Rất nhiều trẻ em trong độ tuổi 6-12 bị đau bụng, đau tái đi tái lại nhưng cha mẹ không để ý. Có trẻ hay bị ợ hơi, ợ chua, cha mẹ lại cho rằng… trẻ ăn không tiêu. Có khi trẻ đột ngột ói ra máu nhưng cha mẹ không biết vì sao.
Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết – trưởng khoa tiêu hóa gan mật Bệnh viện Nhi Đồng 2 – cho biết đó là một vài triệu chứng gợi ý có thể trẻ đã bị viêm dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp, H.pylori).
Theo bác sĩ Ngọc Tuyết, có ít nhất 50% dân số thế giới bị nhiễm Helicobacter pylori, nhưng hầu hết người bị nhiễm không có biểu hiện để nhận biết bệnh.
Trẻ em ở những nước nghèo, đang phát triển bị viêm dạ dày – tá tràng (VDDTT) do H.pylori nhiều hơn trẻ em các nước phương Tây. Ví dụ ở Ấn Độ có tới 60% trẻ bị VDDTT do nhiễm H.pylori, nhưng ở Pháp chỉ có 3,5% trẻ bị.
Nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Đồng 2 ở trẻ bị đau bụng từ ba tháng hoặc trên ba tháng cho thấy có đến 33,6% trẻ bị viêm VDDTT do H.pylori. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, bình quân mỗi tháng có 30-40 trẻ phải nhập viện điều trị nội trú vì viêm VDDTT , chưa kể số bệnh nhi bệnh nhẹ được điều trị ngoại trú.
PV: Xin bác sĩ cho biết trẻ ở độ tuổi nào dễ bị viêm VDDTT do H.pylori và có những triệu chứng gì? Cách chăm sóc khi trẻ bệnh ra sao?
BS: Theo nghiên cứu của bệnh viện chúng tôi, trẻ nhỏ nhất mắc bệnh là hai tháng tuổi và cao nhất 15 tuổi, tuy nhiên tuổi trung bình mắc bệnh nhiều nhất trong khoảng 6-12 tuổi. Khi bị viêm VDDTT do H.pylori, trẻ thường bị đau bụng tái đi tái lại ở vùng thượng vị (trên rốn), cơn đau có khi đánh thức trẻ thức dậy lúc nửa đêm. Kèm theo chứng đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, nôn ói, biếng ăn, có khi ói ra máu, đi phân đen.
Khi trẻ bị bệnh, nên cho trẻ ăn uống theo chế độ bồi dưỡng, ăn thức ăn dễ tiêu (tránh dầu mỡ nhiều, không uống cà phê, trà, các chất có chứa cồn), không nên uống nước ngọt; tránh sử dụng một số thuốc gây ăn mòn niêm mạc dạ dày như Aspirin…
PV: VDDTT do H.pylori có gây ảnh hưởng gì cho trẻ, thưa bác sĩ?
BS: Về mặt sức khỏe, nếu bệnh không được phát hiện, điều trị kịp thời thì trẻ dễ bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Về lâu dài bệnh khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu mãn tính.
Đặc biệt, biến chứng xa của bệnh đã được nhiều nghiên cứu lý giải là có mối liên hệ về dịch tễ học giữa nhiễm H.pylori mãn tính (có thể nhiễm từ thuở ấu thơ) với sự phát triển ung thư tuyến dạ dày và lymphoma dạ dày khi trưởng thành.
PV: Xin bác sĩ cho lời khuyên về biện pháp phòng ngừa bệnh?
BS: Do là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, vì vậy cần phải giữ gìn vệ sinh ăn uống (rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, không ăn uống hàng rong…). Ở trẻ em sống trong gia đình đông đúc, mức sống kinh tế thấp, thiếu tiện nghi vệ sinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Nên đưa trẻ đi khám bệnh khi trẻ có các triệu chứng gợi ý như trên để được làm các xét nghiệm chuyên khoa chẩn đoán: nội soi VDDTT, kết hợp sinh thiết tìm vi khuẩn H.pylori, tìm kháng nguyên vi khuẩn H.pylori trong phân…
Lưu ý, nếu không cải thiện môi trường sống, không giữ gìn vệ sinh khi ăn uống… thì trẻ vẫn có thể bị tái nhiễm H.pylori.
Theo Tuổi trẻ
Nghia says
Xin bác sĩ cho hỏi , con tôi bị đau bụng dưới phần rốn, tái đi tái lại nhiều lần không khỏi biểu hiện như trên nó là hiện tượng của bệnh đau bụng gì, và phương án điều trị ra sao
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng trên nếu tái diễn trong thời gian dài có thể là một dấu hiệu gợi ý tới bệnh lý dạ dày. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lý dạ dày, tùy theo nguyên nhân mà cách điều trị khác nhau. Do đó bạn nên đưa bé tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhi lớn, có đủ điều kiện thăm khám xét nghiệm để kiểm tra, xác định đúng nguyên nhân và điều trị cho bé. Khi có kết quả thăm khám bạn có thể gửi lại cho chúng tôi cùng theo đơn thuốc để được tư vấn tiếp.
Chúc bạn mạnh khỏe,
luận says
bé nhà mình 4 tuổi hôm trước đi khám bác sỹ bảo bị viêm dạ dày
bé chỉ mới siêu âm, chưa làm xét nghiệm máu để kiểm tra . vậy có đúng bé mắc dạ dày không
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Dựa trên hình ảnh siêu âm rất khó để chuẩn đoán chính xác cũng như xác định mức độ tổn thương thực sự bên trong dạ dày. Có thể bé đã có những biểu hiện rât đặc trưng của bệnh và cộng thêm hình ảnh siêu âm nữa mà bác sỹ đưa ra chuẩn đoán viêm dạ dày.
Để chuấn đoán một cách chính xác cũng như quyết định điều trị theo phác đồ hay không bạn nên đưa bé tới cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương, tại đây bác sỹ có thể nội soi dạ dày cho bé.
Khi có kết quả thăm khám bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi để nhận được tư vấn tiếp theo.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Ngọc says
Bé nhà mình 4 tuổi đi khám bs kêu bị viêm phù nề xung huyết hang vị . Và dương tính với khuẩn hp. Mà trong nhà mọi người đều bị bệnh liên quan đến dạ dày vậy có phải bé nhà mình lây hp từ ng lớn k
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đa số trẻ em bị lây nhiễm khuẩn HP từ người lớn, nhất là từ bố mẹ. Khi trẻ bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn Hp, bạn cần chú ý cho bé điều trị thật tốt, tránh để bệnh kéo dài thành mạn tính gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé và làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày khi trưởng thành. Chúng tôi có một số lời khuyên cho bạn như sau:
– Trước tiên, bé sẽ được điều trị với một phác đồ khá nhiều thuốc bao gồm các kháng sinh, thuốc giảm tiết acid dạ dày do bác sỹ thăm khám trực tiếp kê đơn. Các loại thuốc này cần uống đúng liều, đủ thuốc, đúng thời gian nên bạn chú ý cho bé uống thuốc nghiêm chỉnh. Trong quá trình sử dụng thuốc bé có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, tiêu chảy. Khi đó bạn không được tư ý ngừng thuốc mà có thể liên hệ lại với thầy thuốc để được hướng dẫn.
– Hiện nay việc tiệt trừ Hp ở trẻ gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ thất bại điều trị và kháng thuốc rất cao. Khi bị thất bại điều trị lại không có nhiều phác đồ kế tiếp để chọn giống như người lớn. Vậy nên để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn nên cho bé sử dụng phác đồ kết hợp cùng kháng thể kháng Hp là OvalgenHP (GastimunHP) liều tấn công 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 4 tuần.
– Khi tới lịch hẹn tái khám, bạn bắt buộc đưa con đi xét nghiệm kiểm tra lai xem đã hết HP chưa. Trường hợp đã âm tính với Hp nên tiếp tục duy trì GastimunHP với liều 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng để dự phòng tái nhiễm Hp.
– Về chế độ ăn bạn cho con ăn uống bình thường, đủ chất dinh dưỡng, nên chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Kiêng đồ ăn chua, cay, nóng, đồ uống có gas. Hạn chế các thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ.
– Các thành viên trong gia đình cần điều trị đồng thời với bé để tránh tình trạng nhiễm chéo, tái nhiễm sau điều trị.
Chúc bé sớm điều trị thành công,
trương thi thủy says
con e 11t .bac sĩ chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng.uông thuốc 1t đã đỡ .vây e cho cháu uống tinh bột nghệ có được không
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Chúng tôi không thấy bạn đề cập tới việc bé có bị nhiễm khuẩn Hp hay không, nhưng hầu hết các trường hợp viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em đều có liên quan tới nhiễm khuẩn Hp. Bạn kiểm tra lại, nếu đúng là bé có nhiễm khuẩn Hp thì kết thúc đợt điều trị, nghỉ thuốc đủ thời gian bạn sẽ cần đưa bé đi xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn HP lại để đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị và có hướng xử trí tiếp theo.
Nghệ có chứa curcumin có tác dụng giảm viêm dạ dày, bạn có thể cho bé sử dụng được.
Nếu cần hỗ trợ thêm về nhiễm khuẩn Hp và bệnh lý dạ dày bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline: 0903 294 739 hoặc tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 26 82 nhánh số 2 để được hỗ trợ.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,