Tình trạng trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp hiện đang ngày một gia tăng. Nếu như bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa bao gồm Viêm dạ dày, tá tràng, Loét dạ dày tá tràng, thậm chí là Ung thư dạ dày. Để phát hiện sớm và điều trị vi khuẩn Hp cho trẻ kịp thời bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Tỷ lệ trẻ nhiễm vi khuẩn Hp ngày càng trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam do điều kiện sống, khả năng tầm soát vi khuẩn Hp còn hạn chế. Việc lây nhiễm vi khuẩn trong gia đình dễ dàng, trong khi việc điều trị thường không triệt để là nguyên nhân trẻ nhỏ tuổi cũng bị nhiễm Hp.
Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn vô cùng nguy hiểm, có gram âm, bám và sinh sống trên lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Và đây cũng là nguyên nhân chính của bệnh viêm loét dạ dày, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra ung thư dạ dày. Vì vậy, việc phát hiện sớm vi khuẩn Hp ở trẻ em sẽ giúp điều trị được bệnh sớm để ngăn chặn những nguy cơ nguy hiểm kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu trẻ bị nhiễm Hp.
Nội dung chính
Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em
Đối với trẻ em, nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày sẽ khó phát hiện vì thông thường không có dấu hiệu đặc trưng. Theo các chuyên gia, vi khuẩn Hp ở trẻ em thường gây ra các bệnh về dạ dày như ở người lớn. Những vấn đề thường gặp nhất ở trẻ khi nhiễm phải vi khuẩn Hp đó là gây u niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng.
Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em thường khác biệt so với người lớn. Điểm chung duy nhất là đau bụng, thường kéo dài trong khoảng 2-3 giờ sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.
Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp còn có thể có những biểu hiện như:
- Đầy hơi, ợ nóng khó chịu
- Buồn nôn, ói mửa
- Ăn mất ngon, kém ăn
- Sụt cân, suy nhược cơ thể
- Nôn ra máu hoặc phân đen, trường hợp này là do xuất huyết trong dạ dày hoặc tá tràng
- Tuy nhiên, có một số trẻ lại chỉ có biểu hiện như xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu không rõ nguyên nhân
Những triệu chứng kể trên nhìn chung rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa khác. Khi thấy trẻ có một số biểu hiện sau cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán ngay:
- Đau bụng dữ dội hoặc đau bụng lâu không dứt.
- Trẻ có cảm giác khó nuốt khi ăn
- Khi đi ngoài phân có lẫn máu hoặc phân đen như hắc ín.
- Nôn ra máu hoặc nôn ra dịch màu nâu, màu đen.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp
Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn hp ở trẻ em
Việc vội vã cho con đi xét nghiệm, test Hp không được hoan nghênh cho lắm. Những trường hợp có biểu hiện và nghi ngờ trẻ nhiễm HP hoặc gia đình có người bị ung thư dạ dày thì bác sĩ cũng sẽ hỏi kỹ tiểu sử bệnh, khám lâm sàng và nếu cần sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán cần thiết và phù hợp, an toàn với lứa tuổi của trẻ.
Thông thường phương pháp được bác sĩ tư vấn phụ huynh để chẩn đoán vi khuẩn Hp dạ dày ở trẻ em là làm nội soi. Nội soi dạ dày bên cạnh việc tìm các kháng thể HP, nội soi dạ dày cũng giúp đánh giá chính xác mực độ nặng nhẹ của vị trí tổn thương trên dạ dày, tá tràng và cả thực quản, xem có bị loét hay không.
Hai loại xét nghiệm khác thường dùng để theo dõi sau điều trị xem Hp đã được diệt sạch hay chưa là Test hơi thở sử dụng C13 và tìm Kháng nguyên Hp trong phân. Loại đầu thì dùng cho trẻ lớn trên 7 tuổi, có thể hợp tác tốt, còn loại sau (thử phân) thì dùng cho trẻ nhỏ. Hai loại test này đã được chứng minh giá trị đáng tin cậy của mình trong việc theo dõi Hp sau điều trị ở trẻ em.
Kiểm tra hơi thở bằng sử dụng C13 và xét nghiệm phân cũng là 2 phương pháp khác để tìm vi khuẩn HP trong dạ dày. Phương pháp kiểm tra bằng hơi thở thường áp dụng cho trẻ lớn hơn, tuy nhiên cả hai đều không giúp bác sĩ đánh giá được mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng nếu trẻ bị viêm loét dạ dày..
Khi trẻ được chẩn đoán là nhiễm bệnh này, các thành viên trong gia đình cũng nên đi khám vì bệnh này dễ lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình.
Chăm sóc trẻ bị nhiễm hp
- Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, rèn cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh ngăn ngừa vi khuẩn lây nhiễm.
- Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ.
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng bông cải xanh mặc dù không tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn H. pylori nhưng nó giúp giảm số lượng đáng kể vi khuẩn này. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung thêm bông cải xanh vào thực đơn cho bé
- Uống trà xanh: chứa lượng cao chất polyphenol – ức chế sự sản sinh H. pylori.
- Tăng cường bổ sung vitamin C cho trẻ để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin C có nhiều trong cam chanh, dưa đỏ, bắp cải, ớt đỏ, ổi,…
- Hạn chế tiếp xúc nước bọt với bé bằng cách: tránh hôn, tránh dùng chung đồ ăn, bàn chải đánh răng,…
- Nấu chín thức ăn, làm sạch thức ăn trước khi chế biến cho trẻ, nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội
- Tránh đến những nơi mất vệ sinh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ quá tình điều trị nhanh khỏi bệnh hơn.
Việc xác định sớm và chính xác được những triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em sẽ giúp cho quá trình điều trị cũng như ngăn chặn những bệnh lý nguy hiểm có thể bùng phát một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Tong tam says
E moi sinh đuoc 1thang.e bi đau bung đj noi soi co ket qua viem da datrao nguoc dich mat hp+. Bac si cho thuoc va yeu cau cai sua.e uong het thuoc 14ngay.vay bao lau e moi cho con bu lai dc
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Sau khi ngừng thuốc bạn có thể cho bé bú trở lại và thời điểm cho con bú an toàn sau khi ngừng thuốc được tính dựa trên thời gian bán thải của các thuốc. Do đó bạn có thể gửi lại đơn thuốc chi tiết để chúng tôi tư vấn cho bạn 1 cách cụ thể và chính xác nhất.
Bạn chú ý sau khi ngưng kháng sinh 4 tuần và thuốc ức chế tiết acid dạ dày bạn nên đi xét nghiệm để kiểm tra vi khuẩn Hp.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thunguyen says
Be nhà tôi 9 tuổi đi xét nghiệm máu duong tính hp.cháu hay mệt mỏi hoi thơ có mùi hôi vay cháu có bi nặng k
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi như bệnh về răng miệng, viêm nha chu, bệnh hô hấp, bệnh lý dạ dày. Trường hợp bé có xét nghiệm máu cho kết quả dương tính HP, và có biểu hiện mệt mỏi hơi thở có mùi thì bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh lý để có chỉ định điều trị phù hợp. Trường hợp nếu bé nhiễm HP và có bệnh lý dạ dày thì nhất thiết cần điều trị HP triệt để nhằm khắc phục tình trạng hôi miệng cho bé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thanh Hoa says
Con mình đi khám dạ dày có HP+ .có uống thuốc gastimun đc ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp có nhiễm khuẩn HP bé sử dụng GastimunHP với liều 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần. Sản phẩm có thể sử dụng kết hợp với các thuốc kê đơn khác của bác sĩ bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,