Bất chấp xu hướng mắc Ung thư dạ dày trên toàn thế giới có giảm, căn bệnh này vẫn là vấn đề nóng tại khu vực châu Á, thậm chí bệnh còn đang gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng tại Việt Nam và một số nước châu Á khác. Vi khuẩn Helicobacter pylori, tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày, hiện diện trong dạ dày của đa số người dân ở khu vực này là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ Ung thư dạ dày ở đây thuộc hàng cao nhất trên thế giới.
Nội dung chính
Tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày
Mối liên hệ giữa ung thư dạ dày và vi khuẩn Helicobacter pylori được chứng minh rõ ràng có thể giúp giải thích cho tỷ lệ gia tăng Ung thư dạ dày nhanh ở các nước châu Á. Trên thực tế, từ năm 1994, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xếp vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là tác nhân vi sinh duy nhất gây ung thư nhóm 1 (nhóm tác nhân chắc chắn gây ung thư) bên cạnh một số tác nhân hóa học khác. Mặc dù đồng thuận về mối liên hệ trên là rõ ràng, vẫn có nhiều tranh cãi về cơ chế Hp làm gia tăng tỷ lệ ung thư tại khu vực châu Á, điều mà từ lâu được coi như một “Câu đố Châu Á” hay “Nghịch lý châu Á”
Cơ chế gây Ung thư dạ dày của vi khuẩn Hp
Nhiều cơ chế là nguyên nhân gây ung thư dạ dày khác nhau của vi khuẩn Hp đã được đưa ra và quan sát trên thực nghiệm. Vi khuẩn Hp có thể gây Ung thư dạ dày theo một số cơ chế như sau:
- Cơ chế tạo ra các gốc NO tự do là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư tế bào dạ dày.
- Cơ chế hình thành môi trường gây ung thư do nhiễm khuẩn Hp mạn tính. Trong trường hợp này, mặc dù vi khuẩn Hp không trực tiếp gây ung thư nhưng nhiễm khuẩn mạn tính dẫn tới quá trình viêm niêm mạc mạn tính, làm teo niêm mạc và loạn sản ruột. Những thay đổi này dẫn tới ung thư dạ dày.
- Yếu tố CagA của vi khuẩn Hp ở châu Á có độc tính trực tiếp gây ung thư ở tế bào dạ dày mạnh hơn so với chủng vi khuẩn Hp ở phương Tây. Các nhà khoa học đã chứng minh các chủng vi khuẩn Hp ở châu Á phần lớn có yếu tố CagA và do đó thường gây Ung thư dạ dày hơn so với chủng vi khuẩn Hp ở phương Tây.
Bất luận cơ chế gây Ung thư của vi khuẩn Hp là một trong những cơ chế trên hoặc là sự kết hợp của nhiều cơ chế, cho đến nay, vi khuẩn Hp vẫn được coi là yếu tố hàng đầu gây ung thư dạ dày. Hiện nay, trong điều trị ung thư dạ dày có Hp thì ưu tiên hàng đầu cũng là tiệt trừ Hp.
Tiến triển thành Ung thư dạ dày cần có thời gian
Một đặc điểm dễ thấy trong quá trình phát triển thành ung thư dạ dày là bệnh tiến triển cần có thời gian một vài năm tới hàng chục năm, do đó bệnh nhân thường chủ quan không điều trị triệt để Hp hoặc không dự phòng tái nhiễm. Dẫn tới bệnh Ung thư dạ dày thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, việc điều trị dứt điểm gần như không thể.
Vì lẽ đó, loại trừ Hp nên được tiến hành càng sớm càng tốt, việc loại trừ Hp nên tiến hành với cả những người sinh sống cùng bạn để phòng ngừa các biến chứng do vi khuẩn Hp gây ra, trong đó nguy hiểm hơn cả là Ung thư dạ dày. Các chuyên gia cũng tin rằng, so với việc điều trị bệnh do vi khuẩn Hp gây ra khi đã tiến triển sẽ tốn kém hơn nhiều so với việc phòng ngừa bệnh bằng cách tích cực loại trừ vi khuẩn Hp ngay từ khi phát hiện. Mặc dù hiện nay chưa có loại vaccine nào để phòng tránh vi khuẩn Hp, chúng ta vẫn có thể thực hiện một số biện pháp chủ động khác nhau để loại trừ vi khuẩn Hp, chống lây nhiễm trong cộng đồng:
- Giữ vệ sinh ăn uống, đặc biệt là ăn chín uống sôi.
- Khi có bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp gây ra thì cần phải điều trị triệt để vi khuẩn Hp bằng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, đồng thời phải tuyệt thói tuân thủ các phác đồ này.
- Không tự ý sử dụng các sản phẩm không chứng minh tác dụng trên vi khuẩn Hp để diệt trừ Hp.
- Thường xuyên sử dụng kháng thể để giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn Hp gây ra.
Theo Helicobacter pylori Research
nguyen thi men says
benh ung thu da day thi song duoc bao lau thua chuyen gia
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Tùy thuộc vào bệnh phát hiện ở giai đoạn nào và các phương pháp điều trị tích cực mà bệnh có thể chữa khỏi hoặc kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo tại: Tổng quan về ung thư dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe
huyền says
chào chuyên gia em có triệu chứng là đau bụng âm ỉ, đầy hơi,ăn không tiêu. Em hỏi là có phải triệu chứng của đau dạ dày k ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Hiện tượng bạn mô tả có thể gợi ý bệnh lý tại khu vực dạ dày. Bạn nên tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng của bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn thị thanh trúc says
Dạ em có khám và phát hiện mình bị nhiễm HP
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không biết quá trình thăm khám bác sỹ có kết luận bạn bị bệnh lý dạ dày hay không? Gia đình bạn có ai mắc ung thư dạ dày không?
Trên thực tế có nhiều người có thể nhiễm khuẩn HP nhưng hoàn toàn không bị bệnh dạ dày, khi đó thì không cần phải điều trị diệt trừ vi khuẩn HP. Còn đối với trường hợp bị viêm loét dạ dày, hoặc có yếu tố nguy cơ mắc ung thư dạ dày (người thân trực hệ có tiền sử mắc) thì mới cần phải điều trị.
Để diệt trừ HP bạn cần phải tuân thủ chặt chẽ một phác đồ theo khuyến cáo gồm tối thiểu 2 loại kháng sinh phối hợp với 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Bạn có thể tham khảo bài viết sau để đối chiếu với đơn thuốc của mình xem đã chính xác hay chưa, hoặc gửi lại đơn thuốc cho chúng tôi kiểm tra: Phác đồ tiệt trừ HP.
Bên cạnh đó hiện nay tình trạng HP kháng thuốc đang xảy ra rất phổ biến, dễ xảy ra tình trạng thất bại với phác đồ điều trị. Vậy nên để nâng cao hiệu quả diệt trừ Hp, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn bạn có thể sử dụng phối hợp phác đồ cùng kháng thể kháng HP là OvalgenHP, liều dùng 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn x 2-4 tuần.
Chúc bạn mạnh khỏe,