Các bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra như viêm dạ dày tá tràng, loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày, thiếu máu thiếu sắt…. Vi khuẩn Hp kháng thuốc làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, tài chính cho người lớn và trẻ em, giảm tỷ lệ điều trị thành công bệnh lý dạ dày. Việc điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc tới nay vẫn còn là một thách thức cho các chuyên gia cũng như bệnh nhân.
Vi khuẩn Hp kháng thuốc truyền gen kháng thuốc cho vi khuẩn bình thường làm lây tính kháng (ảnh bbc.com)
Nội dung chính
Vi khuẩn Hp kháng thuốc là gì?
Vi khuẩn Hp cũng như các loại vi khuẩn khác, bị tiêu diệt bởi kháng sinh nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu như kháng sinh sử dụng không đủ liều tiêu diệt vi khuẩn thì vi khuẩn sẽ có những biến đổi để chống lại cơ chế tác dụng của kháng sinh đó. Vi khuẩn Hp sau khi đã biến đổi để vô hiệu hóa tác dụng của các loại kháng sinh trong phác đồ điều trị Hp thì gọi là vi khuẩn Hp kháng thuốc.
Trước đây, khi vi khuẩn Hp được xác định là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý dạ dày: viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày-tá tràng, Ung thư dạ dày… thì việc điều trị với kháng sinh tương đối dễ dàng bởi trước đó chưa ai điều trị bệnh lý dạ dày với kháng sinh. Tuy nhiên kể từ một vài năm trở lại đây, vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng làm cho việc điều trị bệnh lý dạ dày nói chung trở nên khó khăn hơn rõ ràng.
Tại sao vi khuẩn Hp kháng thuốc khó điều trị
Bản thân vi khuẩn Hp trong dạ dày khó bị tiêu diệt với 1 loại thuốc cho nên việc điều trị Hp phải tiến hành với Phác đồ điều trị Hp gồm có ít nhất là 2 thuốc kháng sinh kết hợp với 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày giúp gia tăng hiệu quả điều trị của kháng sinh. Nếu vi khuẩn Hp kháng lại 1 loại kháng sinh trong phác đồ điều trị Hp thì phác đồ đã thất bại. Trong khi đó, việc kiểm tra xem loại vi khuẩn Hp bệnh nhân bị nhiễm có thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh gì trước khi điều trị là điều không khả thi vì làm kháng sinh đồ có chi phí cao, thời gian dài, tỷ lệ nuôi cấy thành công vi khuẩn cũng không cao… Hiện nay, kháng sinh đồ chủ yếu được áp dụng trong việc nghiên cứu khoa học.
Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm Hp được điều trị thành công giảm dần từ năm 2003 tới 2010
Các bác sỹ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn thuốc điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Hp, ngay cả khi đó là lần điều trị đầu tiên. Tỷ lệ thất bại khi điều trị Hp gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Đối với người lớn, tỷ lệ điều trị thành công Hp chỉ đạt khoảng 50% ở thời điểm hiện tại, ở trẻ em tỷ lệ thành công thậm chí còn thấp hơn như vậy.
Phương pháp điều trị bệnh lý có vi khuẩn Hp kháng thuốc
Các thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp hiện nay chủ yếu được sử dụng là Amoxicillin, Metronidazol, Clarithromycin, Levofloxacin, Tetracyclin. Tuy nhiên, để lựa chọn được 2 loại kháng sinh cùng nhạy cảm với vi khuẩn Hp là điều rất khó khăn, mang tính chất ngẫu nhiên nhiều hơn là có chủ đích.
Để gia tăng hiệu quả điều trị tiệt trừ vi khuẩn Hp, ngoài việc sử dụng kháng sinh, thuốc giảm acid thông thường, người bệnh có thể phối hợp cùng với kháng thể OvalgenHP. Kháng thể OvalgenHP là một loại kháng thể được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà sau khi đã được tiêm tối miễn dịch với kháng nguyên quan trọng nhất của vi khuẩn Hp (men Urease) – yếu tố sống còn đối với sự xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng của Hp trong dạ dày. Khi kháng thể OvalgenHP tiếp xúc với vi khuẩn Hp sẽ gây phá hủy vách tế bào vi khuẩn Hp, giúp kháng sinh xâm nhập vào tế bào vi khuẩn dễ hơn. Ngoài ra, việc sử dụng OvalgenHP lâu dài cũng góp phần giúp giảm tải lượng vi khuẩn Hp ra khỏi dạ dày, giúp giảm nguy cơ tái nhiễm Hp sau điều trị cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm Hp sang người khác, đặc biệt là người thân trong gia đình.
Kháng thể OvalgenHP giúp phá vỡ cấu trúc màng tế bào vi khuẩn Hp kháng thuốc
Cách phòng tránh Hp kháng thuốc
Để phòng tránh vi khuẩn Hp kháng thuốc, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
- Khi đi thăm khám cần trao đổi kỹ với bác sỹ điều trị về các thuốc đã và đang sử dụng, lịch sử điều trị bệnh lý dạ dày nhằm giúp bác sỹ đưa ra lựa chọn phác đồ phù hợp nhất với từng bệnh nhân.
- Tuân thủ phác đồ điều trị chuẩn của bác sỹ, không tự ý bỏ thuốc khi đang trong quá trình điều trị. Nếu nghi ngờ phác đồ diệt Hp không chính xác cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn thêm.
- Đối với trẻ nhỏ, nếu trẻ không thể dùng thuốc, phải báo cho bác sỹ điều trị ngay để tìm các giải pháp thích hợp.
- Khi trong gia đình có người bị bệnh do nhiễm khuẩn Hp thì cần phải điều trị triệt để, tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp.
- Trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp, nên kết hợp thêm sản phẩm có chứa kháng thể OvalgenHP liều 2 gói/ngày giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, ngoài ra còn trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori , tăng hiệu quả điều trị .
- OvalgenHP có thể được cân nhắc sử dụng thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp cho các thành viên trong gia đình.
Xem thêm: 5 sai lầm phổ biến khi điều trị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp
OvalgenHP – Đột phá miễn dịch Nhật Bản giúp kiểm soát nhiễm khuẩn Hp hiệu quả
DS. Minh Tâm
Mai Thị Phương Loan says
BS vui lòng cho tôi hòi OvalgenHP có giá bao nhiu ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
OvalgenHP là thành phần chính của sản phẩm GastimunHP được lưu hành tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm có giá bán online là 420,000 vnđ/ hộp 10 gói. Bạn có thể mua tại hệ thống phân phối GastimunHP trong toàn quốc hoặc mua online theo hướng dẫn
Chúc bạn mạnh khỏe.
Lê Bích thuỷ says
Xin bác sỹ tư vấn cho tôi, trước đây tôi đã bị nhiễm vk HP điều trị với amicilin , clarithromycin và omeprazole nhưng thất bại. Xin hỏi tôi có thể dùng augmentin, clarithromycin và omeprazole đề diệt vk HP được không ạ xin cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu bạn thất bại với phác đồ lần 1 như trên thì phác đồ lần 2 Bạn không nên tự ý sử dụng dụng phác đồ(augmentin, clarithromycin và omeprazole ) Augmentin có amoxicillin và acid clavunalic, nếu bạn sử dụng có thể không đảm bảo đủ hàm lượng kháng sinh Amoxicillin theo khuyến cáo điều trị, đồng thời có thể gặp tác dụng phụ gây tiêu chảy khi sử dụng Acid clavulanic trong Augmentin.
Chính vì vậy bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa uy tín thăm khám đồng thời có chỉ định điều trị phù hợp cho bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Thu hằng says
Mẹ tôi bị dạ dày, nhiễm HP. đã điều trị nhưng bị tái nhiễm lại 2 lần rồi. Vậy tôi muốn hỏi, nếu như mẹ tôi không uống kháng sinh để diệt HP nữa mà chấp nhận sống chung với nó, chỉ dùng gastimunHP thì có thể giảm được sự hoạt động của vi khuẩn, cũng như số lượng vi khuẩn không. Vì theo như tôi được biết thì có hơn 50% dân số bị nhiễm hp, nên khả năng chữa khỏi rồi bị tái lại là rất cao. Mong được tư vấn giúp đỡ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Theo nghiên cứu tại Nhật Bản thì sử dụng kháng thể OvalgenHP (thành phần chính của GastimunHP) có thể làm giảm tải lượng HP liên tục sau 1 – 2- 3 tháng sử dụng (đánh giá thông qua test thở và xét nghiệm phân). Tại thời điểm 3 tháng có tới 76% bệnh nhân tham gia nghiên cứu âm tính với khuẩn HP. Đồng thời mức độ viêm và triệu chứng đau của những người được sử dụng kháng thể cũng giảm rõ rệt. Nhiều nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại các quốc gia khác nhau đều cho kết quả là kháng thể OvalgenHP có thể làm giảm tải lượng HP.
Chi tiết nghiên cứu bạn có thể tham khảo tại đây.
Trường hợp mẹ bạn đã sử dụng nhiều phác đồ kháng sinh không diệt trừ hết, hoặc bị tái nhiễm HP thì có thể sử dụng GastimunHP với liều 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6 tuần (nên phối hợp thêm thuốc ức chế tiết acid dạ dày nếu như có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn). Sau 6 tuần nên kiểm tra lại với test thở để đánh giá tải lượng HP. Khi tải lượng HP ở mức thấp và triệu chứng ổn định có thể chuyển sang liều duy trì 1 gói/ngày cho tới khi âm tính với khuẩn HP.
Hi vọng thông tin chúng tôi cung cấp hữu ích cho bạn.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,