Chúng ta đều có thể bị đau dạ dày theo nhiều cách khách nhau. Nó gây ra nhiều vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Một số nguyên nhân gây ra đau dạ dày có thể là nhẹ và dễ điều trị, tuy nhiên cũng có nguyên nhân khiến việc điều trị không hề dễ dàng. Vậy có hay không một phương pháp chữa đau dạ dày nhanh nhất?
Nội dung chính
Nhận biết đau dạ dày
Đau dạ dày thường xảy ra ở vùng thượng vị hoặc vùng bụng phía bên trái với các cơn đau âm ỉ, nóng rát khó chịu. Cùng với đó là các triệu chứng kèm theo:
- Ăn không ngon, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón (do hệ tiêu hóa bị rối loạn, không ổn định)
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng (do acid dư thừa trong dạ dày trào ngược lên miệng)
- Buồn nôn/nôn (do thức ăn không được tiêu hóa hết bị đẩy ra ngoài)
Các triệu chứng khi bị đau dạ dày nghiêm trọng:
- Xuất huyết dạ dày có thể khiến người bệnh nôn ra máu
- Mất nước
- Ít đi tiểu
- Đi tiêu đau hoặc ngừng đột ngột việc đi tiêu
- Có lẫn máu trong phân, phân đen
Chữa đau dạ dày như thế nào?
Các phương pháp điều trị đau dạ dày phụ thuộc vào chẩn đoán và nguyên nhân gây bệnh. Nếu các cơn đau dạ dày có nguyên nhân là do thói quen như:
- Hút huốc lá, bia rượu
- Thói quen ăn uống (ăn quá nhanh, ăn quá no trước khi ngủ, ăn vặt nhiều, ăn không đúng bữa)
- Hoạt động mạnh ngay sau khi ăn
- Stress, trầm cảm
Với những nguyên nhân này, bệnh nhân có thể không cần phải điều trị mà chỉ cần thay đổi thói quen của mình:
- Tránh các nguyên nhân gây ra cơn đau
- Uống nhiều nước và giảm lượng trà, cà phê
- Nghỉ ngơi khi cảm thấy không khỏe, có thể sử dụng một túi chườm nước nóng trên bụng nếu cơn đau tái phát
- Đảm bảo uống hết một liệu trình thuốc nếu được bác sĩ kê toa
- Không ăn các loại đồ ăn khó tiêu (đồ chiên rán, đồ nhiều muối, cay nóng, vv)
Ngoài những nguyên nhân trên, còn một nguyên nhân khác gây ra bệnh đau dạ dày, đó là do vi khuẩn H.pylori (gọi tắt là Hp). Hp là loài vi khuẩn duy nhất sống sót tốt trong dạ dày, 80% người Việt Nam bị nhiễm khuẩn Hp. Không phải ai nhiễm khuẩn này cũng bị đau dạ dày, những nếu bị đau dạ dày do khuẩn Hp thì bệnh có thể biến chứng thành viêm loét dạ dành hành tá tràng, ung thư dạ dày (khoảng 1% số ca có Hp). Vì vậy bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Phác đồ điều trị khuẩn Hp sẽ do bác sĩ chỉ định. Thông thường sẽ có ít nhất 2 loại kháng sinh kết hợp với 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày, có hoặc không kèm theo muối Bismuth.
Tuy nhiên việc điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp hiện nay gặp khá nhiều khó khăn, bởi tỉ lệ Hp kháng thuốc đang gia tăng nhanh chóng. Các loại kháng sinh đang dần trở nên kém hiệu quả, các biện pháp điều trị cần phải kết hợp với nhau mới gia tăng hiệu quả diệt Hp, phòng ngừa được lây nhiễm cũng như tái nhiễm.
Vậy có hay không một giải pháp chữa đau dạ dày nhanh nhất?
Như đã nói ở trên, khuẩn Hp đang gia tăng tỷ lệ kháng thuốc làm việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên trong hoàn cảnh như vậy, các nhà khoa học vẫn không ngừng nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả điều trị HP của thuốc, gần đây họ đã thành công bước đầu trong việc phát triển thành công một dòng kháng thể có thể trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori. Đó là kháng thể OvalgenHp được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà. Kháng thể này có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp, được chứng minh có tác dụng giúp làm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân đang điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori khi dùng phối hợp với thuốc. Hiện kháng thể OvalgenHP đang được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam để trợ giúp cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP hoặc những người đang dương tính với Hp chưa có biểu hiện lâm sàng.
Nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân đau dạ dày do khuẩn Hp thì thấy phác đồ đầu tay (PPI + Amox + Clari) chỉ đem lại tỉ lệ thành công khoảng 40%, nguyên nhân chính là do Hp kháng Clarithromycin trong phác đồ. Nhưng khi phối hợp phác đồ trên với OvalgenHP thì tỉ lệ thành công được nâng lên tới 78%. Kết quả này chứng tỏ rằng OvalgenHP có khả năng hỗ trợ giúp làm tăng hiệu quả điều trị HP khi phối hợp với thuốc ngay cả khi vi khuẩn đã kháng thuốc trước đó. Đây chính là một tin vui đối với những bệnh nhân bị nhiễm Hp và đau dạ dày.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc điều trị bệnh tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Cơ địa là một thuật ngữ y học được sử dụng lần đầu tiên bởi Louis Pasteur, nó bao gồm các đặc điểm cá nhân của từng người có ảnh hưởng đến tính mẫn cảm đối với bệnh tật, đặc biệt là so với các cá nhân khác. Thuật ngữ này xuất hiện trong bối cảnh nghiên cứu bệnh truyền nhiễm, ngày nay nó được sử dụng trong ung thư học và nhiều bối cảnh y học khác. Chính vì thế, ta không thể nói phương pháp điều trị bệnh nào là nhanh nhất. Phác đồ điều trị này có thể phù hợp với người này nhưng lại không hiệu quả với người khác.
Tìm hiểu thêm về khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp có chữa được không?
Khi nào cần liên hệ với chuyên gia y tế?
Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu gặp một trong những vấn đề dưới đây:
- Khó chịu ở bụng kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn
- Đau bụng không cải thiện trong 24 đến 48 giờ, hoặc các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn, kèm theo buồn nôn và ói mửa
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên
- Tiêu chảy hơn 5 ngày
- Sốt trên 37,7°C đối với người lớn hoặc 38°C đối với trẻ em
- Chán ăn trong một khoảng thời gian dài
- Chảy máu âm đạo kéo dài
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
Cần tới bệnh viện trong trường hợp:
- Không thể đi tiêu kèm ói mửa
- Nôn ra máu hoặc có máu trong phân (đặc biệt là màu đỏ tươi hoặc đen hắc ín)
- Đau ngực, cổ hoặc vai
- Đau bụng đột ngột, sắc bén
- Cứng bụng
- Đã có một chấn thương gần đây ở phần bụng
- Khó thở
- Đang mang thai hoặc có thể có thai
Trên đây là những thông tin về bệnh đau dạ dày, để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0986316151 hoặc 0903294739. Chúng tôi không chẩn đoán bệnh hay chữa bệnh trong bài viết này. Tìm hiểu thêm về chế độ ăn uống cho người bệnh dạ dày tại bài viết: Đau dạ dày nên ăn gì?