Dạ dày là nơi tiếp nhận và lưu trữ tất cả các loại đồ ăn thức uống khi chúng ta thưởng thức thú vui ẩm thực. Tuy nhiên, nếu chẳng may bị đau dạ dày thì bạn bắt buộc phải kiêng khem một số thứ, dưới đây là câu trả lời cho câu hỏi người bị đau dạ dày nên kiêng ăn gì? kiêng gì?
Đau dạ dày kiêng ăn gì?
Chocolate
Lượng đường và caffein có rất nhiều trong chocolate. Chúng có thể gây co thắt bụng, kích ứng dạ dày gây cảm giác cồn cào, khó chịu và có thể gây buồn nôn,vì vậy những người đau dạ dày nên kiêng ăn chocolate
Rượu bia
Thói quen uống rượu bia nhiều ở người Việt Nam chính là nguyên nhân gây các bệnh viêm loét và xuất huyết dạ dày do sử dụng vô dộ. Chúng có khả năng bào mòn niêm mạc dạ dày, gây tổn thương cho gan và hệ thần kinh.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thịt mỡ, thịt quay, các món xào… luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người trong các bữa ăn hàng ngày. Cộng thêm nước sốt nhiều gia vị và béo ngậy, người ăn càng bị kích thích dịch vị nhiều hơn, dẫn đến tình trạng bị bào mòn và tổn thương nặng thêm niêm mạc dạ dày bị viêm loét. Bên cạnh đó những loại thức ăn này thường khó tiêu hóa, tạo gánh nặng cho gan, dạ dày và đường ruột, còn chưa kể đến nguy cơ bị mỡ trong máu cao, tăng huyết áp nếu như sử dụng quá thường xuyên trong thời gian dài.
Trà và café đặc
Trà xanh và café nếu được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng sẽ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên đây đều là những loại đồ uống gây kích thích dạ dày, đặc biệt là nếu bạn đã bị đau dạ dày thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại thực phẩm và hoa quả chứa nhiều axit
Có thể kể đến rất nhiều món ăn và các loại trái cây có vị rất chua, đồng thời cũng chứa nhiều axit như dứa, chanh, xoài, cóc, ổi xanh…. Các loại dưa chua, cà muối tuy rất ngon miệng nhưng chứa rất nhiều axit, từ đó kích thích dịch vị có sẵn trong dạ dày tiết ra nhiều, khiến tổn thương niêm mạc càng trở nên nặng hơn. Chính vì thế, tuy những loại thực phẩm và đồ uống trên đây rất quen thuộc, phổ biến và hấp dẫn, bạn cũng hãy nên kiêng chúng để có một dạ dày khỏe mạnh.
Ngoài ra, người bệnh đau dạ dày còn cần kiêng một số nhóm thực phẩm dưới đây:
- Các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu… đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao…) sẽ làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.
- Những thực phẩm làm tăng tiết dịch vị như: thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt…
- Các loại nấm: Tất cả các loại nấm nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.
- Hạn chế đồ uống có gas: Các loại nước ngọt có gas, nước tăng lực,… chứa nhiều acid, khiến đau dạ dày nặng hơn. Có thể thay thế bằng nước lọc, nước hoa quả, sữa,…
- Một số loại củ, rễ: Ví dụ như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.
Xem thêm: Đau dạ dày nên ăn gì?
Người bị đau dạ dày nên kiêng gì?
Bên cạnh việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiêng ăn những thực phẩm gây ảnh hưởng đến dạ dày bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:
Không để cơ thể quá căng thẳng, mệt mỏi
Bất luận bạn là người lao động chân tay hay lao động trí óc thì cũng nên sắp xếp công việc hợp lý tránh để căng thẳng, mệt mỏi quá độ. Bởi trạng thái căng thẳng, mệt mỏi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa, nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột; axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến cho huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày.
Không để bụng no đói không đều
Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc dạ dày. Còn khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu…. Đặc biệt nếu ăn tối quá no sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, dễ gây tăng cân, kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây bệnh đau dạ dày.
Không ăn uống đồ mất vệ sinh
Ăn uống đồ ăn mất vệ sinh sẽ khiến cơ thể dễ bị lây nhiễm trực khuẩn môn vị – đây là nguyên nhân gây viêm loét đường ruột. Có tới 70 – 90% người bị viêm loét dạ dày là do vi khuẩn này gây ra.
Không ăn quá nhanh
Thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ trải qua các giai đoạn ngâm mềm, nghiền nát, tiêu hoá. Nếu như bạn ăn quá nhanh, không nhai kỹ mà vội nuốt sẽ gây thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
Không lạm dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau chỉ là liệu pháp giảm đau dạ dày tức thời, nó cực kỳ có hại cho dạ dày và dễ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Vì vậy, bạn cần chú ý tránh những loại thuốc dễ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày như: nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như Aspirin), thuốc chống viêm, thuốc hormone như sterol. Nếu cần thiết phải dùng thì nên khống chế liều lượng và liệu trình, tốt nhất là uống sau khi ăn, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Theo Gastimunhp
nguyễn đức hợp says
chào chuyên gia. 2 hôm trước e bị đau dâm dâm ở giữa, ngay trên rốn. nhưng hôm nay là ngày thứ 3 e bị đau nặng hơn. lại thêm hơi buồn nôn. xin chuyên gia cho e hỏi có phải e bị đau dạ dày k ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng của bạn rất điển hình cho bệnh lý dạ dày. Để chuẩn đoán chính xác, đánh giá mức độ bệnh nặng hay nhẹ và nguyên nhân gây bệnh bạn cần thăm khám và nội soi kiểm tra. Khi có kết quả thăm khám bạn có thể gửi lại để chúng tôi tư vấn kỹ càng hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn thị thu loan says
Hay dau vùng thượng vị và kèm theo buồn nôn,cách điêu trị ntn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Các triệu chứng bạn mô tả rất điển hình cho bệnh lý dạ dày. Tuy nhiên việc điều trị như thế nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh lý của bạn. Do vậy trước tiên bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và làm các xét nghiệm để được chuẩn đoán chính xác. Khi có kết quả bạn có thể gửi lại để chúng tôi tư vấn phương pháp điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trương thị bích says
Em có đi nội soi thì kết quả bị dương tính H.P em muốn hỏi điều trị trong thời gian bao lâu thì khỏi ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Thông thường với bệnh lý viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP có thể điều trị hết trong vòng 1 tháng nếu như đáp ứng tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp xảy ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc thì có thể sẽ phải sử dụng nhiều phác đồ nối tiếp nhau và thời gian điều trị kéo dài hơn (thực tế hiện nay tình trạng này khá phổ biến).
Do đó, để tăng cường hiệu lực tiệt trừ Hp, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn bạn có thể cân nhắc sử dụng kháng thể kháng Hp của Nhật Bản (GastimunHP) phối hợp với phác đồ điều trị mới ngay từ đầu, liều sử dụng là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2-4 tuần.
Chúc bạn mạnh khỏe,