Nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là nguyên nhân khiến bệnh lý dạ dày trở nên dai dẳng khó dứt, bệnh thường có tiến triển nặng hơn so với những đối tượng bị bệnh dạ dày nhưng không có vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn Hp không có dấu hiệu đặc trưng, cho nên để biết có vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không, nhất thiết phải làm các xét nghiệm ngoài việc thăm khám lâm sàng.
Nội dung chính
Nên xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp khi nào?
Theo cơ quan kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm vi khuẩn Hp khi cơ thể có những biểu hiện báo động về bệnh như viếm loét tá tràng, viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, bệnh nhân có tiền sử bị viêm loét hoặc người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng nhiễm Hp sau đây, cần làm xét nghiệm Hp.
- Người bệnh cảm thấy miệng đắng và có cảm giác nuốt nghẹt.
- Triệu chứng thứ hai rất dễ nhận biết của người bị nhiễm khuẩn Hp đó là hiện tượng thiếu máu không rõ nguyên nhân, da mặt người bệnh xanh xao, nhợt nhạt.
- Người bệnh có khối u xuất hiện trên vùng bụng và thường có triệu chứng nôn, nôn khan vào buổi sáng sớm hoặc giảm cân không có chủ ý.
Bên cạnh đó, một số trường hợp đặc biệt cần tiến hành xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn Hp ngay lập tức. Đó là trường hợp bạn có người thân như anh, chị, em hoặc bố, mẹ mắc bệnh ung thư dạ dày thì khả năng mắc các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng hay ung thư dạ dày ở bạn sẽ rất cao nếu nhiễm vi khuẩn HP. Chính vì điều đó, cho dù bạn có các xuất hiện hay không xuất hiện bất kỳ triệu chứng đau nào, tốt nhất bạn vẫn nên làm xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn Hp và điều trị, ngăn ngừa bệnh lý này xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có nghĩa vụ cần phải làm các xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp. Bởi theo các chuyên gia của Hội khoa tiêu hóa Việt Nam, vi khuẩn Hp thường chung sống “hòa bình” trong dạ dày con người dưới dạng cộng sinh, đôi bên cùng có lợi. Do đó, người bệnh chỉ đi kiểm tra vi khuẩn Hp nếu thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ về bệnh viêm loét dạ dày, tránh các trường hợp người khỏe mạnh đi xét nghiệm gây lãng phí tiền bạc.
Các test kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ được các bác sỹ chỉ định tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Điều kiện vật chất và kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh: cơ sở khám chữa bệnh có những test kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày nào?
- Yêu cầu xét nghiệm nhanh hay chậm: nếu bệnh không phải cấp tính và bệnh nhân có thể chờ đợi kết quả thì bác sỹ sử dụng các test chậm hơn như nuôi cấy vi khuẩn.
- Các yêu cầu khác kèm theo việc kiểm tra nhiễm khuẩn Hp: bệnh nhân có cần kiểm tra tình trạng tổn thương dạ dày không, có cần làm xét nghiệm kháng sinh đồ không?
4 phương pháp xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp
Dựa vào tình trạng và triệu chứng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra các phương pháp xét nghiệm khác nhau. Chẳng hạn như nếu cơ thể bệnh nhân có các biểu hiện bất thường, người bệnh sẽ được nội soi dạ dày cùng với xét nghiệm Hp bằng cách test ure. Trong trường hợp, cơ thể không có bất kỳ báo động nào, test hơi thở không cần nội soi là điều cần thiết.
Một số phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp chính xác và phổ biến nhất hiện nay như sau:
Nội soi làm sinh thiết kiểm tra vi khuẩn Hp
Bác sỹ dùng một ống nội soi nhỏ xâm nhập vào dạ dày qua ống thực quản tới dạ dày. Bác sỹ sẽ lấy một mảnh sinh thiết quanh vị trí có tổn thương dạ dày để làm xét nghiệm Clo Test hoặc nuôi cấy vi khuẩn, hoặc chỉ đơn giản là nhìn hình thái của tổn thương dạ dày, bác sỹ có thể chẩn đoán sơ bộ tình trạng nhiễm khuẩn Hp của bệnh nhân.
Đối với xét nghiệm này, bác sỹ không những chẩn đoán chính xác được tình trạng nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày của bệnh nhân, đồng thời còn đánh giá được mức độ tổn thương, vị trí tổn thương và đưa ra các phán đoán về diễn biến của bệnh và phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Chính vì vậy, sẽ không ngạc nhiên, nếu như bạn tới phòng khám với tình trạng đau dạ dày và rất có khả năng được bác sỹ chỉ định nội soi dạ dày. Một dạng thủ thuật không hề dễ chịu cho bệnh nhân. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, đây là thủ thuật vô cùng quan trọng để đánh giá tình trạng tổn thương dạ dày mà không có xét nghiệm nào có thể làm được. Ngoài ra, nếu bạn đã từng điều trị vi khuẩn Hp mà không thành công thì bác sỹ có thể chỉ định làm kháng sinh đồ để xem vi khuẩn Hp đã kháng thuốc chưa, còn có thể sử dụng phác đồ thuốc nào dành cho bạn.
Nội soi dạ dày có thể giúp đánh giá mức độ tiến triển của bệnh dạ dày do Hp gây ra
Test thở Ure
Bạn sẽ được đưa một thiết bị và thở vào đó. Hiện nay có 2 dạng, test thở sử dụng bóng – bạn thổi vào thiết bị giống quả bóng, test thở sử dụng thẻ – bạn thổi vào thiết bị giống 1 chiếc thẻ ATM. Sau đó hơi thở của bạn được đánh giá trên thiết bị phân tích và có chỉ số đánh giá xem bạn có dương tính với Hp hay không. Nếu dương tính với Hp tức là bạn đã nhiễm Hp, còn âm tính thì ngược lại.
Test thở này cũng cho kết quả rất chính xác và được khuyến khích sử dụng trên mọi đối tượng do test diễn ra nhanh, bệnh nhân không bị can thiệp, có thể dùng dễ dàng trên trẻ em. Tuy nhiên, chi phí 1 test này ở Việt Nam thường nằm trong khoảng 400.000 – 600.000 thậm chí cao hơn, tùy vào cơ sở khám, thiết bị khám, cho nên không phải ai cũng có điều kiện để chi trả. Test hơi thở này đặc biệt hữu ích đối với những người đã điều trị vi khuẩn Hp và cần đánh giá lại hiệu quả tiệt trừ Hp.
Bạn cũng cần lưu ý, hiện nay có 2 loại test thở khác nhau, 1 loại sử dụng C13 (Carbon 13), một loại sử dụng C14 (Carbon14) có giá thành khác nhau và đối tượng chỉ định cũng có khác nhau. Loại sử dụng C14 có giá thành rẻ hơn nhưng C14 là yếu tố phóng xạ cho nên hạn chế sử dụng trên đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Trước khi thăm khám và kiểm tra ở các cơ sở, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu được biết loại xét nghiệm mình làm là C13 hay C14 để có quyết định phù hợp. Do tính chất, test thở là loại test mới ở Việt Nam, nên có ít thông tin tra cứu, vì vậy bạn cần trang bị kiến thức để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.
Để biết thêm thông tin về xét nghiệm này, bạn có thể liên hệ với số điện thoại 0986 316 151 để được chuyên gia của GastimunHP tư vấn cụ thể.
Xét nghiệm phân
Vi khuẩn Hp nếu có trong dạ dày sẽ được thải trừ thường xuyên qua phân. Xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang giúp phát hiện vi khuẩn Hp trong phân một cách chính xác. Đây cũng là một xét nghiệm chính xác, được ưu tiên sử dụng trong đánh giá nhiễm khuẩn Hp.
Mặc dù dễ dàng thực hiện đối với bệnh nhân, kết quả chính xác, chi phí hợp lý nhưng test này không cho kết quả nhanh chóng nên không phải là test nhanh. Ngoài ra, việc lấy phân đi xét nghiệm cũng còn nhiều vấn đề về vệ sinh, tiện lợi cho người bệnh và kỹ thuật viên.
Xét nghiệm máu
Khi bạn nhiễm khuẩn Hp, cơ thể bạn sẽ sinh ra kháng thể kháng Hp, loại kháng thể này được lưu hành trong máu và có thể phát hiện được bằng xét nghiệm kháng thể trong máu. Test này diễn ra trong thời gian …. Và có mặt ở hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh cấp tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tuy nhiên, đây không phải loại xét nghiệm được ưu tiên thực hiện, chỉ những cơ sở không có phương pháp xét nghiệm nào khác mới thực hiện xét nghiệm này. Lý do là vì vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở một số khu vực khác như khoang miệng, xoang, đường ruột nhưng hoàn toàn không gây bệnh. Lý do thứ hai là mặc dù vi khuẩn Hp trong dạ dày đã bị tiệt trừ hết, tuy nhiên, kháng thể kháng Hp vẫn có thể lưu hành trong máu trong thời gian một vài tháng tới một vài năm sau đó. Nếu dựa vào đó để chẩn đoán nhiễm Hp rất dễ xảy ra tình trạng dương tính giả.
Xét nghiệm máu để kiểm tra Hp là xét nghiệm thiếu chính xác nhất
Lưu ý trước khi test kiểm tra vi khuẩn HP
Tùy vào từng phương pháp test kiểm tra vi khuẩn Hp mà người bệnh cần lưu ý những điểm khác nhau trước khi test Hp.
Phương pháp kiểm tra hơi thở phát hiện Hp
Khi thực hiện test kiểm tra hơi thở, người bệnh không nên ăn uống trước khi test ít nhất từ 4 – 6 giờ đồng hồ. Trước khi kiểm nghiệm 2 tuần, bạn cần phải ngừng sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc bismuth như Pepto-Bismolbismuth. Cụ thể như sau:
- Dừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi làm test hơi thở ure ít nhất 4 tuần.
- Dừng uống thuốc Sucralfate khoảng 2 tuần trước khi xét nghiệm
- Dừng thuốc ức chế bơm proton ít nhất 1 tuần.
Đối với biện pháp xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp
Thường mẫu phân xét nghiệm sẽ được thu thập ngay tại nhà trong công cụ y tế bác sĩ phát. Tuy nhiên, trước khi làm thí nghiệm kiểm tra phân, người bệnh không được sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc kháng acid, thuốc trung hòa acid dạ dày hay thuốc bismuth hoặc thuốc bọc vết loét dạ dày,… ít nhất 2 tuần.
Ngoài việc lấy phân đi làm xét nghiệm còn nhiều vấn đề vệ sinh, người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Đối với phương pháp nội soi sinh thiết chẩn đoán Hp
Người bệnh cần nhịn ăn tối thiếu 6 giờ trước khi tiến hành nội soi, Ngoài ra, bệnh nhân nên trang bị thêm kiến thức cũng như chuẩn bị tinh thần, bởi xét nghiệm cũng có thể gây ra một vài ảnh hưởng nhỏ đến sức khỏe.
Trên đây là một số test thường được sử dụng để kiểm tra nhiễm Hp nhất. Mỗi loại xét nghiệm sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau. Bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn loại xét nghiệm phù hợp khi bạn đi thăm khám. Tuy nhiên, bạn cần trang bị kiến thức tổng quan như trên để tránh những lo lắng không cần thiết, cũng như hiểu hơn về tình trạng nhiễm khuẩn Hp của mình cũng như tự bảo vệ mình trước các thông tin truyền miệng, thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng về xét nghiệm Hp.
Nếu bị nhiễm vi khuẩn HP bạn có thể tham khảo bài viết: Phác đồ diệt vi khuẩn HP mới nhất
Hoặc khi có bất kỳ thắc mắc liên quan tới các xét nghiệm nhiễm khuẩn Hp, bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra hoặc các bệnh lý dạ dày khác, hãy gọi ngay theo số điện thoại 0986 316 151 để được các chuyên gia của GastimunHP tư vấn.
Minh Quoc says
trước tôi có bị loét dạ dày hp+ điều trị 1 đợt nhung vẫn còn, tôi uống nghệ được 2 tuần thấy ko còn đau hay nóng rát gì nữa, vậy có cần khám lại ko bác sỹ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trong trường hợp có loét dạ dày thì việc điều trị tiệt trừ HP là bắt buộc. Nếu chưa diệt trừ hết Hp bạn cần thăm khám lại để tiếp tục điều trị nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyệt says
Nếu con tôi bị nhiễm hp thì cháu cần phải điều trị như thế nào? Vì tôi đã từng chữa khỏi nhueng con tôi làm tôi bị lây lại
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đối với trẻ nhỏ, nếu nhiễm HP nhưng không có biểu hiện triệu chứng thì không điều trị diệt HP bằng phác đồ kháng sinh. Lý do là phác đồ kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, hơn nữa nếu sử dụng không hợp lý có thể làm gia tăng tình trạng đề kháng kháng sinh.
Trong trường hợp của bạn, chúng tôi khuyên sau khi điều trị khỏi bạn nên chủ động phòng ngừa tái nhiễm cho mình bằng cách thường xuyên sử dụng kháng thể thụ động kháng HP là OvalgenHP (có trong sản phẩm GastimunHP). Liều dùng phòng ngừa là 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại trong 3 tháng liên tiếp sau đó nghỉ 1 -2 tháng rồi lặp lại.
Đối với con, nếu bạn muốn chủ động phòng ngừa bệnh dạ dày do khuẩn HP cũng có thể dùng GastimunHP với liều tấn công 2 gói/ngày x 6-12 tuần để làm giảm dần tải lượng HP về mức âm tính.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Trần Xuân Thịnh says
Khoảng 2 năm trước e bị trào ngược dạ dày đi nội soi thì chuẩn đoán là viêm loét dạ dày, ăn uống khó khăn, qua điều trị thì vẫn chưa hoàn toàn hết (do e có sử dụng nhìu rượu bia). Đến nay thì tình trạng đó vẫn còn và hay đau vùng thượng vị (có sd rượu bia) e rất sợ nội soi nên e muốn hỏi e có thể test hơi thở ure với trường hợp trên đc ko, cụ thể như thế nào.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nội soi dạ dày là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh lý dạ dày, cho phép bác sỹ phát hiện chính xác các tổn thương bên trong lòng ống tiêu hóa. Đối với test thở thì đây là một phương pháp không xâm lấn để kiểm tra vi khuẩn HP, không đánh giá được mức độ tổn thương tại dạ dày. Theo chúng tôi, trường hợp của bạn nên nội soi dạ dày để kiểm tra lại. Bạn có thể sử dụng phương pháp nội soi gây mê nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,