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu bé đã từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để điều trị thì nguy cơ vi khuẩn HP bị kháng thuốc rất cao. Vấn đề đặt ra ở đây là đối với trẻ dưới 8 tuổi hiện nay phác đồ tiệt trừ Hp được sử dụng là phác đồ với những kháng sinh cơ bản nhất như amoxicillin, metronidazloe, clarithromycin. Những kháng sinh như Tetracyclin và Levofloxacin thường không, hoặc rất ít khi sử dụng do chúng có khả năng gây ảnh hưởng tới men răng và sự phát triển xương, sụn khớp của trẻ. Như vậy việc điều trị tiếp tục với kháng sinh cần hết sức cân nhắc, chỉ nên điều trị kháng sinh khi nội soi bé có loét dạ dày và nếu điều trị thì phác đồ mới nên dựa theo kết quả kháng sinh đồ.
Tuy nhiên theo thông tin bạn cung cấp thì hiện tại tần suất đau của bé không nhiều nên khả năng cũng chỉ còn viêm nhẹ, không nhất thiết phải tiếp tục điều trị với kháng sinh. Trường hợp của bé thì sử dụng kháng thể OvalgenHP kéo dài để giảm dần tải lượng Hp về mức âm tính có thể là lựa chọn phù hợp hơn. Liều sử dụng là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần. Sau đó bạn đưa bé đi test thở để kiểm tra, đánh giá tải lượng Hp sau điều trị. Khi tải lượng Hp đã về mức âm tính có thể chuyển sang liều dự phòng tái nhiễm hp là 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại tối thiểu trong 3 tháng đầu tiên hoặc tốt nhất là phòng ngừa cho tới khi bé 8 tuổi.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Thy says
Bé xét nghiệm phân thì kết quả máu ẩn/phân : Dương tính.NEG S/Co=0,59
Vậy bé có bị nhiễm Hp k ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Kết quả xét nghiệm phân cho thấy bé có lẫn máu trong phân và NEG S/Co nghĩa là âm tính với kháng nguyên của tác nhân gây bệnh nào đó (bạn không cung cấp đủ thông tin nên chúng tôi không thể khẳng định đó có phải kháng nguyên của Hp hay không).
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn Thúy says
chào anh/ chị
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp trên website, kiểm tra câu trả lời trong hòm thư điện tử hoặc gọi tới số hotline 0981 966 152 / 0903 294 739 để được tư vấn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Cao đỗ says
Cho em hỏi test virut họ bằng hơi thở ở bệnh viện nào tại đó nai ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đa số các bệnh viện tuyến trung ương được trang bị máy test thở. Bạn có thể tới kiểm tra tại các bệnh viện ở Tp.HCM như BV Chợ Rẫy, BV ĐH Y dược tp.HCM…
Chúc bạn mạnh khỏe,
Minh Kiều says
Bé mình 8 tuổi, đi khám bị nhiễm HP. Bé đã được điều trị 14 ngày, sau đó ngưng 1 tháng và 26/12/2020 có đi kiểm tra lại, kết quả bé vẫn còn khuẩn HP với hình thức test hơi thở chỉ số 302. HIện gia đình có cả mẹ và bé đều bị nhiễm HP. Bác sĩ giúp mình phát đồ điều trị với ạ. Uongs thuốc nhiều quá có ảnh hưởng đến sức khỏe, hay trí tuệ của bé ko ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của bé từng điều trị diệt trừ HP trước đây nên có khả năng sẽ bị đề kháng với một số loại kháng sinh đã dùng. Nếu mức độ tổn thương dạ dày của bé không nặng, chưa có loét dạ dày thì không nên điều trị kháng sinh ngay bởi dễ bị kháng tiếp, hơn nữa sử dụng kháng sinh cũng có thể có một số tác dụng không mong muốn nhất định (như rối loạn hệ khuẩn chí đường ruột, kháng sinh tetracyclin dùng cho trẻ dưới 8 tuổi có thể làm hỏng men răng, ảnh hưởng tới phát triển xương; Levofloxacin có thể ảnh hưởng tới gân và sụn khớp, không nên dùng cho trẻ dưới 12 tuổi). Thay vì tiếp tục điều trị kháng sinh, bạn có thể lựa chọn biện pháp an toàn hơn để giảm dần tải lượng HP về ngưỡng âm tính như sử dụng kháng thể OvalgenHP của Nhật Bản.
Trường hợp tổn thương nặng như loét dạ dày thì cần điều trị bằng phác đồ kháng sinh, khi đó bạn nên cho con làm kháng sinh đồ trước để biết được vi khuẩn HP còn nhạy cảm với kháng sinh nào, từ đó mới có thể lựa chọn phác đồ thích hợp.
Nguồn lây nhiễm trong gia đình cũng là một nguyên nhân khiến trẻ dễ bị tái nhiễm HP, điều trị nhiều lần không dứt. Do đó nếu cha hoặc mẹ bé có nhiễm Hp cần điều trị triệt để để loại bỏ nguồn lây cho con.
Chúc bạn mạnh khỏe,