Bệnh lý dạ dày gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) được nhắc tới nhiều hơn cả bởi mức độ nguy hiểm, biến chứng và khó khăn trong điều trị. Nhận thức của cộng đồng các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam về loại vi khuẩn này còn hạn chế, dẫn tới sự chủ quan trong quá trình điều trị. Hậu quả là bệnh không được điều trị triệt để dẫn tới gia tăng gánh nặng bệnh tật và chi phí cho bệnh nhân.
Hội nghị khoa học tiêu hóa toàn quốc lần thứ 21 diễn ra trong ngày 13 và 14 tháng 11 năm 2015 thì đã dành ra khoảng 1/3 tổng thời gian để nói về vấn đề Ung thư dạ dày và vấn đề nhiễm khuẩn Hp. Cũng tương tự như các hội nghị tiêu hóa khác trên thế giới, hai vấn đề Nhiễm khuẩn Hp và Ung thư dạ dày luôn là những vấn đề được bàn luận nhiều nhất. Ngoài ra, các vấn đề xử lý biến chứng của bệnh lý dạ dày cũng chiếm một phần quan trọng trong các chương trình. Dễ thấy rằng, trong khi người dân vẫn còn chưa lường được hết mức độ nguy hiểm của bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp thì các nhà khoa học đã và đang hết sức vất vả để giải quyết tình các bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra cả trên người lớn lẫn trẻ em. Dẫn lời Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ Tạ Long, Chủ tịch Hội khoa học tiêu hóa Việt Nam “Vấn đề về Helicobacter pylori mặc dù được nhắc lại nhiều lần trong tất cả các hội nghị nhưng đây chưa bao giờ là vấn đề cũ…”
Hình ảnh hội nghị Khoa học tiêu hóa toàn quốc, 2015
Vi khuẩn Hp có thể gây những bệnh gì?
Vi khuẩn Hp có thể gây ra Viêm dạ dày tá tràng cấp và mạn tính, Loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày và các biến chứng khác như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày. Vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày (theo WHO, 1994). Mặc dù thường gây bệnh ở người lớn, nhưng vi khuẩn Hp cũng có thể gây bệnh ở trẻ em. Thống kê cho thấy, ngày càng nhiều các ca bệnh trẻ phải nhập viện vì viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày do vi khuẩn Hp, hay những ca trẻ em bị xuất huyết tiêu hóa do biến chứng bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp gây ra… Số lượng bệnh nhân bị bệnh do vi khuẩn Hp ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ trầm trọng.
Trên thực tế, các bệnh như viêm dạ dày nếu không có vi khuẩn Hp thì việc điều trị hết sức đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, khi có vi khuẩn Hp, mục tiêu điều trị bệnh là phải loại trừ hoàn toàn vi khuẩn Hp bằng phác đồ điều trị có ít nhất hai thuốc kháng sinh liều cao kéo dài với thuốc ức chế acid dạ dày.
Điều trị bệnh dạ dày, phải diệt triệt để vi khuẩn Hp
Kháng sinh diệt vi khuẩn Hp ngày càng kém hiệu quả do vi khuẩn kháng thuốc gia tăng
Tất cả bệnh nhân bệnh dạ dày đều cần được kiểm tra có nhiễm khuẩn Hp không. Khi xác định bệnh nhân có nhiễm khuẩn Hp, mục tiêu điều trị bệnh là tiêu diệt vi khuẩn Hp và giảm triệu chứng cho bệnh nhân. Thông thường một phác đồ điều trị vi khuẩn Hp gồm hai loại thuốc kháng sinh cùng một thuốc giảm tiết acid dạ dày. Những đối tượng cần phải điều trị vi khuẩn Hp như người bị bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp, người bị Ung thư dạ dày, người có nguy cơ Ung thư dạ dày cao do có người thân trong gia đình bị Ung thư dạ dày… Hậu quả của việc không điều trị triệt để vi khuẩn Hp là bệnh dạ dày tái phát dai dẳng, không hết, dễ dẫn tới các biến chứng trên dạ dày như chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
Hiện nay, vi khuẩn Hp đã trở lên kháng thuốc với tỷ lệ cao. Tại Việt Nam, tỷ lệ Hp kháng thuốc Metronidazol lên tới 70%, Clarithromycin lên tới 50% ở một số khu vực. Chính vì vậy, phác đồ điều trị vi khuẩn Hp không còn phát huy được hiệu quả như trước đây, tỷ lệ thất bại gia tăng.
Sử dụng kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp là hướng đi mới trong hỗ trợ điều trị nhiễm Hp
Bên cạnh kháng sinh, kháng thể là một hướng ứng dụng tiềm năng trong kiểm soát nhiễm khuẩn Hp. Tại Nhật Bản, các nhà khoa học đã thành công trong việc ứng dụng kháng thể OvalgenHP có tác dụng ức chế đặc hiệu men urease- yếu tố sống còn giúp vi khuẩn hp xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng trong dạ dày, thông qua đó giúp giảm tải lượng vi khuẩn HP. Từ khi được sử dụng tại Nhật Bản trong các chế phẩm thực phẩm, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp trong cộng đồng giảm xuống rõ rệt, đặc biệt là trên đối tượng trẻ nhỏ.
Ngay cả trên các nghiên cứu với bệnh nhân nhiễm Hp sử dụng độc lập OvalgenHP cũng có khả năng âm tính vi khuẩn Hp sau 2-3 tháng sử dụng(Theo nghiên cứ tại Nhật Bản). OvalgenHP sẽ là một giải pháp hữu hiệu giúp giảm nguy cơ lây nhiễm tái nhiễm và lây nhiễm vi khuẩn Hp, một vấn đề nhức nhối với các chuyên gia. Đây là phương pháp đột phá của Nhật Bản mà mỗi người nên biết và mỗi bệnh nhân nên trang bị trong gia đình mình
Độc giả cần tìm hiểu về các kiến thức về bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra và các biện pháp xét nghiệm, điều trị bệnh lý này, xin vui lòng đặt câu hỏi cho chuyên gia của chúng tôi trên website, hoặc gọi điện tới số 0986 316 151/0903 294 739 để được tư vấn cụ thể.
Minh Tâm