Vi khuẩn Hp trong dạ dày là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Tên đầy đủ của loại vi khuẩn này là Helicobacter pylori (Hp), được hai bác sỹ người Australia là Barry Marshall và Robin Warren mô tả lần đầu năm năm 1982.
Vi khuẩn Hp trong dạ dày có thể gây nhiều bệnh lý cho người
Nội dung chính
Vi khuẩn Hp sinh sống trong dạ dày
Helicobacter pylori (HP) là xoắn khuẩn có roi gram-âm, vi khuẩn Hp được tìm thấy trong và bên dưới lớp niêm của thượng bì dạ dày. Hp là vi khuẩn duy nhất có thể tồn tại trong môi trường của acid dạ dày. Sở dĩ vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày là do chúng đã có hàng ngàn năm phát triển cùng con người trên trái đất, đã tiến hóa để thích nghi với môi trường acid đậm đặc trong dạ dày. Vi khuẩn Hp sở hữu men Urease có tác dụng chuyển hóa Ure trong dạ dày thành khí Amoniac và Carbonic làm trung hòa môi trường acid dạ dày. Hệ thống lông roi linh hoạt của vi khuẩn Hp cũng giúp chúng nhanh chóng di chuyển trong dạ dày, tránh tác động kéo dài của acid dịch vị. Nơi trú ẩn của vi khuẩn Hp trong dạ dày là ở giữa lớp chất nhày và lớp niêm mạc dạ dày, nơi có độ acid tương đối cao so với acid chung của dạ dày. Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn phát triển một loạt các biện pháp tránh né miễn dịch của cơ thể làm cho miễn dịch cơ thể trở nên vô hiệu trước chúng. Vi khuẩn này có thể sinh sống và phát triển ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày và có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày mạn tính, lâu dần có thể dẫn tới ung thư.
Các yếu tố nguy cơ giúp vi khuẩn Hp gây bệnh
Vi khuẩn Hp có mặt trong dạ dày của trên 50% dân số thế giới, ở các nước công nghiệp phát triển thì tỷ lệ này là khoảng 30-50%, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ này lên tới khoảng 80%. Tuy vậy, không phải ai có vi khuẩn Hp trong dạ dày cũng bị bệnh dạ dày. Bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Sự nhạy cảm của cơ thể người bị nhiễm với vi khuẩn Hp trong dạ dày: những gia đình có người bị bệnh do Hp thì có nguy cơ bị bệnh dạ dày do Hp cao hơn.
- Nhóm máu: người có nhóm máu O có nguy cơ bị Loét dạ dày do Hp cao hơn, trong khi đó người có nhóm máu A có nguy cơ bị Ung thư dạ dày do Hp cao hơn hẳn các nhóm khác.
- Chủng vi khuẩn Hp: chủng vi khuẩn Hp ở Việt Nam, Nhật Bản có độc tính gây bệnh cao hơn chủng vi khuẩn Hp ở phương Tây.
- Tuổi tác: trẻ nhỏ ít bị bệnh do vi khuẩn Hp trong dạ dày gây ra, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi. Điều này có thể giải thích theo thời gian xâm nhiễm của vi khuẩn Hp trong dạ dày.
Tầm quan trọng của phát hiện vi khuẩn Hp
Sự phát hiện ra vi khuẩn Hp trong dạ dày đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của thế giới về bệnh lý Viêm loét dạ dày tá tràng. Theo quan điểm xưa “no acid, no ulcer” có nghĩa là loét dạ dày tá tràng là do acid, mục tiêu điều trị bệnh này là làm giảm tiết acid dạ dày. Ngày nay, quan niệm thay đổi hoàn toàn, bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh nhiễm khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là H.pylori hay Hp). Sự thay đổi trong nhận thức này cũng làm thay đổi hoàn toàn quan điểm điều trị, từ việc giảm tiết acid dạ dày là mục tiêu chính chuyển sang diệt vi khuẩn Hp là mục tiêu chính.
Ngày nay người ta phát hiện ra vi khuẩn Hp còn có mặt trong khoang miệng, ở các mảng bám trên răng, ở trong các hốc xoang, đường ruột…tuy nhiên, mới chỉ biết rằng vi khuẩn Hp gây bệnh ở dạ dày. Một số bệnh trên dạ dày mà vi khuẩn Hp gây ra như Viêm dạ dày-tá tràng, Loét dạ dày-tá tràng, Ung thư dạ dày, U lympho tế bào dạ dày MALT. Để điều trị các bệnh kể trên, bác sỹ phải tác động vào nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Hp trong dạ dày.
Tác hại của vi khuẩn HP cho dạ dày
– Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày: Phần lớn bệnh nhân khi mới nhiễm HP không có triệu chứng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn.
– Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày: Sau giai đoạn viêm cấp có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, lâu dài sẽ gây viêm mạn tính.
– Loét dạ dày tá tràng: Loét dạ dày thường gặp ở người trên 40 tuổi, vị trí ổ loét hay gặp ở phía bờ cong nhỏ, đặc biệt là vùng nối giữa thân vị và hang vị. Loét tá tràng hay gặp ở độ tuổi từ 20-50 tuổi, vị trí ổ loét thường gặp tại phần đầu tá tràng hay còn gọi là hành tá tràng. Loét dạ dày tá tràng hay gây biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.
– Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày. Viêm mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột. Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột gặp khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm HP. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày
Vì vậy, khi điều trị diệt vi khuẩn HP sẽ làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày nhưng không làm mất hoàn toàn nguy cơ ung thư dạ dày.
Cần làm gì để xác định đã nhiễm vi khuẩn HP
Để biết chính xác bản thân đã nhiễm vi khuẩn HP, có thể tiến hành một số xét nghiệm như:
- Nội soi dạ dày: là kĩ thuật lấy mẫu bệnh ở dạ dày, sau đó tiến hành test urease nhằm xác định tình trạng nhiễm HP
- Test thử urease: đây là kĩ thuật test qua hơi thở. Hơi thở sẽ được thổi vào dụng cụ test và được đánh giá trên một thiết bị phân tích có chỉ số, đánh giá xem kết quả có dương tính với vi khuẩn HP hay không. Kỹ thuật này được sử dụng nhiều do cho kết quả có độ chính xác cao, tiến hành đơn giản và không cần can thiệp xâm lấn qua nội soi dạ dày.
- Xét nghiệm phân: Vi khuẩn HP nếu có trong dạ dày sẽ được đào thải qua phân. Xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang để xác định có HP trong phân không, từ đó kết luận được có HP trong dạ dày không. Phương pháp này cũng thường xuyên được sử dụng do cho kết quả chính xác, dễ thực hiện.
- Xét nghiệm máu: Nếu có vi khuẩn HP, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể để kháng lại HP. Kháng thể này có trong máu vì vậy có thể tiến hành xét nghiệm máu để tìm kháng thể. Tuy nhiên, xét nghiệm này ít được sử dụng trong chẩn đoán, đặc biệt trong việc theo dõi hiệu quả điều trị HP, bởi dù có loại bỏ hoàn toàn HP thì kháng thể kháng HP vẫn có thể tồn tại trong máu, vì vậy kết quả dương tính có thể là dương tính giả.
Làm gì khi phát hiện nhiễm khuẩn Hp?
Điều trị vi khuẩn Hp trong dạ dày thường được tiến hành khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng bệnh như Viêm dạ dày-tá tràng, Loét dạ dày-tá tràng, Ung thư dạ dày. Đối với những người có Hp dương tính mà chưa có bệnh dạ dày, bác sỹ thường bỏ qua và không điều trị tiệt trừ Hp do việc sử dụng kháng sinh tiệt trừ Hp tốn kém và nhiều tác dụng có hại cho bệnh nhân.
Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã sản xuất ra loại kháng thể ức chế trực tiếp men Urease của vi khuẩn Hp (gọi là OvalgenHP) – yếu tố quan trọng đối với sự sống còn và tồn tại dai dẳng của vi khuẩn Hp trong dạ dày. OvalgenHP giúp tăng cường sức đề kháng đối với vi khuẩn Hp, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe môi trường trong dạ dày và trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do Hp. Các nghiên cứu tại Nhật bản trên người tình nguyện có nhiễm Hp cho thấy khi sử dụng kháng thể OvalgenHP liên tục trong 1-3 tháng giúp giảm tải lượng vi khuẩn Hp trong dạ dày . Trong đó có một nghiên cứu ghi nhận 76% người sử dụng có Hp về âm tính sau khi dùng 3 tháng. OvalgenHP có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do Hp kết hợp với thuốc để tăng cường hiệu quả điều trị hoặc dương tính với Hp nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Để được tư vấn thêm về vi khuẩn Hp trong dạ dày và những vấn đề thường gặp phải khi bạn mắc loại vi khuẩn này, hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia của gastimunHP trên website hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 0903 294 739.
Xem thêm:
- Nguyên nhân nào gây nhiễm vi khuẩn Hp và cách phòng tránh
- Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp
Chuyên gia của GastimunHP
hồng Giấy says
xin chào
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp, hoặc liên hệ hotline 0985 316 151 để được tư vấn.
lan says
benh viên nào ơ hcm chuyên khám và điều trị bị virus hp
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn có thể tham khảo một số cơ sở y tế như BV Chợ Rẫy, BV ĐH Y dược TP.HCM, BV 115, BV Nhân dân Gia Định,…
Chúc bạn mạnh khỏe,