Trước đây, đa số mọi người vẫn tin rằng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc chủ yếu xảy ra ở người lớn do quá trình sử dụng kháng sinh lâu dài và số lượng nhiều hơn trẻ em. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra điều ngược lại, vi khuẩn Hp kháng thuốc ở trẻ em có tỷ lệ cao hơn ở Hp kháng thuốc ở người lớn.
Tình hình Hp kháng thuốc kháng sinh diễn biến phức tạp tại Việt Nam
Nội dung chính
Nhiễm Hp ở trẻ em ngày càng gia tăng
Ngày nay, ngày càng nhiều trẻ bị nhiễm khuẩn Hp và mắc các bệnh do vi khuẩn Hp gây ra. Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Bằng, Bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội trao đổi trên kênh phát thanh về sức khỏe JoyFM “tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em là 35-55% ngoài cộng đồng. Từ trước 1 tuổi trẻ đã có thể nhiễm Hp với tỷ lệ 20-35%, tỷ lệ gia tăng trong giai đoạn 3-10 tuổi (45-50%) và đạt tỷ lệ giống người lớn sau 15 tuổi”. Cũng theo bác sỹ, các bệnh lý do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ em có thể kể đến như: Viêm dạ dày mạn tính, dẫn tới kém ăn, chậm lớn; Loét hành tá tràng gây chảy máu ồ ạt (xuất huyết tiêu hóa) có thể đe dọa tính mạng nếu bị nặng và không can thiệp cấp cứu kịp thời; hay xuất huyết âm ỉ gây đi tiêu phân đen và thiếu máu rất trầm trọng; Đau bụng tái diễn; Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ em; Có vai trò gây răng tỷ lệ dị ứng ở trẻ em. Như vậy, việc điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ em đang ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em.
Điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ em khó hơn và thất bại nhiều hơn
Để điều trị các bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ em cũng cần thiết phải sử dụng phác đồ kháng sinh bao gồm từ 2 loại kháng sinh kết hợp với một thuốc giảm tiết acid dạ dày. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ nhiễm khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng, làm cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc nhiều bậc phụ huynh có con bị bệnh do vi khuẩn Hp gây ra phải điều trị nhiều lần mà vẫn không khỏi được bệnh. Chị An, Hà Nội cho biết “Con đã điều trị vài lần với bao nhiêu thuốc tây nhưng không thể khỏi được bệnh. Bác sỹ cũng chỉ nói là chờ khi nào bé lớn hơn thì sẽ cho thêm thuốc khác để điều trị, có thể sẽ hiệu quả. Nhưng làm sao tôi nhìn con mình ốm yếu mấy năm để tới lúc điều trị được…”
Các số liệu cho thấy có tới 55% trẻ nhiễm Hp khi vào viện có kháng với một trong các loại thuốc điều trị Hp phổ biến ở trẻ nhỏ, trong đó cao nhất là kháng Metronidazol, rồi tới Clarithromycin và Amoxicillin. Như vậy, khi bác sỹ lựa chọn một phác đồ diệt Hp theo đúng khuyến cáo dành cho trẻ, thì tỷ lệ thất bại sau khi dùng thuốc cũng lên tới hơn 1 nửa. Vậy, lý do nào khiến tỷ lệ Hp ở trẻ nhỏ kháng thuốc cao như vậy.
Sự thật về nhiễm Hp ở trẻ nhỏ, lây nhiễm và kháng thuốc
Trẻ thường bị lây nhiễm vi khuẩn Hp từ mẹ, bố, anh chị em ruột thịt cùng chung sống trong gia đình là chính. Ngoài ra, trong quá trình đi học bán trú, trẻ cũng có thể bị lẫy nhiễm Hp từ những trẻ khác. Tuy nhiên, nguồn lây cơ bản vẫn là từ gia đình, các nguồn khác có tỷ lệ lây rất thấp. Khi trẻ bị nhiễm khuẩn Hp, đa số trẻ không có biểu hiện bệnh lý ngay, chính vì vậy, phụ huynh không cho bé đi kiểm tra và phòng bệnh. Khi trẻ có biểu hiện bệnh lý dạ dày như chán ăn, ợ hơi, đau bụng trên rốn…thì đi kiểm tra dạ dày trẻ thường đã tiến triển thành bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày-tá tràng.
Trước khi phát hiện ra trẻ bị nhiễm Hp dạ dày, trẻ đã được sử dụng rất nhiều loại kháng sinh khác nhau trong quá trình điều trị các bệnh lý như viêm đường hô hấp, viêm đường ruột… Liều lượng sử dụng kháng sinh, số lượng kháng sinh sử dụng thường ít hơn so với liều sử dụng trên phác đồ diệt Hp dẫn tới vi khuẩn Hp trong dạ dày không bị tiêu diệt. Khi vi khuẩn Hp trong dạ dày tiếp xúc với kháng sinh mà không bị tiêu diệt, chúng sẽ hình thành cơ chế kháng thuốc, chống lại các loại kháng sinh đó. Hậu quả là, các loại thuốc kháng sinh thông thường trẻ em hay dùng chữa bệnh đường hô hấp như Metronidazol, Clarithromycin, Amoxicillin… trở nên kháng thuốc. Đây cũng là các thuốc được sử dụng trong phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp.
Trẻ rất dễ bị lây nhiễm Hp từ bố, mẹ, anh chị em ruột
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ không tuân thủ đúng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, bỏ thuốc giữa chừng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp kháng thuốc. Điều dễ thấy là tỷ lệ bỏ thuốc của trẻ nhỏ trong quá trình điều trị cao hơn so với người lớn.
Chính vì tình hình khó khăn trong điều trị nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em mà nhiều loại phác đồ mới ra đời kèm theo các loại sản phẩm sử dụng kết hợp để giúp tăng thêm hiệu quả tiệt trừ vi khuẩn Hp, giảm nguy cơ Hp kháng thuốc và tình trạng nhiễm Hp ở trẻ em ngày càng gia tăng.
Kháng thể OvalgenHP của Nhật Bản là một trong những giải pháp đó. Kháng thể OvalgenHP có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp, được chứng minh có tác dụng giúp làm giảm tải lượng vi khuẩn Hp và hỗ trợ giúp giảm viêm, giảm đau dạ dày. Hiện kháng thể OvalgenHP đang được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam để trợ giúp cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP hoặc những người đang dương tính với Hp chưa có biểu hiện triệu chứng.
Chuyên gia Hồng Vân
Thúy nguyễn says
Làm ơn cho e hỏi muồn khám bé 5 tuổi và <1 tuổi tìm HP thì phải làm sao? Cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn có thể cho bé kiểm tra bằng test phân để tìm Hp.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Nghuyen thi hanh says
Thuoc nay uong co anh huong gi ko? Neu ko biet chinh xac benh tinh ma dung no thi co anh huong ko?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Kháng thể OvalgenHP được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, không gây tác hại cho cơ thể. Tuy nhiên nếu uống mà không biết rõ bệnh thì sẽ tốn kém và rất lãng phí.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyen thi hang says
Cho minh hoi bao nhieu 1 hop. Va lieu trinh ntn.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Giá bán GastimunHP là 420.000/hộp 10 gói. Liều sử dụng kết hợp với phác đồ thông thường là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn, liên tục trong 30 ngày. Nếu chỉ sử dụng GastimunHP mà không dùng kháng sinh thì cần duy trì liều tấn công liên tục trong 3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Hoa says
Bác sĩ cho e hỏi chút. Con nhà e bị viêm phổi hiện tại đang điều trị bằng kháng sinh tienam và lobitzo. Hiện tại bác sĩ cũng có nói là con e bị nhiễm khuẩn kháng thuốc. Bác sĩ nói sợ có nguy cơ k điều trị được con vi khuẩn đấy và dẫn đến hoại tử phổi. Bác cho e lời khuyên.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp cháu bé cần cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ để tìm ra thuốc điều trị thích hợp. Bạn nên trao đổi lại với bác sĩ điều trị hoặc đưa cháu bé tới cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được điều trị tốt hơn.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,