Hỏi: Tôi bị Viêm dạ dày có vi khuẩn Hp dương tính. Bác sỹ điều trị cho tôi 3 phác đồ kháng sinh nhưng không khỏi Hp. Bác sỹ điều trị nói với tôi rằng, vi khuẩn Hp của tôi đã kháng thuốc. Cho tôi hỏi, làm sao để biết Hp đã kháng thuốc? Cần làm xét nghiệm gì?
Trả lời:
Vi khuẩn Hp kháng thuốc sau khi có những biến đổi để chống lại tác dụng của kháng sinh gọi là vi khuẩn Hp kháng thuốc. Vi khuẩn Hp có thể kháng lại tác dụng của 1 thuốc kháng sinh hoặc nhiều thuốc tùy theo quá trình tiếp xúc của vi khuẩn Hp với từng loại kháng sinh. Đối với vi khuẩn Hp kháng 1,2 thuốc kháng sinh thì bác sỹ có thể lựa chọn các thuốc khác kết hợp trong điều trị Hp. Đối với vi khuẩn Hp đa kháng thuốc, kháng hầu hết các loại kháng sinh điều trị thì việc kết hợp bổ sung thêm kháng thể giúp thải trừ vi khuẩn Hp (OvalgenHP) với tỷ lệ thành công cũng không được cao như việc điều trị vi khuẩn Hp thông thường.
Hiện nay tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng, khiến cho việc điều trị tiệt trừ Hp thất bại trở nên phổ biến. Theo một số nghiên cứu, có tới 50% số trường hợp điều trị Hp thất bại sau phác đồ đầu tiên, đối với trẻ em, con số này thậm chí còn lên tới trên 50%. Chính vì vậy, nhận biết được vi khuẩn Hp kháng thuốc và biện pháp xử trí thích hợp sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe, tránh lãng phí tiền bạc và thời gian vào việc điều trị không thành công.
Để biết chính xác nhất vi khuẩn Hp trong bạn đã đề kháng với kháng sinh hay không thì bạn cần làm kháng sinh đồ. Quy trình làm kháng sinh đồ tiến hành như sau:
- Nội soi dạ dày và lấy mảnh sinh thiết dạ dày có vi khuẩn Hp.
- Sử dụng mảnh sinh thiết có Hp để nuôi cấy vi khuẩn Hp phát triển trong môi trường đặc biệt.
- Thử tính nhạy cảm của vi khuẩn Hp với các loại kháng sinh khác nhau.
- Trả kết quả sau vài ngày nuôi cấy.
Kháng sinh đồ là phương pháp thực hiện để biết vi khuẩn còn nhạy cảm với kháng sinh nào
Sau quá trình nuôi cấy vi khuẩn Hp trong môi trường đặc biệt với các loại kháng sinh thử nghiệm. Nếu vi khuẩn Hp vẫn phát triển được trong môi trường đã cấy kháng sinh thì chứng tỏ chúng đã kháng lại kháng sinh đó và kháng sinh đó không còn được sử dụng trong phác đồ diệt Hp ở bệnh nhân mang vi khuẩn Hp.
Tuy nhiên, làm kháng sinh đồ vi khuẩn Hp là một thủ thuật tốn tiền bạc, thời gian, khả năng nuối cấy thành công không thực sự cao cho nên chưa được áp dụng nhiều trong chẩn đoán, điều trị bệnh do Hp gây ra. Việc làm kháng sinh đồ vi khuẩn Hp chủ yếu được thực hiện trong các nghiên cứu khoa học.
Trên thực tế, thầy thuốc thường phỏng đoán có sự kháng thuốc theo kinh nghiệm điều trị và thăm hỏi thực tế nhiều hơn. Chẳng hạn như, bệnh nhân tới khám với bệnh lý dạ dày đã được xác định là Hp dương tính thì sẽ được kê đơn một phác đồ điều trị cơ bản gồm có 2 loại thuốc kháng sinh cùng 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày. Sau 1 tháng rưỡi kể từ ngày điều trị, bệnh nhân sẽ được kiểm tra lại xem tình trạng nhiễm khuẩn Hp có còn hay không. Nếu Hp vẫn còn dương tính thì bác sỹ sẽ thăm hỏi xem bệnh nhân có tuân thủ đúng phác đồ điều trị không, có bị quên thuốc không, có dùng các loại thuốc khác không… Mọi thứ đều không có vấn đề gì thuộc về bệnh nhân thì bác sỹ dự đoán là Hp đã kháng ít nhất 1 kháng sinh trong phác đồ cũ và cho bệnh nhân một phác đồ mới. Và cứ tiếp tục như vậy cho những lần tiếp theo….
Như vậy, việc điều trị vi khuẩn Hp khó khăn hơn so với trước đây chủ yếu bởi vì bác sỹ không thực sự biết là vi khuẩn Hp của bệnh nhân còn nhạy cảm với kháng sinh gì và nên lựa chọn phác đồ gì phù hợp.
Chính vì vậy, hiện nay có một xu hướng sử dụng kết hợp giữa phác đồ diệt Hp đơn thuần và kháng thể OvalgenHP để giúp tăng cường hiệu quả điều trị vi khuẩn Hp. Kháng thể OvalgenHP có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp, được chứng minh có tác dụng giúp làm giảm tải lượng vi khuẩn Hp và hỗ trợ giúp giảm viêm, giảm đau dạ dày. Hiện kháng thể OvalgenHP đang được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam để trợ giúp cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP hoặc những người đang dương tính với Hp chưa có biểu hiện triệu chứng. Đây thực sự là một thông tin khoa học có ý nghĩa lớn trong điều trị bệnh lý do vi khuẩn Hp gây ra, đặc biệt là trong bối cảnh Hp kháng thuốc đang gia tăng nhanh chóng ở cả người lớn và trẻ em.
ngoduydang says
alo bác sĩ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp trên website hoặc liên hệ hotline: 0903 294 739/ tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 26 82 nhánh số 2 để được hỗ trợ.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trần Nguyễn Mạnh Cường says
bác sĩ cho hỏi. em bị HP và do không đọc kỹ đơn thuốc nên trong 3 ngày đầu có uống thiếu khoảng 6 viên kháng sinh Amoxilin, cho hỏi là như vậy có bị kháng thuốc không và những lần sau đó có cần phải uống bù không?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu lỡ quên liều, không uống bù vào liều tiếp theo. Chỉ cần uống liều tiếp theo đúng lịch trình đã được chỉ định.
Việc sử dụng thuốc không đúng liều lượng,thời gian, quên thuốc… sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị HP. Bởi vậy bạn nên chú ý sử dụng thuốc đúng chỉ định theo phác đồ điều trị giúp cho việc tiệt trừ HP có hiệu quả tốt nhất,
Chúc bạn mạnh khỏe,
Sương says
Chào bs: bs cho em hỏi. Em bị dạ dày hp. Hiện nay em đang dùng phác đồ thứ 2. Khi bắt đầu uống thuốc phác đồ thứ 2 trong 1 tuần đầu tiên em thấy đỡ đau và hết ợ hơi nhưng sang tuần thứ 2 em bắt đầu đau lại và ợ hơi liên tục. Ko biết liệu em có nên tiếp tục uống thuốc nữa ko ạ. ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ phác đồ điều trị Hp lần 2 bạn được chỉ định những thuốc gì? Bạn có thể gửi lại các phác đồ điều trị 1 và 2 để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn cho bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe,
Sương says
Dạ phác đồ 2 :
Pantoprazol 40mg mỗi lần 1 viên trước ăn 30p . Tổng 56v
Amoxicillin 500 mg ngày uống 2 lần. Mỗi lần 2 viên. 56 viên
Levofloxacin 500 mg 1 viện sau ăn sáng ngày 1 lần sau ăn sáng . 14 viên
Mosaprid 5mg ngày uống 3 lần mỗi lần 1 viên trước ăn 30p 84vien
Almagate ( Yumangel 1.5g /15mg ngày uống 3 gói . Sau ăn cơm 2 tiếng 84 gói
Phác đồ 1 :
Hagimox (amoxicllin) 500 mg 56v / sáng 2v chiều 2v
– clarithromycin stada 500mg 28v / sáng 1v chiều 1v
– tinidaZonle 500mg 28v/ sáng 1v chiều 1v
– Emanera 20mg 28v / sáng 1 viên chiều 1v
Trimafort 10ml 14 gói / sáng 1 gói sau ăn 2 tiếng
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của bạn khi sử dụng sang tuần thứ 2 của phác đồ 2 thì các triệu chứng đau bụng lại đau trở lại nguyên nhân có thể do HP chưa được tiệt trừ do vi khuẩn HP kháng thuốc hoặc do bạn chưa tuân thủ sử dụng đúng phác đồ, hoặc có thể do bạn ăn uống sinh hoạt chưa khoa học.
Tuy nhiên việc bạn sử dụng thuốc như phác đồ trên chưa đúng so với khuyến cáo điều trị HP của hội tiêu hóa việt nam. Do đó hiện tại bạn không nên ngừng thuốc tránh tình trạng vi khuẩn HP gia tăng kháng thuốc, Bạn nên điều chỉnh lại như sau:
-Pantoprazol 40mg: 1 viên x 2 lần/ ngày trước ăn 30 phút(sáng- tối)
– Amoxicillin 500 mg: 2 viên x 2 lần/ ngày sau ăn (sáng- tối)
– Levofloxacin 500 mg: 1 viên x 2 lần / ngày sau ăn (sáng- tối)
– Mosaprid 5mg ngày uống 3 lần mỗi lần 1 viên trước ăn 30p
– Almagate ( Yumangel 1.5g /15mg ngày uống 3 gói . Sau ăn cơm 2 tiếng
Ngoài ra do tình trạng HP kháng thuốc tăng cao nên việc điều trị HP thường gặp nhiều khó khăn dẫn đến thất bại trong điều trị HP. Do đó bạn nên nhất thiết sử dụng kết hợp kháng thể kháng HP ( OvalgenHP) với phác đồ điều trị HP trên nhằm tằng cường hiệu quả diệt trừ HP đồng thời giúp giảm nhẹ những triệu chứng khó chịu của bệnh lý dạ dày. Khi đó bạn nên sử dụng ngày 2 gói OvalgenHP chia 2 lần sau ăn x 2-4 tuần cùng phác đồ trên.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Sương says
Chào bác sĩ : hôm này còn lại đi tái khám ở bệnh viện viên dhyd cho con hỏi : đây là phác đồ thứ 3 trị hp
Đơn thuốc như sau uống thế nào ạ ? Sao đọc trong giấy hướng dẫn khác với BS kê đơn. Tất cả thuốc kê đơn bs bao đều uống sau ăn .
Xin bs hướng dẫn thêm :
1 . Pantoprazol 40mg ngày uống 2 lần mỗi lần 1 viên sau ăn sáng và chiều tất cả 56
2. Mebeverin ( Mebsyn 135mg ngày uống 2 lần mỗi lần 1 viên sau ăn sáng và chiều tất cả 56vien
3 . Grazyme ngày uống 2 lần mỗi lần 1 viên sau ăn sáng và chiều 56vien
4. Angala (Somanimm 500mg) ngày uống 1 lần mỗi lần 1 viên sau ăn sáng 28 viên
5 . Onsmix 10ml ngày uống 2 lần 1 lần 1 gói sau ăn sáng và chiều tất cả 30 gói
Số thuốc trên uống trong vòng 28 ngày.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Theo khuyến cáo điều trị bệnh lý viêm dạ dày, nhiễm HP thì Bạn nên thay đổi cách sử dụng của 2 thuốc Pantoprazol và Onsmix như sau:
– Pantoprazol 40 mg : sáng 1 viên, tối 1 viên trước ăn 30 phút
– Onsmix 10 ml : sáng 1 gói, tối 1 gói sau ăn 2 tiếng
Các thuốc còn lại bạn uống như hướng dẫn trong đơn thuốc.
Bạn chú ý sau khi ngưng các thuốc trên 2 tuần bạn nên tái khám lại để kiểm tra hiệu quả điều trị HP.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Lý thị thanh thảo says
Bác sĩ cho hỏi con em 10 tuổi bị hp bao tử , bé uống đến tuần thứ 2 , cũng còn đau bụng , mình có thể tiếp tục cho bé uống thuốc ko ạh
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn gửi lại đơn thuốc để chúng tôi có thông tin tư vấn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,