Vi khuẩn Hp có khả năng lây lan nhanh chóng nên tỷ lệ trẻ em nhiễm vi khuẩn Hp ngày một gia tăng. Vậy tại sao trẻ em lại dễ bị nhiễm vi khuẩn Hp đến vậy? Mời bạn theo dõi trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em
Ở các nước đang phát triển như Việt Nam điều kiện sống còn thấp, khả năng tầm soát vi khuẩn Hp còn hạn chế nên việc lây nhiễm vi khuẩn Hp ngày càng dễ dàng và đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ. Mặc dù không phải vi khuẩn Hp gây bệnh trên mọi đối tượng mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa bệnh nhân, độc tính của chủng Hp, nhưng nếu tỷ lệ nhiễm Hp gia tăng thì đồng nghĩa tới tỷ lệ mắc bệnh do Hp cũng tăng lên.
Trước đây trẻ dưới 5 tuổi rất ít khi bị bệnh do vi khuẩn Hp gây ra, điều này có thể lý giải là do vi khuẩn Hp thường cần có thời gian xâm nhiễm lâu trong dạ dày trước khi phát bệnh, hoặc cơ địa lớp chất nhày, niêm mạc dạ dày của trẻ nhỏ khác so với người lớn khiến vi khuẩn Hp khó gây bệnh hơn, hoặc trẻ ở lứa tuổi đó ít được chẩn đoán đúng cách để phát hiện bệnh do trước đây việc nội soi cho trẻ em còn khó khăn. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng, Nguyên phó khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em nói chung dao động từ 35-55% trong các thống kê ngoài cộng đồng, 75% trong các trại mồ côi và đặc điểm đáng chú ý là thời điểm nhiễm Hp hiện nay là từ trước 1 tuổi (20-35%), tăng nhanh trong giai đoạn 3-10 tuổi (45-50%), đạt tỷ lệ tương tự như người lớn sau 15 tuổi (55-85%). Đây là một thách thức với các thầy thuốc vì nhiễm Hp ở trẻ em thường khó điều trị hơn ở người lớn.
Tại sao trẻ em dễ bị nhiễm vi khuẩn HP?
Tùy vào quốc gia, chủng tộc, điều kiện sống khác nhau mà tỷ lệ trẻ em nhiễm vi khuẩn Hp cũng khác nhau. Trẻ em ở những nước nghèo, đang phát triển bị viêm dạ dày, tá tràng (DD-TT) do H.pylori nhiều hơn trẻ em các nước phương Tây. Ở các nước công nghiệp hóa, tỷ lệ này từ 20-50% và ngày càng giảm dần. Trong khi ở các nước đang phát triển tỷ lệ trẻ mang mầm bệnh Hp khá cao, có thể lên đến 80% ở một số nơi và tỷ lệ này vẫn tiếp tục cao trong thời gian qua. Dù là bé trai hay bé gái cũng đều có nguy cơ nhiễm như nhau. Các gia đình có thu nhập thấp, gia đình đông nhân khẩu, sử dụng nguồn nước không sạch là những yếu tố nguy cơ dễ bị nhiễm Hp hơn những gia đình khác.
Trong một nghiên cứu trên 824 trẻ nhập Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong năm 2001-2002 vì những lý do không phải bệnh lý tiêu hóa, tỷ lệ thử máu dương tính với Hp là 34%. Lứa tuổi khởi đầu có thể nhiễm Hp là từ 2-4 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi thường chưa bị nhiễm Hp nhờ kháng thể của mẹ cho qua sữa mẹ.
Hiện nay, nguyên nhân khiến trẻ dễ lây vi khuẩn HP là do điều kiện nhà trật trội, gia đình đông nhân khẩu, ăn uống chung. Bà mẹ không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sử dụng nhà vệ sinh không hợp lý, nguồn nước không sạch, dùng chung chén đũa, bón mớm cho trẻ làm tăng khả năng bị nhiễm HP cho trẻ.
Con đường lây nhiễm Hp ở trẻ em
Vi khuẩn HP ở trẻ em lây nhiễm theo đường miệng – miệng, phân – miệng. Một số nghiên cứu cho thấy nếu cha mẹ hay người chăm sóc bị nhiễm HP thì có thể lây qua cho trẻ. Việc lây nhiễm thông qua các dịch tiết ở miệng có thể được “hỗ trợ” bởi những thói quen như thơm con, ăn chung mâm, dùng chung chén đũa, bón mớm cho trẻ làm tăng khả năng bị nhiễm HP cho trẻ.
Các bệnh do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ em
Một số bệnh dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp gây ra trên trẻ em là Viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em, Loét dạ dày-tá tràng, Xuất huyết tiêu hóa. Ung thư dạ dày rất hiếm gặp ở trẻ em. Điều này có thể do vi khuẩn Hp gây Ung thư dạ dày cần có thời gian gây viêm mạn tính kéo dài nhiều năm để tạo ra các đột biến ở tế bào niêm mạc dạ dày, trong khi trẻ em thường có thời gian nhiễm Hp khá ngắn. Ngoài bệnh lý trên dạ dày, trẻ em cũng thường bị thiếu máu thiếu sắt khi nhiễm Hp do vi khuẩn Hp làm giảm khả năng hấp thu sắt trong dạ dày, trẻ cũng có nguy cơ bị các bệnh dị ứng, miễn dịch và ban xuất huyết khi có Hp trong dạ dày.
Để điều trị các bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ nhỏ, các bác sỹ thường cân nhắc xem có cần thiết phải điều trị vi khuẩn Hp không, hay chỉ cần điều trị triệu chứng. Bởi vì, phác đồ điều trị vi khuẩn Hp có sự kết hợp 2 loại kháng sinh trong thời gian kéo dài nên tác hại có thể lớn hơn lợi ích sau khi điều trị. Việc tìm kiếm một giải pháp tiệt trừ Hp cho trẻ em một cách an toàn vẫn còn nhiều thách thức trên toàn thế giới.
Khi nào nên điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ em
Theo khuyến cáo của Hội tiêu hóa, gan mật châu Âu thì những trường hợp sau nên tiệt trừ Hp cho trẻ:
- Tất cả trẻ bị loét dạ dày tá tràng có Hp (+)
- Khi trẻ có Hp kèm theo một số biểu hiện: cơn đau kéo dài (trẻ ôm bụng khóc, tái nhợt, nằm im), đau liên quan tới bữa ăn (trước, sau ăn), kèm theo hay ợ, ói,…
- Trẻ nhiễm Hp mà trong gia đình có người bị Ung thư dạ dày.
- Trẻ có thiếu máu thiếu sắt đã điều trị đầy đủ theo phác đồ nhưng không đáp ứng và không tìm thấy nguyên nhân nào khác
Sở dĩ như vậy là do ở trẻ em giữa “bị nhiễm Hp” và “bị bệnh do Hp gây ra” vẫn còn một khoảng cách khá xa. Nói cách khác là vi khuẩn Hp trong dạ dày của trẻ em thường sống “hòa bình” với trẻ trong một thời gian dài. Chỉ những trẻ có vấn đề ở đường tiêu hóa hay một số triệu chứng khác mà bác sĩ nghi ngờ có thể là hậu quả của Hp gây ra thì việc test Hp mới được đặt ra và cũng chỉ một số xét nghiệm là có thể dùng được cho trẻ em một cách dễ dàng và đáng tin cậy.
Võ thị thuỷ says
Bé hai tuổi bị nhiễm mà ko uống thuốc được. Vậy bây giờ phải làm sao ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Mặc dù vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu có thể gây ra các bệnh lý về dạ dày, Tuy nhiên không phải ai nhiễm HP cũng có bệnh lý dạ dày và cần thiết phải điều trị vì còn phụ thuộc vào cơ địa người nhiễm, độ độc tính của vi khuẩn HP. Trẻ em nhiễm HP cần điều trị trong các trường hợp sau:
– Điều trị cho những trẻ em đang bị viêm loét dạ dày tá tràng và khi xét nghiệm thấy vi khuẩn HP dương tính.
– Trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP và sống trong gia đình có những người có tiền sử mắc bệnh ung thư dạ dày do vi khuẩn HP.
– Trẻ đã có tiền sử bị viêm loét dạ dày, tá tràng, nhưng hiện tại không có biểu hiện loét, không xuất hiện triệu chứng bệnh dạ dày như đau, ợ chua, trào ngược nhưng xét nghiệm vẫn thấy vi khuẩn HP dương tính.
– Trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn và nhiễm hp
– Trẻ thiếu máu thiếu sắt đã loại trừ các nguyên nhân khác và có HP dương tính.
Do đó nếu bé nhà bạn có nhiễm HP và thuộc một trong các trường hợp như trên thì cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên do bé còn quá nhỏ khó có thể tuân thủ sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị. Khi đó giải pháp an toàn và phù hợp là bạn có thể cho bé sử dụng kháng thể IgY kháng HP (OvalgenHP) để ức chế và làm giảm dần tải lượng vi khuẩn HP. Theo nghiên cứu lâm sàng tại Nhật Bản cho thấy việc sử dụng kháng thể OvalgenHP giúp giảm tải lượng HP và nếu sử dụng liên tục trong 3 tháng thì tỉ lệ âm tính đạt tới 76% đối tượng sử dụng. Do đó nếu bé không sử dụng được thuốc theo phác dồ điều trị thì bạn nên cho bé sử dụng kháng thể OvalgenHP với liều 2 gói/ ngày chia2 lần sau ăn (sáng- tối) trong 6-12 tuần nhằm giúp giảm dần tải lượng HP về âm tính, thông qua đó giảm viêm và giảm các triệu chứng đau dạ dày(nếu có)
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe