Tôi đi khám bệnh đau dạ dày tại bệnh viện đa khoa tỉnh xét nghiệm thấy bác sỹ nói rằng có Hp dương tính. Xin cho hỏi, như vậy có nghĩa là gì, có nguy hiểm không thưa bác sỹ? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Mến – Hải Dương
Chào chị Mến!
Khi chị đi xét nghiệm mà có kết quả Hp dương tính có thể chị đã có vi khuẩn Hp trong dạ dày. Nói rằng “có thể” bởi vì nó còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà chị thực hiện. Ngoại trừ xét nghiệm máu thì các xét nghiệm khác như test thở, nội soi làm clotest hay xét nghiệm phân có độ chính xác cao nên có thể khẳng định gần như chắc chắn chị có vi khuẩn Hp trong dạ dày.
Bệnh viêm dạ dày Hp dương tính không nguy hiểm, tuy nhiên nếu điều trị không dứt điểm, bệnh kéo dài và có thêm một số yếu tố nguy cơ (như vi khuẩn Hp, yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường) thì có thể dẫn tới các biến chứng như loét, xuất huyết, thủng dạ dày-tá tràng, thậm chí Ung thư dạ dày. Cụ thể: Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập thành công vào dạ dày, nó có thể gây ra một số bệnh liên quan tới dạ dày. Trong đó, nhiễm khuẩn Hp có thể làm tăng 6 lần nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Dưới đây là một số bệnh mà Hp có thể gây ra.
- Viêm dạ dày tá tràng: Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập thành công dưới lớp màng nhầy của dạ dày thì bắt đầu sản xuất ra các chất gây viêm.
- Loét dạ dày tá tràng: Khi sinh sống trong dạ dày, Hp thường xuyên tiết ra các độc tố như men Urease, Cytokin gây viêm… làm mỏng dần và mất lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Viêm niêm mạc dạ dày: Quá trình kích thích liên tục của vi khuẩn Hp vào các tế bào tuyến của niêm mạc dạ dày khiến nó bị mất đi dần hoặc bị thay thế bằng các tế bào niêm mạc biểu mô ruột
- Ung thư dạ dày: Vi khuẩn HP là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày. Còn việc nhiễm vi khuẩn HP sẽ chuyển sang ung thư dạ dày hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa của từng người, chế độ ăn uống và độc tính của vi khuẩn.
Các biến chứng của bệnh viêm, loét dạ dày
Tiệt trừ vi khuẩn Hp có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị triệt để bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, trước tiên là để giải quyết tình trạng viêm hiện tại và xa hơn là phòng ngừa mắc Ung thư dạ dày. Tuy nhiên có 1 thực tế là hiện nay việc tiệt trừ Hp với phác đồ thông thường đang gặp khá nhiều trở ngại bởi tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng, các tác dụng không mong muốn của phác đồ khiến bệnh nhân khó tuân thủ điều trị. Sự thiếu ý thức tuân thủ điều trị của bệnh nhân, bỏ dở liệu trình khi triệu chứng giảm, hay đổi thuốc khác khi thấy không đỡ…cũng là một trong những lý do khiến cho tỉ lệ vi khuẩn Hp kháng thuốc ở mức cao như hiện tại. Vì vậy trong quá trình điều trị chị cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó cũng cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để bệnh mau khỏi.
Để đối phó với tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu và phát triển thành công loại kháng thể IgY có nguồn gốc từ lòng đỏ trứng gà, gọi là OvalgenHP.
Kháng thể OvalgenHP có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp, qua đó:
– Khiến vi khuẩn không tạo ra được môi trường thuận lợi để sinh sống trong dạ dày.
– Ngăn cản bám dính và ngưng kết vi khuẩn Hp thành từng đám khiến vi khuẩn bị dạ dày co bóp đẩy ra ngoài.
– Tăng cường khả năng bắt giữ vi khuẩn của đại thực bào.
– Kích thích tế bào lympho T của cơ thể ghi nhớ miễn dịch đối với vi khuẩn Hp.
Như vậy kháng thể OvalgenHP có tác dụng trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori; giúp tăng sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày. Kháng thể OvalgenHP dùng phối hợp với thuốc làm tăng hiệu quả điều trị cho trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng. Trường hợp của chị có thể cân nhắc kết hợp loại kháng thể này cùng thuốc để đạt được kết quả cao hơn.
Bên cạnh đó chị cần có những biện pháp để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp:
- Vệ sinh, phòng dịch nơi sinh sống: vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, nơi ở.
- Rửa tay sạch sẽ khi ăn uống.
- Khi trong nhà có người bị nhiễm Hp thì nên sử dụng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh lây nhiễm.
- Sử dụng kháng thể OvalgenHP hàng ngày là biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm vi khuẩn Hp.
Không phải tất cả các trường hợp nhiễm vi khuẩn HP đều phải điều trị, việc điều trị cần có tư vấn, quyết định của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để việc điều trị trở nên hiệu quả hơn và tránh những tốn kém không đáng có.
Chúc chị sớm điều trị thành công!
Chuyên gia GastimunHP
Tông Thị Tình says
Mình có bị viêm mạc dạ dày và dương tính vs clo test vậy có nguy hiểm ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trong kết quả nội soi của bạn có ghi clotest dương tính, điều này có nghĩa là bạn có nhiễm một vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý dạ dày và là tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng quá bởi vì bệnh lý dạ dày do vi khuẩn hp có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được sử dụng phác đồ thích hợp. Bạn có thể tham khảo: Phác đồ điều trị viêm dạ dày do Hp hoặc gửi lại đơn thuốc để chúng tôi kiểm tra, đối chiếu.
Bên cạnh đó hiện nay do tình trạng khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng nên các phác đồ kháng sinh thông thường có tỉ lệ tiệt trừ không cao. Do đó có thể cân nhắc sử dụng kết hợp phác đồ điều trị cùng kháng thể kháng HP của Nhật Bản là OvalgenHP để nâng cao hiệu quả tiệt trừ Hp, giảm nguy cơ kháng thuốc, giảm gánh nặng điều trị do phải dùng nhiều phác đồ kháng sinh kéo dài. Liều sử dụng của GastimunHP khi phối hợp cùng phác đồ là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn trong 2-4 tuần.
Chúc bạn sớm điều trị thành công,
Tông Thị Tình says
Bố mình đang dùng thuốc LOMEC 20 omeprazole 20mg
Không biết thuộc này có hiệu quả không ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Omeprazole là thuốc giảm tiết acid dạ dày nhóm PPI, thuốc được sử dụng hiệu quả trong trường hợp viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, hội chúng Zolingher – Edison. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP thì cần sử dụng phối hợp thêm kháng sinh để điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Phan Hữu Vinh says
Tôi đi khám thì bác sĩ bảo bị vi khuẩn trong dạ dày dương tính.tôi đau chướg ở phần bụg trên dún, toàn thân mệt mỏi,hay choág,mệt… Có cách nào khắc phục không ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Để điều trị bệnh dạ dày có HP bạn cần tuân thủ đúng phác đồ bao gồm ít nhất 2 kháng sinh và 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày. Bạn cần gặp trực tiếp bác sỹ để được tư vấn sử dụng đơn thuốc này. Nếu đã có đơn thuốc bạn có thể kiểm tra, đối chiếu theo phác đồ khuyến cáo trong bài viết: Phác đồ diệt HP, hoặc gửi lại đơn thuốc để chúng tôi kiểm tra lại.
Trên thực tế hiện nay tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc xảy ra khá phổ biến, tỉ lệ thất bại của các phác đồ ngày càng cao (trên 55% đối với phác đồ đầu tay). Vì vậy xu hướng mới hiện nay là kết hợp phác đồ với GastimunHP để nâng cao hiệu quả của phác đồ điều trị, ngăn vi khuẩn kháng thuốc. Khi đó liều sử dụng của GastimunHP là 2 gói/ ngày, chia làm 2 lần sau ăn(sáng-tối) liên tục trong 30 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Kiên chane ru says
Cho em xin hỏi bác sĩ chuẩn đoán e bị viêm da dày và tá tràng hp kêu e uống thuốc 6 tuần ma giờ e mới uống được 1tuan do e đi làm xa Zay e mua chỗ khác đc ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu có đơn thuốc của bác sỹ bạn có thể mua ở bất cứ hiệu thuốc nào để điều trị. Tuy nhiên, sau 6 tuần điều trị, nghỉ thuốc 2 tuần bạn nên làm xét nghiệm kiểm tra lại nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Kim soo san says
Bác sĩ cho em hỏi mẹ em cách đây nửa năm đi nội soi dạ dầy ở BVDHY bác sĩ nói mẹ em chỉ bị viêm . BS cho đơn thuốc mẹ em uống một tháng không đỡ sau có uống loại thuốc khác nhưng vẫn đau gần đây mẹ em về 108 nội soi bs nói mẹ em bị xung huyết hang vị và nhiễm khuẩn hp. BVQY108 đã cho đơn mẹ em uống 12 ngày rồi vẫn không đỡ. Ăn kém chỉ ăn ít rau và khoai lang nhưng mẹ em lại không bị tụt cân. Uống thuốc rất mệt nên mẹ em không ăn được. Bác sĩ cho em hỏi bệnh của mẹ em nguy hiểm ko và tại sao uống thuốc chưa đỡ. Và không ăn được cũng không tụt cân ạ. Em xin cảm ơn bác sĩ ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn chưa nói rõ triệu chứng của mẹ bạn như thế nào?
Nếu chẩn đoán viêm dạ dày do nhiễm HP thì đây là bệnh lý thông thường, không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách sẽ khỏi. Có thể mẹ bạn ăn ít là do tác dụng phụ của thuốc khiến bà ăn uống không ngon, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng không loại trừ mẹ bạn có thêm bệnh lý khác. Bạn nên cho mẹ thăm khám và tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ để theo dõi.
Chúc bạn mạnh khỏe,