Trong bài viết Các test kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày chúng tôi đã đề cập tới các phương pháp kiểm tra nhiễm khuẩn Hp dạ dày chung cho các đối tượng cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh gửi cho chúng tôi với nội dung như “con tôi 2 tuổi có thể kiểm tra nhiễm Hp không?”, “Con tôi rất sợ nội soi, phải kiểm tra nhiễm Hp như thế nào”, “tôi cho bé xét nghiệm máu kiểm tra Hp nhưng bác sỹ nói rằng kết quả không đáng tin cậy. Vậy tôi phải làm sao….”… Và còn rất nhiều vấn đề khác mà phụ huynh thường gặp.
Test thở UBT là một biện pháp phổ biến, đơn giản kiểm tra Hp ở trẻ em
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bậc phụ huynh là “Nên kiểm tra nhiễm khuẩn Hp cho trẻ em như thế nào?”
Đối tượng trẻ em như thế nào cần xét nghiệm kiểm tra Hp?
Không phải trẻ em nào cũng nên đi kiểm tra nhiễm Hp dạ dày. Những đối tượng trẻ em có bệnh lý nghi do vi khuẩn Hp gây ra, hoặc trẻ đang cần theo dõi quá trình điều trị bệnh do vi khuẩn Hp gây ra mới cần làm xét nghiệm kiểm tra.
Trẻ bị nhiễm Hp từ sớm, tuy nhiên thường trẻ trên 2 tuổi mới có biểu hiện bệnh lý do vi khuẩn Hp gây ra như đau bụng quấy khóc thường xuyên, chán ăn, hay nôn chớ, thiếu máu, xanh xao. Đối với trẻ trên 10 tuổi, các biện pháp kiểm tra Hp thông thường sẽ áp dụng hoàn toàn giống như ở người lớn và đã được đề cập trong bài viết: Các test kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày. Chính vì vậy, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào nhóm đối tượng trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi, từ 5-10 tuổi.
Các phương pháp xét nghiệm Hp thường tiến hành với trẻ em
1. Nội soi gây mê
Phương pháp nội soi gây mê được chỉ định khi bác sỹ nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn Hp, có tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Việc nội soi được tiến hành với bác sỹ chuyên nội soi tiêu hóa cho trẻ em, bác sỹ gây mê. Đây là phương pháp xác định chắc chắn có nhiễm Hp tại dạ dày và đồng thời quan sát được trực tiếp tình trạng viêm nhiễm tại dạ dày trẻ. Trong quá trình nội soi, bác sỹ sẽ lấy một mẩu sinh thiết dạ dày để thử nghiệm test Urease và nhuộm soi trên kính hiển vi để biết trẻ có bị nhiễm Hp hay không.
Kết quả sẽ được thể hiện là Hp âm tính (Hp -) hoặc Hp dương tính (Hp +) với nhiều mức độ nhiễm khác nhau (Hp + hoặc Hp ++, hoặc Hp +++, hoặc Hp ++++) trong đó Hp ++++ là lượng vi khuẩn Hp trong dạ dày ở mức cao nhất.
Tuy nhiên, một số trẻ không thể nội soi gây mê do quá nhỏ hoặc không hợp tác hoặc gia đình không muốn cho trẻ nội soi gây mê thì có thể thực hiện việc kiểm tra Hp theo hai cách sau đây:
2. Test thở UBT
Đo nồng độ chất phóng xạ đánh dấu mà vi khuẩn Hp thải ra qua quá trình chuyển hóa của nó, ra ngoài bằng hơi thở. Đây là xét nghiệm có độ tin cậy rất cao (gần 100% chính xác), dễ làm, không độc hại và không gây bất cứ khó chịu gì cho trẻ nên có thể tiến hành cho trẻ rất nhỏ, miễn là trẻ biết cách phối hợp thở ra.
Hiện nay có hai loại test thở phân biệt theo cơ chế đo của thiết bị và loại Carbon được sử dụng. Mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng. Test thở với carbon 14 (C14) vừa rẻ tiền, vừa không cần trang thiết bị đắt tiền để đo lường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân là trên hết, thầy thuốc ngày nay dùng chất phóng xạ rất ít tác dụng phóng xạ (hoàn toàn vô hại cho trẻ) là carbon 13 (C13), dù phải đổi cái giá đắt tiền hơn cả để mua hóa chất và mua máy đo phóng xạ chuyên biệt.
3. Test phân
Giúp tìm HP thải ra ngoài theo phân: Đây cũng là một XN rất đơn giản, dễ làm, có độ tin cậy rất cao (95-100%) và hoàn toàn vô hại cho trẻ. Nhược điểm cơ bản là phụ huynh cần phải được hướng dẫn cách lấy phân cho trẻ, về vấn đề vệ sinh và kết quả cũng không có nhanh như các phương pháp trên đây.
Ngoài ra còn một xét nghiệm có thể sử dụng để kiểm tra nhiễm Hp là Xét nghiệm máu. Cơ chế của xét nghiệm máu là tìm ra kháng thể chống vi khuẩn Hp lưu hành trong máu của bệnh nhân để xác định xem bệnh nhân đã từng tiếp xúc với vi khuẩn Hp chưa. Tuy nhiên, vì kháng thể chống Hp có thể lưu hành trong máu bệnh nhân nhiều ngày ngay cả sau khi bệnh nhân đã được điều trị triệt để vi khuẩn Hp cho nên xét nghiệm này không chính xác nếu trong quá khứ bệnh nhân đã có tiền sử nhiễm Hp, điều trị nhiễm Hp và không được khuyến cáo sử dụng trong điều trị hiện nay.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản để xét nghiệm vi khuẩn Hp cho trẻ em. Nhìn chung, các bậc phụ huynh sẽ được khuyến cáo biện pháp xét nghiệm phù hợp với tình trạng của trẻ. Các bậc phụ huynh có thể yêu cầu bác sỹ về những lợi ích và nguy cơ cũng như phương pháp chi tiết tiến hành các xét nghiệm trên để đảm bảo yên tâm khi cho trẻ đi thăm khám.
Chuyên gia GastimunHP
Nguyễn Vũ Linh says
Bé nhà e gần 4 tuổi thì có test hp bằng hơi thở được không bác sĩ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bé 4 tuổi có thể làm test thở được rồi bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Huỳnh giao says
Bé nhà mình 20 tháng bé chơi hay bị nôn mún ối mình đi xét nghiệm máu cho bé bị vi khuẩn hp vậy kết quả có chích xác không ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Tình trạng nôn ói ở trẻ có thể gợi ý tới một số bệnh lý khác nhau như trào ngược, dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hoặc có thể do bạn cho bé ăn quá no và vận động ngay sau ăn. Để tìm nguyên nhân, bạn nên đưa bé tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhi để thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe,