Bệnh viêm dạ dày bị gây ra bởi hai nguyên nhân chính là nhiễm vi khuẩn Hp và sử dụng các thuốc Chống viêm giảm đau không steroids (NSAIDs) – các thuốc phổ biến trong bệnh lý xương khớp. Khi bị viêm dạ dày người bệnh nên đi kiểm tra xem mình có nhiễm vi khuẩn HP không để có biện pháp điều trị đúng đắn. Vậy vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Tác hại của vi khuẩn HP cho dạ dày như thế nào? Những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn.
Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh dạ dày như viêm dạ dày- tá tràng, loét dạ dày- tá tràng, ngoài ra vi khuẩn Hp còn là tác nhân hàng đầu gây bệnh ung thư dạ dày (WHO).
Vi khuẩn Hp có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường tiêu hóa.
Do thói quen ăn uống của người Việt Nam như ăn chung một bát nước chấm, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác để bày tỏ sự hiếu khách, dùng chung một chén rượu mà tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp ở Việt Nam rất cao (tới 70% dân số). Trong suốt cả cuộc đời của một người có nhiễm HP mà không điều trị thì có khoảng 10 -20% có khả năng bị loét dạ dày tá tràng và 1-2% có khả năng bị ung thư dạ dày.
Tác hại của vi khuẩn HP cho dạ dày
– Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày: Phần lớn bệnh nhân khi mới nhiễm HP không có triệu chứng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn.
– Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày: Sau giai đoạn viêm cấp có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, lâu dài sẽ gây viêm mạn tính.
– Loét dạ dày tá tràng: Loét dạ dày thường gặp ở người trên 40 tuổi, vị trí ổ loét hay gặp ở phía bờ cong nhỏ, đặc biệt là vùng nối giữa thân vị và hang vị. Loét tá tràng hay gặp ở độ tuổi từ 20-50 tuổi, vị trí ổ loét thường gặp tại phần đầu tá tràng hay còn gọi là hành tá tràng. Loét dạ dày tá tràng hay gây biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.
– Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày. Viêm mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột. Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột gặp khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm HP. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày
Vì vậy, khi điều trị diệt vi khuẩn HP sẽ làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày nhưng không làm mất hoàn toàn nguy cơ ung thư dạ dày.
Vậy làm thế nào để diệt trừ vi khuẩn HP để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng và giảm nguy cơ ung thư dạ dày?
Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori rất khó khăn, rất dễ đề kháng hay tái phát do vậy cần phải được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Thông thường bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng phác đồ diệt Hp có ít nhất 3 loại thuốc điều trị phối hợp trong thời gian từ 7 đến 15 ngày tùy từng trường hợp.
- Kháng sinh: Một số loại hay được sử dụng như Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol….
- Thuốc ức chế tiết acid dạ dày để làm tăng hiệu quả diệt khuẩn của kháng sinh và giảm triệu chứng trong bệnh Viêm dạ dày: Omeprazole, Esomeprazol.
- Một số phác đồ còn phối hợp thêm Bismusth Citrat.
- Trong tình hình vi khuẩn Hp kháng thuốc như hiện nay, giải pháp sử dụng phối hợp thêm loại kháng thể OvalgenHP với thuốc để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do H.pylori đồng thời kháng thể ovalgenHP giúp bảo vệ cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày; giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, từ đó giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm vi khuẩn HP.
Vi khuẩn Hp thực sự là mối nguy hại với sức khỏe của cộng đồng bởi vì nó là nguyên nhân làm cho bệnh dạ dày trở nên nguy hiểm, dai dẳng, khó điều trị hơn. Do đó, nếu bạn có bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp, bạn nên tuân thủ tốt phác đồ điều trị của bác sỹ, theo dõi chặt chẽ để chống bệnh do vi khuẩn Hp gây ra, đồng thời sử dụng bổ sung kháng thể OvalgenHP phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị, hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng cũng có thể sử dụng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người thân yêu của mình.
GastimunHP tổng hợp
nguyễn ái hiếu says
cho e hỏi tại sao vi khuẩn hp lại có sức mạnh kháng thuốc mạnh đến vậy..và nếu vi khuẩn hp đã kháng hầu hết các kháng sinh thì phải chấp nhận sông chung với nó và bệnh lý dạ dày hay sao ạ. e cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn HP kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, nguyên nhân là do:
– Nguyên nhân thứ phát do Vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày thường khó bị kháng sinh tiêu diệt hơn
– Sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh khác vô tình người bệnh đã để cho vi khuẩn Hp tiếp xúc với thuốc kháng sinh mà lẽ ra có thể tiêu diệt được chúng. Tuy nhiên, để tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày thì thuốc đó phải sử dụng với liều cao hơn, kéo dài hơn so với điều trị nhiễm khuẩn thông thường. Dần dần theo thời gian, vi khuẩn Hp đã tiếp xúc với loại kháng sinh đó sẽ phát triển cơ chế để “né” tránh tác động của kháng sinh và đề kháng hoàn toàn với loại kháng sinh đó.
– Không tuân thủ đúng phác đồ điều trị Hp: tự ý bỏ thuốc khi triệu chứng đã hết (vi khuẩn Hp vẫn chưa hết) hoặc là do lý do khách quan mà quên thuốc trong quá trình điều trị. Chính điều đó cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn Hp có cơ hội tồn tại và kháng thuốc.
Đặc biệt đối với trẻ em, việc điều trị nhiễm khuẩn Hp với 2 loại kháng sinh gây ra nhiều tác dụng bất lợi như rối loạn tiêu hóa, mất vị giác, mệt mỏi, đắng miệng…khiến phụ huynh lo lắng, hoặc trẻ bị nôn trớ sau khi dùng xong. Hậu quả là trẻ không theo được phác đồ kháng sinh đúng như lộ trình điều trị gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở trẻ em trở nên phổ biến.
Ngoài ra tình trạng vi khuẩn HP kháng kháng sinh cũng là do sự sai xót của hệ thống y tế đặc biệt là các vùng xa trung tâm thành phố không được trang bị đầy đủ phương tiện máy móc để phát hiện vi khuẩn hp và điều trị. Mặt khác do người bệnh có thể mua kháng sinh dễ dàng để điều trị bệnh nên vi khuẩn HP ngày càng gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh
Nếu trường hợp bệnh nhân kháng hầu hết kháng sinh thì cần làm kháng sinh đồ để xem còn kháng sinh nào nhạy cảm không để sử dụng điều trị hp. Ngoài ra bệnh nhân nên phối hợp sử dụng kháng thể giúp thải trừ vi khuẩn Hp là OvalgenHP của Nhật Bản giúp tăng cường hiệu quả thải trừ Hp, nhất là Hp kháng thuốc,thông qua đó giảm viêm và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh lý dạ dày, đồng thời giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm vi khuẩn Hp. Bạn tham khảo thêm thông tin về kháng thể OvalgenHP
Chúc bạn mạnh khỏe.
nguyễn ái hiếu says
cho e hỏi cơ thể có thể tạo ra kháng thể để chống lại vi khuẩn hp vậy tại sao kháng thể lại không thể tự tiêu diệt hp trong dạ dày ạ,
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn HP sản xuất ra men Urease- thứ vũ khí sống còn giúp vi khuẩn HP tồn tại dai dẳng và gây bệnh trong dạ dày. Men urease làm giảm Opsonin hóa bổ thể giúp cho vi khuẩn HP thoát khỏi sự đáp ứng miễn dịch trong dạ dày. Nhờ đó mà vi khuẩn HP không bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Bởi vậy khi có bệnh lý dạ dày do HP bạn nên cố gắng tuân thủ theo phác đồ điều trị và sử dụng thêm những biện pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả điều trị HP.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Chau phong hòa says
Em bị bợn trắng ở lưỡi. Dùng thanh cạo lưỡi. Cạo xong vài phút sau .nó lại có. Liệu có do vấn đề dạ dày đường tiêu hóa gây nên ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Lưỡi trắng có thể có nhiều nguyên nhân như thiếu nước, nấm lưỡi, hút thuốc lá, chứng bạch sản…Bạn vệ sinh răng miệng kĩ, uống thêm nhiều nước. Nếu tình trạng không cải thiện nên thăm khám kiểm tra để biết chính xác nguyên nhân.
Đối với bệnh lý dạ dày thì triệu chứng bệnh thường là đau, nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, trào ngược dạ dày có thể dẫn tới hơi thở có mùi…Để chẩn đoán chính xác bệnh lý dạ dày cần nội soi dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe,