Nhiễm Hp ở trẻ em (Helicobacter pylori, hay H.pylori) thường không gây ra triệu chứng gì trong suốt thời thơ ấu. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, vi khuẩn Hp có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa bao gồm Viêm dạ dày, tá tràng, Loét dạ dày tá tràng, thậm chí là Ung thư dạ dày.
Nhiễm khuẩn Hp rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với tỷ lệ nhiễm từ 10% trẻ em và tới 80% người lớn – nhưng thường không có triệu chứng rõ ràng.
Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em có thể gây ra nhiều bệnh lý đường tiêu hóa (ảnh minh họa)
Nội dung chính
Dấu hiệu và triệu chứng
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn Hp mà không biết tới sự tồn tại của nó trong cơ thể bởi vì, hầu hết nhiễm khuẩn Hp là “thể ngủ” tức không có triệu chứng. Khi mà vi khuẩn gây ra các triệu chứng thì chúng thường bắt đầu với Viêm hoặc Loét dạ dày tá tràng.
Hệ thống tiêu hóa của con người bao gồm nhiều thành phần hoạt động cùng với nhau để chuyển hóa thức ăn và nước uống thành các thành phần và năng lượng cho nhu cầu cơ thể.
Ở trẻ em, triệu chứng của bệnh Viêm dạ dày bao gồm buồn nôn, nôn, và thường xuyên kêu đau bụng. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau ở trẻ em.
Vi khuẩn Hp có thể gây ra Loét dạ dày tá tràng. Ở những trẻ lớn hơn và người lớn, triệu chứng phổ biến của Loét dạ dày tá tràng là ợ nóng và đau bỏng rát ở bụng, thường là khu vực dưới xương sườn và trên rốn. Đau thường tăng lên khi đói và giảm bớt khi ăn thức ăn hoặ cuống sữa hoặc uống thuốc giảm acid.
Trẻ bị Loét dạ dày có thể có vết loét chảy máu với biểu hiện là nôn ra máu hoặc nôn ra có màu cà phê, hoặc đi ngoài ra máu (thường phân có màu đen như hắc ín hoặc màu máu). Trẻ nhỏ hơn mà có Loét dạ dày thường có không có triệu chứng trên rõ ràng, chính vì vậy, việc chẩn đoán khó hơn so với trẻ lớn.
Lây nhiễm vi khuẩn Hp
Các nhà khoa học cho rằng việc lây nhiễm vi khuẩn Hp chủ yếu diễn ra trong gia đình và phổ biến ở những trẻ sống trong điều kiện đông đúc, vệ sinh kém. Ngoài ra còn có một số con đường lây nhiễm khác từ người sang người như ở trong các lớp học bán trủ, trong bếp ăn tập thể, lây nhiễm chéo khi đi làm nội soi với các thiết bị nội soi không được tiệt trùng tuyệt đối.
Chẩn đoán
Các bác sỹ có thể chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp cho trẻ bằng nhiều xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Hp khác nhau như:
- Nhìn trực tiếp vào lớp niêm mạc dạ dày. Đối với trẻ em, thủ thuật nội soi dạ dày sẽ được gây mê và sử dụng các ống nội soi qua đường thực quản tới dạ dày và tá tràng. Sau đó lấy mẫu sinh thiết dạ dày và kiểm tra vi khuẩn Hp trong phòng thí nghiệm.
- Test hơi thở (UBT) giúp phát hiện các phân tử Carbon 13 (hoặc 14) bị biến đổi bởi vi khuẩn Hp sau khi cho trẻ uống một dung dịch chứa C13 hoặc C14. Test hơi thở thường diễn ra trong vòng 10-30 phút và cho biết tình trạng nhiễm Hp của trẻ chứ không cung cấp thông tin về mức độ của nhiễm khuẩn. Đối với trẻ nhỏ, thì test này khó thực hiện. Lưu ý, trẻ nhỏ không nên sử dụng test C14 vì có tính phóng xạ cao hơn C13.
- Xét nghiệm phân, phát hiện ra vi khuẩn Hp có trong phân. Giống như test thở, xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp cũng cho biết tình trạng nhiễm Hp nhưng không đánh giá được mức độ bệnh do vi khuẩn Hp gây ra.
- Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn Hp. Xét nghiệm này rất dễ tiến hành, tuy nhiên thường cho kết quả dương tính giả – tức là phát hiện kháng thể chống vi khuẩn Hp trong máu nhưng thực tế không có vi khuẩn Hp trong dạ dày.
Điều trị
Để điều trị nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em, bác sỹ sử dụng các phác đồ điều trị Hp ở trẻ em với nhiều loại kháng sinh với liều cao hơn liều điều trị các nhiễm khuẩn thông thường. Bởi vì một loại kháng sinh đơn độc không thể tiêu diệt được vi khuẩn Hp, cho nên bạn có thể thấy đơn thuốc của bác sỹ kê cho con bạn có tới 2 loại kháng sinh kết hợp và liều sử dụng cao hơn khi điều trị nhiễm khuẩn khác. Thông thường bác sỹ sẽ cho trẻ sử dụng kết hợp thêm thuốc giảm tiết acid dạ dày trong quá trình điều trị bệnh
Nếu trẻ có triệu chứng chảy máu tiêu hóa thì phải được điều trị nội trú tại các cơ sở chuyên khoa tiêu hóa.
Bởi vì nhiễm khuẩn Hp có thể điều trị được với các thuốc kháng sinh cho nên hầu hết trẻ nhiễm khuẩn Hp được điều trị ngoại trú tại nhà, điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị này là cha mẹ phải giúp trẻ tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị mà bác sỹ đã kê.
Một cách giúp giảm đau bụng ở trẻ là cho trẻ ăn các bữa nhỏ, chia nhiều bữa và đều dặn. Điều này giúp cho dạ dày của trẻ không bị rỗng trong thời gian dài. Mỗi ngày ăn 5-6 bữa nhỏ là hiệu quả nhất, sau khi ăn xong nên cho trẻ nghỉ ngơi một lúc trước khi vận động.
Một điều lưu ý khác cho phụ huynh là cần phải tránh cho trẻ sử dụng thuốc aspirin, thuốc chứa aspirin, ibuprofen, hoặc các thuốc chống viêm khác bởi vì chúng có thể kích thích vết loét trong dạ dày tá tràng, làm trẻ đau nặng hơn.
Khi sử dụng phác đồ điều trị với thuốc kháng sinh kéo dài, tình trạng viêm dạ dày tá tràng, loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp ở trẻ có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.
Xem thêm: Những lưu ý khi tiệt trừ Hp ở trẻ em
Phòng ngừa
Ngay bây giờ, chưa có bất kỳ loại vaccine nào có thể phòng ngừa được nhiễm khuẩn Hp. Ngoài ra, việc lây nhiễm vi khuẩn Hp là khá dễ dàng và chưa được hiểu đầy đủ nên chưa có một Hướng dẫn phòng chống Hp thống nhất nào trên thế giới. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để tự bảo vệ cho con mình và những người thân yêu:
- Rửa tay sạch sẽ.
- Vệ sinh thức ăn, nước uống thật tốt.
- Uống nước từ nguồn nước đảm bảo.
- Sử dụng kháng thể thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn Hp.
Tình huống khẩn cấp
Những tình huống sau cần có sự can thiệp tức thời của bác sỹ, các bậc phụ huynh phải theo dõi, đặc biệt khi trẻ đã có tiền sử nhiễm khuẩn Hp.
- Đau bụng dữ dội.
- Nôn ra máu, hoặc màu cà phê.
- Phân có lẫn máu hoặc màu đen như hắc ín.
- Cảm giác cồn cào, đau bỏng rát dai dẳng ở khu vực dưới xương sườn, trên rốn (quanh thượng vị), cảm giác đau này giảm bớt sau khi ăn hoặc uống sữa.
Tóm lại trẻ bị nhiễm khuẩn Hp có thể mắc một số bệnh như Viêm dạ dày, tá tràng, Loét dạ dày, tá tràng. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Hp không đặc trưng, mà đa số là không có triệu chứng rõ ràng, do đó khi phát hiện có sự khác thường trong lối sinh hoạt, điều kiện sức khỏe thông thường của trẻ, đặc biệt là khu vực bụng trên rốn bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia và nên đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán điều trị kịp thời. Việc xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp có thể tiến hành dễ dàng với các xét nghiệm sẵn có hiện nay. Để điều trị bệnh lý cho vi khuẩn Hp gây ra trên trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát, sử dụng đúng phác đồ điều trị được bác sỹ kê đơn. Hiện nay chưa có loại vaccine nào giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn, chính vì vậy các biện pháp vệ sinh và sử dụng kháng thể thụ động là những biện pháp hiệu quả nhất hằm trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori, giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori.. từ đó giúp bạn bảo vệ gia đình khỏi loại vi khuẩn nguy hiểm này.
Mọi thắc mắc liên quan tới tình trạng nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và các bệnh lý do vi khuẩn Hp gây ra, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn cụ thể hoặc gọi tới số 01656516996 để biết thêm chi tiết.
DS. Bùi Phương tổng hợp từ kidshealth.org
Thu Huyền says
Sau khi test khí thở con có kết quả : Nồng độ %CO2 trong mẫu thở là : +9.2, bác sĩ cho e hỏi tỷ lệ đó cao hay thấp, có ảnh hưởng đến trẻ không?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Kết quả trên có nghĩa con bạn có nhiễm khuẩn hp trong dạ dày với tải lượng không cao. Tuy nhiên khi đánh giá tình trạng bệnh thì điều quan trọng nhất cần xem xét đó là mức độ tổn thương tại dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Với tải lượng Hp mục đích sử dụng chủ yếu là để theo dõi, đánh giá hiệu quả của phác đồ tiệt trừ Hp hoặc dự đoán nguy cơ mắc bệnh.
Nếu như con nhiễm khuẩn Hp và có mắc bệnh lý dạ dày thì cần điều trị với phác đồ theo khuyến cáo với tối thiểu 2 loại kháng sinh và 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày.
Tuy nhiên trên thực tế điều trị hiện nay phác đồ tiệt trừ Hp thông thường có tỉ lệ thất bại cao do tình trạng vi khuẩn hp kháng thuốc gia tăng ( đặc biệt ở trẻ em) và sự lây nhiễm Hp trong cộng đồng. Chính vì vậy để nâng cao tỉ lệ thành công của phác đồ điều trị thì bạn có thể sử dụng cho bé kết hợp thêm kháng thể tác động lên Hp của Nhật Bản là OvalgenHP (GastimunHP), liều sử dụng là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2-4 tuần. Sau khi tiệt trừ thành công có thể duy trì liều dự phòng 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng để phòng ngừa lây nhiễm, tái nhiễm Hp sau điều trị.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Hoàng phương says
Bé nhà mình 6 tuổi 3 ngày nay kêu đau bụng, mình đưa bé đi siêu âm bs nói con bị rối loạn tiêu hóa tăng nhu động ruột ít. Nhưng cứ sáng là cháu ội muốn nôn. Uống sữa nóng thì nói k còn đau bụng, hôm nay tự nhiên ho và ói k ngừng, vậy cháu có phải bị nhiễm Hp không.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Rối loạn tiêu hóa kèm theo tăng nhu động ruột như bé nhà bạn sẽ đau bụng và nôn nhiều. Bạn nên cho con ăn thức ăn những thực phẩm an toàn, ăn chín uống sôi và không nên ăn thức ăn đã nguội lạnh. Nếu đã tuân thủ điều trị mà hiện tượng nôn ói quá nhiều thì bạn nên đưa bé đi khám lại.
Để kiểm tra chính xác xem bé có nhiễm HP hay không thì cần làm xét nghiệm kiểm tra HP như: Nội soi dạ dày xét nghiệm HP, Test thở tìm vi khuẩn HP, Xét nghiệm phân, Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP
Chúc bạn và gi đình mạnh khỏe.
Linh says
Chào bsi à
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ cho chúng tôi theo số:0986 316 151/0903 294 739
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Đặng thị thìn says
Con em nay đươc 30 thang tuổi ho hơn tháng nay.chau bi viêm phế quản phổi.da uống thuốc.tái khám thì bsy nói phổi và hong không sao nhưng cháu ho thì hoàn toàn ko hết chi bớt thôi.bsy ngi cháu bi hp nên kêu cha mẹ đi khám.xin hỏi chuyên gia có phải cháu bị nhiễm khuẩn hp ko
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ bé nhà bạn ngoài biểu hiện ho lâu ngày không khỏi có còn các biểu hiện khác về dạ dày như: đau bụng, buồn nôn, ợ oi, …Sau điều trị không khỏi dứt điểm bạn có thể bé đến các cơ sở y tế tuyến trên uy tín để thăm khám xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và có chỉ định điều trị phù hợp.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,