Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp) là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng sinh trưởng và phát triển ngay trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Chúng có khả năng gây nhiều bệnh dạ dày như loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày tá tràng cấp và mạn tính, Ung thư dạ dày. Việc tiêu diệt vi khuẩn Hp sẽ giúp điều trị, ngăn chặn các bệnh lý kể trên. Các phác đồ hiện nay để tiêu diệt vi khuẩn Hp bao gồm 2 hoặc 3 loại kháng sinh với một thuốc ức chế acid dạ dày đã bắt đầu có xu hướng giảm tác dụng do vi khuẩn Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng nhanh chóng. Vậy, vi khuẩn Hp kháng thuốc như thế nào?
Kháng sinh vẫn là giải pháp hiệu quả nhất để diệt vi khuẩn Hp
Nội dung chính
Diệt vi khuẩn Hp giống như diệt các loại vi khuẩn khác
Sau khi phát hiện ra vi khuẩn Hp chính là nguyên nhân gây bệnh dạ dày, các nhà khoa học đã tìm ra cách để chữa bệnh dạ dày, sử dụng kháng sinh diệt Hp, phương pháp tưởng chừng như đơn giản này nhưng lại mới chỉ được áp dụng cách đây gần 30 năm. Bởi vì trước đây, không ai nghĩ rằng bệnh lý loét dạ dày tá tràng lại do vi khuẩn gây ra, y học thời đó và trước đó hàng trăm năm vẫn tin tưởng rằng việc tăng tiết acid quá mức dẫn tới tình trạng sưng phù nề, loét trên niêm mạc dạ dày – tá tràng. Vi khuẩn Hp cũng giống như nhiều loại kháng sinh khác, bị tiêu diệt bởi kháng sinh phù hợp. Trên thực tế, khi tách vi khuẩn Hp ra khỏi môi trường dạ dày, chúng dễ bị tiêu diệt bởi các yếu tố ngoại cảnh và các loại kháng sinh thông thường, thậm chí một số loại thảo dược thông thường như nghệ vàng, chè dây…cũng có thể tiêu diệt được, nhưng khi ở trong dạ dày, chúng lại rất khó bị tiêu diệt. Phác đồ để tiêu diệt vi khuẩn Hp hiện nay phải phối hợp 2 hoặc 3 loại kháng sinh với một thuốc ức chế acid dạ dày ở liều thích hợp trong thời gian kéo dài hơn so với điều trị các loại nhiễm khuẩn khác mới đạt được hiệu quả.
Vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng nhanh chóng
Vi khuẩn Hp ngày càng trở nên chiếm ưu thế trong cuộc chiến giữa “Kháng sinh – Vi khuẩn Hp”
Trước đây bằng việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp các bác sỹ có thể dễ dàng chữa khỏi bệnh dạ dày cho bệnh nhân bằng 5 ngày sử dụng kháng sinh, rồi 7 ngày, 10 ngày và tới nay các phác đồ điều trị Hp thông thường kéo dài tới 15 ngày. Điều đó cho thấy vi khuẩn Hp ngày càng trở nên khó diệt hơn. Một số số liệu gần đây ghi nhận tỷ lệ Hp kháng thuốc gia tăng nhanh chóng. Tại Việt Nam, tỷ lệ kháng metronidazole trên in vitro vào khoảng 35- 40% ở miền Bắc – tại Hà Nội, ở miền Nam – tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này là 85,7% với metronidazole và 46,6% với tinidazole. Tình trạng kháng clarithromycine vào khoảng 20%: ở Mỹ từ 7- 11%, ở Pháp 43%, Việt Nam là khoảng 30% (Hà Nội 20%, Tp Hồ Chí Minh là 49%). Tỷ lệ Hp ở trẻ em đề kháng kháng sinh cũng đáng báo động, số trẻ điều trị thất bại sau phác đồ kháng sinh đầu tiên lên tới 55%.
Vì sao vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh
Có một số nguyên nhân khác nhau rất phổ biến dẫn tới tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh như sau:
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh khác: Bản thân vi khuẩn Hp khu trú trong khoảng 50% dân số thế giới và khoảng 70% dân số Việt Nam. Tuy nhiên, bệnh do vi khuẩn Hp gây ra trên người thường diễn ra sau nhiều bệnh khác như bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa dưới… Trong quá trình điều trị các bệnh lý khác bằng thuốc kháng sinh, vô tình người bệnh đã để cho vi khuẩn Hp tiếp xúc với thuốc kháng sinh mà lẽ ra có thể tiêu diệt được chúng. Tuy nhiên, để tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày thì thuốc đó phải sử dụng với liều cao hơn, kéo dài hơn so với điều trị nhiễm khuẩn thông thường. Dần dần theo thời gian, vi khuẩn Hp đã tiếp xúc với loại kháng sinh đó sẽ phát triển cơ chế để “né” tránh tác động của kháng sinh và đề kháng hoàn toàn với loại kháng sinh đó.
Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách gây ra tình trạng Hp kháng thuốc
Không tuân thủ đúng phác đồ điều trị Hp: Điều này cũng xảy ra phổ biến đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Việt Nam, khi bệnh nhân điều trị bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra tự ý bỏ thuốc khi triệu chứng đã hết (vi khuẩn Hp vẫn chưa hết) hoặc là do lý do khách quan mà quên thuốc trong quá trình điều trị. Chính điều đó cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn Hp có cơ hội tồn tại và kháng thuốc.
Đặc biệt đối với trẻ em bị nhiễm Hp, việc điều trị nhiễm khuẩn Hp với 2 loại kháng sinh gây ra nhiều tác dụng bất lợi như rối loạn tiêu hóa, mất vị giác, mệt mỏi, đắng miệng…khiến phụ huynh lo lắng, hoặc trẻ bị nôn trớ sau khi dùng xong. Hậu quả là trẻ không theo được phác đồ kháng sinh đúng như lộ trình điều trị gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở trẻ em trở nên phổ biến.
Sai sót của hệ thống y tế: Hệ thống y tế đặc biệt tại các vùng xa trung tâm thành phố thường không được trang bị đầy đủ trang thiết bị phát hiện vi khuẩn Hp, cũng như kiến thức để điều trị triệt để Hp. Việc mua bán kháng sinh để điều trị bệnh dễ dàng tại tất cả các điểm bán thuốc. Việc quản lý tư vấn bán thuốc, đặc biệt là thuốc kê đơn tại các nhà thuốc còn lỏng lẻo. Đó là những lỗ hổng phổ biến trong hệ thống y tế tại Việt Nam dẫn tới Hp kháng thuốc gia tăng nhanh chóng.
Ngoài các nguyên nhân Hp kháng thuốc ở trên thì những nguyên nhân từ sự lây nhiễm Hp kháng thuốc từ động vật, từ các trung tâm y tế cũng góp phần tạo ra các chủng siêu vi khuẩn Hp kháng hầu hết các loại kháng sinh. Đây thực sự là nguy cơ hiện hữu cần được sự quan tâm thích đáng của toàn cộng đồng cũng nhưng những giải pháp mang tính đột phá để xử lý. Khi nghi ngờ có Hp kháng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo thêm các phương pháp phối hợp an toàn như sử dụng kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp là OvalgenHP của Nhật Bản giúp tăng cường hiệu quả điều trị Hp, giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm vi khuẩn Hp.
DS. Hoài An
duong quang dong says
cho e xin hỏi một câu hỏi cực kì gấp. hiện e đang ở nhật bản, cách đây 5 tháng e có bị viêm dạ dày trào ngược, và dùng thuốc như sau 1Esomeprazole,40mg
2 Spasmomen 40mg
3 Trimebutine maleate300mg
4 Levofloxacin 500mg
5 Enterogermina , sau khi uống 30 ngày thì hết thuốc, e có mua thêm thuốc trên để uống, giờ vẫn suốt ngày bị ợ hơi, đi soi dạ dày thì bác sĩ bảo ko sao, cho thuốc giảm tiết axit thì càng uống càng thấy ợ nặng hơn, vậy không biết có phải e bị kháng thuốc không? duongquangdong3c@gmail.com
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đơn thuốc trên của bạn không phải là một phác đồ điều trị HP đúng vì chỉ có 1 loại kháng sinh Levofloxacin 500mg có tác dụng trên Hp. Phác đồ tiêu chuẩn yêu cầu tối thiểu 2 loại kháng sinh tiệt trừ Hp. Bạn nên tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia trước khi điều trị, tránh trường hợp dùng nhiều thuốc nhưng không hiệu quả. Nguy cơ kháng thuốc của HP cũng vì thế gia tăng.
Bạn nên sử dụng GastimunHP kết hợp trong phác đồ điều trị Hp để chống HP kháng thuốc và tăng khả năng tiệt trừ hoàn toàn HP. Liều sử dụng GastimunHP trong phác đồ là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau bữa ăn, liên tục trong 30 ngày.
Chúc bạn mạnh khỏe,