Đau dạ dày khi mang thai phải làm sao? Đây là một nỗi lo lắng của rất nhiều chị em. Triệu chứng của ốm nghén, căng thẳng, chế độ ăn, vi khuẩn Hp có thể gây ra tình trạng trên. Phải làm sao để xử trí tình trạng này một cách an toàn và hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Các biểu hiện của chứng đau dạ dày
Đau dạ dày khi mang thai có những biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu thai nghén. Đó là những biểu hiện như buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng và khó tiêu. Tuy vậy nếu chỉ bị nghén thì bạn sẽ không có các triệu chứng đặc trưng khác của đau dạ dày như ợ chua, đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng thượng vị.
Bên cạnh đó bạn cảm thấy cơn đau đặc biệt nặng lên khi quá đói hoặc quá no. Những món ăn khoái khẩu thường ngày của chị em phụ nữ, nhất là trong thai kỳ như xoài, cóc, ổi,mận… sẽ khiến cho bạn khổ sở vì đau bụng. Lý do là chúng có chứa rất nhiều acid, cộng thêm muối ớt cay bỏng lưỡi ăn kèm sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày của bạn.
>>Những điều cần biết về đau dạ dày và nhiễm khuẩn Hp khi mang thai.
Đau dạ dày khi mang thai, phải làm sao?
Sức khỏe trong thai kỳ của người phụ nữ luôn là vấn đề cần được đặc biệt lưu tâm. Đau dạ dày khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dinh dưỡng của cả mẹ và bé, như vậy sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu.
Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn hết sức nhạy cảm, bất kỳ cách chữa trị nào mà bắt buộc phải dùng thuốc đều phải được xem xét kỹ lưỡng và có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên môn. Lý do là vì điều này có thể gây ra những biến chứng và dị tật nguy hiểm cho bé yêu của bạn trong thai kỳ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày khi mang thai, mà do các biểu hiện ốm nghén là một ví dụ. Dạ dày sẽ phải co bóp nhiều hơn để đẩy thức ăn ra ngoài khi bị nghén, dẫn đến cảm giác khó chịu, ăn không ngon miệng. Còn khi cơn nghén đã kết thúc, thì lúc đó em bé cũng đã lớn lên, dạ dày sẽ bị chèn ép một chút dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Nếu chỉ có các triệu chứng như vậy và không kèm thêm bất cứ dấu hiệu đặc trưng khác của bệnh đau dạ dày như đã nói ở trên, thì bạn hoàn toàn không cần dùng thuốc mà chúng vẫn sẽ từ từ giảm bớt hoặc biến mất. Còn nếu cơn đau quá khó chịu, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có một số biện pháp thăm khám chuyên khoa thường được sử dụng khi bị đau dạ dày như nội soi, chụp X quang, xét nghiệm máu… Nếu không thực sự nghiêm trọng thì nên lựa chọn biện pháp an toàn và dễ chịu hơn, cũng như có thể đợi đến khi kết thúc thai kỳ.
Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị đau dạ dày, có hoặc không có vi khuẩn HP thường là kết hợp các loại kháng sinh, giảm tiết acid và các thuốc hỗ trợ điều trị các nguyên nhân gây đau dạ dày khác như trầm cảm, stress. Tuy nhiên, đó lại là những loại thuốc không được khuyên dùng cho phụ nữ có thai.Chính vì vậy, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý, bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp giảm đau dạ dày an toàn khác khi mang thai.
Một giải pháp mới gần đây được phát triển bởi các nhà khoa học Nhật Bản đó là sử dụng loại kháng thể OvalgenHP chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có khả năng ức chế trực tiếp men urease – yếu tố sống còn giúp vi khuẩn Hp xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng trong dạ dày. Loại kháng thể này được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà đã được tiêm miễn dịch với men Urease của vi khuẩn Hp do đó giúp tăng cường sức đề kháng đối với Hp; giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do Hp. Đặc tính của kháng thể IgY rất an toàn, chỉ tác động tại niêm mạc dạ dày mà không đi vào máu, do vậy có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Rất nhiều nghiên cứu khác nhau thực hiện tại Nhật Bản, Hàn Quốc,…đều cho thấy sử dụng OvalgenHP giúp giảm tải lượng vi khuẩn Hp, giảm viêm và giảm triệu chứng dạ dày. Trong số đó có một nghiên cứu thực hiện tại Nhật Bản theo dõi người sử dụng OvalegnHP liên tục trong 3 tháng thì cho thấy, có tới 76% người sau khi sử dụng OvalgenHP không còn phát hiện thấy vi khuẩn Hp bằng test thở nữa.
Đây có thể là một lựa chọn rất hữu ích đối với người nhiễm khuẩn Hp, nhất là các bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú.
Theo Gastimunhp.vn
Thu says
Hi
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể tại đây hoặc liên hệ cho chúng tôi theo số: 0986 316 151 / 0903 294 739
Chúc bạn mạnh khỏe,
Mai says
Mình mang thai tuần thứ 30 rất hay bị đau phần thượng vị phía bên phải. Có phải mình bị đau dạ dầy không?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Việc bạn mang thai ở tuần thứ 30 mà có biểu hiện đau bụng thì có thể do lúc đó em bé cũng đã lớn lên, dạ dày sẽ bị chèn ép một chút dẫn đến đau tức bụng.
Nếu chỉ có các triệu chứng như vậy và không kèm thêm bất cứ dấu hiệu đặc trưng khác của bệnh đau dạ dày, thì bạn hoàn toàn không cần dùng thuốc mà chúng vẫn sẽ từ từ giảm bớt hoặc biến mất.
Còn nếu cơn đau quá khó chịu, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Hoa says
E đang mang thai 5 tuần nhưng e đang bị viêm loét dạ dày rất đau và k ăn được gì? Giờ e phải lm sao?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ bạn bị viêm loét dạ dày có nhiễm HP không? Tuy nhiên nếu bạn có nhiễm HP thì các thuốc điều trị viêm loét dạ dày do HP đều không có chỉ định sử dụng khi đang mang thai, Khi đó giải pháp an toàn cho bạn là sử dụng kháng thể OvalgenHP với liều tấn công 2 gói/ ngày chia 2 lần sau ăn x 6-12 tuần nhằm giảm dần tải lượng HP về âm tính thông qua đó giúp giảm viêm và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh lý. Để giảm triệu chứng đau tạm thời có thể sử dụng thuốc trung hòa acid dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày an toàn trong thai kỳ như Gastropulgite.
Trường hợp bạn viêm loét dạ dày không phải do Hp thì cách duy nhất là sử dụng thuốc để giảm triệu chứng tạm thời và sau khi sinh con mới điều trị / khi bé cai sữa mới điều trị hoặc ngừng cho con bú trong thời gian điều trị.
Ngoài ra để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị đau dạ dày khi mang thai, bà bầu hãy chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình sao cho hợp lý. Ăn những thức ăn mềm nát, dễ tiêu hóa và có thấm hút dịch vị dạ dày cũng như bao bọc niêm mạc dạ dày như bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, cháo… sẽ là một sự lựa chọn thông minh cho bạn. Hãy cố gắng ăn đúng bữa, nếu cơn nghén làm phiền bạn hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dễ thưởng thức hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trịnh Huyền Trang says
Tôi mang thai tuần thứ 23. Bị đau rát cảm giác rất rát ở vùng dưới xương ức( khu vực dạ dày) phía bên trái mong được bác sĩ tư vấn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trong quá trình thai nhi lớn dần và chèn ép lên dạ dày thì người mẹ có thể gặp các triệu chứng như ợ nóng, tức vùng thượng vị là bình thường. Tuy nhiên trường hợp của bạn có biểu hiện đau nóng rát vùng thượng vị thì lại là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý dạ dày. Vì thai kỳ là một giai đoạn vô cùng nhạy cảm nên trước tiên chúng tôi khuyên bạn vẫn nên thăm khám bác sỹ để biết chính xác hiện tại tình trạng bệnh dạ dày đang ở mức độ nào, do nguyên nhân gì thì mới có hướng xử trí thích hợp.
– Trong trường hợp bạn bị bệnh dạ dày do nhiễm khuẩn HP thì có thể sử dụng kháng thể OvalgenHP nhằm mục đích giảm tải lượng Hp thông qua việc giảm tải lượng Hp sẽ giúp giảm viêm, giảm triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh trong thời gian chưa thể điều trị với thuốc.
OvalgenHP chỉ có tác dụng tại chỗ trong dạ dày, không hấp thu vào máu, không bài tiết qua sữa do vậy hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Liều sử dụng của OvalgenHP là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn thì có thể ngưng. Khi triệu chứng tái phát có thể nhắc lại 1 đợt.
– Bên cạnh đó để giảm triệu chứng đau tức thời bạn có thể sử dụng thuốc trung hòa acid dịch vị như Yumagel, Gastropulgite, Phosphalugel…theo tư vấn tf thầy thuốc.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,