Đau bao từ hay còn gọi là đau dạ dày là một triệu chứng của các bệnh lý liên quan tới dạ dày như loét và viêm dạ day.... Bệnh lý dạ dày có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau, nhưng người lớn thường dễ mắc bệnh hơn trẻ nhỏ. Tuỳ theo vị trí và mức độ đau do viêm, loét mà có tên gọi khác nhau như viêm tâm vị, hang vị, viêm bờ cong nhỏ, viêm dạ dày (viêm bao tử), viêm dạ dày tá tràng, loét bờ cong nhỏ, loét tiền môn vị, ….
Nguyên nhân gây bệnh đau bao tử (dạ dày): Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạy dày tá tràng Ngoài ra bệnh còn do nguyên nhân khác như: thường xuyên dùng thuốc giảm đau NSAID, thói quen ăn uống sinh hoạt, stress, dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
Để điều trị bệnh lý đau bao tử(dạ dày) có hiệu quả cao thì cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Nội dung chính
Các thuốc điều trị đau bao tử (dạ dày)
1. Thuốc giảm tiết acid dịch vị
Gồm thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng histamin H2
Tên Nhóm | Tên Thuốc | Dạng thuốc | Liều dùng – Cách dùng |
Thuốc ức chế bơm proton | Omeprazole | Viên nang 20, 40 mg Tiêm: 40 mg/ống |
Thuốc có liêu dùng khác nhau tùy thuộc tình trạng và mức độ bệnh. Uống Trước ăn 30-60 phút |
Lansoprazol | Viên nang15, 30 mg | ||
Pantoprazole | Tiêm: ống/40 mg Viên nang: 20, 40mg |
||
Rabeprazole | Viên nén: 10, 20 mg | ||
Esomeprazol | Viên nén, viên nang: 20, 40 mg, gói bột 10 mg | ||
Thuốc kháng HistaminH2 | Cimetidin | Viên nén:200, 300, 400mg Tiêm: 300mg/2ml |
|
Ranitidine | Viên nén: 150 – 300mg Tiêm: 50mg/2ml |
||
Nizatidine | Viên nén: 10, 20, 30mg Tiêm: 50mg/2ml |
||
Famotidine | Viên nén: 20 – 40mg |
2. Thuốc kháng sinh
Điều trị đau bao tử (dạ dày) do vi khuẩn HP
Tên Nhóm | Tên Thuốc | Dạng thuốc | Liều dùng – Cách dùng |
Nhóm Betalactam | Amoxicillin | – Viên nang: 250mg, 500mg
– Viên nén: 125 mg, 250 mg, 500 mg và 1 g amoxicilin, dạng trihydrat. – Bột để pha hỗn dịch: Gói 250 mg amoxicilin dạng trihydrat. – Bột pha tiêm: Lọ 500 mg và 1 g amoxicilin dạng muối natri |
Người lớn: 1 g x 2 lần / ngày sau ăn Trẻ em: 50mg/kg/ngày tối đa 1g/ngày x 2 lần/ngày |
Nhóm 5 – nitroimidazole | Metronidazol | Viên nén 250 mg, 500 mg | Người lớn: 500mg x 2 lần/ ngày sau ăn Trẻ em: 20mg/kg/ngày tối đa 1000mg/ngày |
Tinidazol | Viên nén bao phim, viên nang 500mg | Người lớn: 500 mg x 2 lần / ngày sau ăn
|
|
Ornidazol | Viên nén 500mg | Người lớn: 500mg x 2 lần/ ngày sau ăn | |
Nhóm Macrolid | Clarithromycin | – Viên nén, viên nén bao phim 250 mg. 500 mg – Gói bột 125 mg – Bột pha hỗ dịch 125mg/ 5ml |
Người lớn: 500mg x 2 lần sau ăn Trể em: 15mg/kg/ngày tối đa 500mg/ngày x 2 lần/ngày |
Nhóm Quinolon | Levofloxacin | Viên nén 500 mg | Người lớn 500mg x 2 lần / ngày sau ăn.
Chưa có khuyến cáo sử dụng Levofloxacin cho trẻ em do tác dụng phụ của thuốc là ảnh hưởng đến sự phát triển sụn, xương |
Nhóm Tetraclin | Tetracyclin | Viên nén, viên nang, 250 mg , 500 mg | Người lớn 500 mg x 2 lần/ ngày sau ăn Chống chỉ định cho trẻ < 8 tuổi |
3. Thuốc trung hòa acid(Antacid)
Antacid là tên gọi nhóm hợp chất có tính bazơ nhẹ, khả năng trung hòa khi tác dụng với axit dạ dày và tạo tủa dạng gel. Thuốc tác dụng giảm đau và giảm các biểu hiện nóng rát nhanh nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Những hoạt chất chính trong nhóm thuốc Antacid là một số muối hydroxyd.
Thường dùng nhất trong điều trị là nhôm hydroxyd và magie hydroxyd, Natri bicarbonate, Calci carbonate
Một số biệt dược như Maalox, Gaviscon
4. Thuốc bao che niêm mạc dạ dày
Thuốc có tác dụng tạo kết dính với dịch dạ dày và che phủ giúp bảo vệ vùng tổn thương khỏi sự tấn công của acid dạ dày hoặc làm tăng tiết dịch nhầy củng cố thêm hàng rào bảo vệ dạ dày.
Do có tác dụng che phủ niêm mạc đường tiêu hóa nên các thuốc thuộc nhóm này có thể làm cản trở hấp thu một số dược chất khác. Vậy nên cần lưu ý tới phân chia thời gian sử dụng khi cần uống cùng các loại thuốc khác. Nên sử dụng khi đói để có tác dụng bao che niêm mạc dạ dày tốt nhất.
Các thuốc thường sử dụng: Sucralfatre, Bismuth Subcitrate.
Ngoài tác dụng bao che niêm mạc dạ dày thì Bismuth còn có tác dụng diệt vi khuẩn HP. Khi phối hợp Bismuth với kháng sinh làm tăng hiệu quả diệt vi khuẩn HP.
5. Thuốc an thần
Thường xuyên căng thẳng, stress mệt mỏi sẽ dễ gây ra hiện tượng co thắt dạ dày, kích thích nhu động ruột từ đó khiến tình trạng bệnh đau dạ dày thêm nghiêm trọng . Do đó viêc sử dụng thuốc an thần chống căng thẳng stress là sự cần thiết.
Thuốc thường sử dụng như: Sulpiride, rotundin
6. Thuốc giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn, chướng bụng
Đối với bệnh lý dạ dày thì thường gặp phải các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn,nôn, đầy bụng khó tiêu. Tùy vào các biểu hiện đi kèm mà bệnh nhân có thể được bác sỹ chỉ định thêm 1 số thuốc khác như thuốc chống đầy hơi (Simethicon), thuốc chống nôn (Domperidon), thuốc giảm đau do co thắt cơ trơn(papaverin, drotaverin…)
Trên đây là những thuốc được sử dụng trong điều trị đau bao tử(dạ dày). Tuy nhiên người bệnh không được tự ý sử dụng vì tùy theo tình trạng và mức độ và giai đoạn bệnh mà các bác sỹ sẽ chỉ định những thuốc phối hợp để điều trị hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân.
Hiện nay trong điều trị đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra thường gặp nhiều khó khăn do tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc tăng cao. Trong tình hình đó các Nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu thành công kháng thể chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP khi phối hợp với thuốc, hiệu quả ngay cả vi khuẩn HP đã kháng thuốc. Kháng thể OvalgenHP có tác dụng ức chế đặc hiệu men Urease của vi khuẩn Hp – yếu tố sống còn giúp vi khuẩn Hp có thể xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày đồng thời tiết ra độc tố gây bệnh cho dạ dày. Khi đưa vào cơ thể, OvalgenHP sẽ phát huy tác dụng thông qua 4 con đường: giảm khả năng sinh sống của vi khuẩn Hp trong môi trường acid dạ dày; chống bám dính vi khuẩn Hp vào niêm mạc dạ dày; gây tổn thương vách tế bào vi khuẩn Hp; kết tụ vi khuẩn Hp lại thành từng đám để tạo điều kiện cho miễn dịch cơ thể tóm giữ và tiêu diệt vi khuẩn.
Với con đường tác động như vậy, kháng thể OvalgenHP có thể sử dụng cho các đối tượng: Trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp có thể dùng phối hợp với thuốc giúp tăng hiệu quả điều trị hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Tìm hiểu thêm về phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn HP qua bài viết: Điều trị vi khuẩn HP