Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một loại nhiễm khuẩn phố biến nhất với khoảng hơn một nửa dân số trên thế giới mắc phải. Loại vi khuẩn này chủ yếu gây ra bệnh lý dạ dày và để điều trị cần tiệt trừ nó một cách triệt để. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây tình hình vi khuẩn Hp kháng thuốc đang ngày càng trở nên trầm trọng và trở thành một mối lo thường trực không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Nội dung chính
Khuẩn Hp kháng thuốc ở trẻ nhỏ – mối nguy cơ cận kề
Trẻ nhỏ nếu mắc phải bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thì việc điều trị khó khăn, phức tạp hơn người lớn rất nhiều. Lý do là bởi vì mỗi phác đồ điều trị có nhiều loại thuốc, khiến trẻ không hợp tác uống thuốc hoặc thuốc gây ra tác dụng không mong muốn khiến cha mẹ trẻ không cho con uống đủ liệu trình. Điều này có thể dẫn tới điều trị thất bại và tạo cơ hội cho vi khuẩn kháng thuốc.
Những số liệu nghiên cứu năm 2016 cho thấy, tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ tại Việt Nam đang ở mức rất cao, đặc biệt là khu vực miền nam. Những kháng sinh thường được sử dụng trong phác đồ điều trị, chẳng hạn như Clarithromycin tỉ lệ kháng lên tới trên 50%. Trong khi những kháng sinh có tỉ lệ kháng thấp hơn như Levofloxacin, Tetracyclin thì hạn chế dùng cho trẻ vì lý do an toàn. Chính vì vậy mà trên thực tế, có rất nhiều trường hợp trẻ bị kháng thuốc, không còn lựa chọn nào để điều trị và phải chấp nhận chung sống với vi khuẩn Hp cho tới khi đủ tuổi dùng tới những kháng sinh mới. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy nếu không có biện pháp hỗ trợ gì thì trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ bệnh tiến triển nặng thêm và gia tăng mắc các biến chứng, kể cả ung thư dạ dày khi trưởng thành.
Phát hiện vi khuẩn Hp kháng thuốc ở trẻ bằng cách nào?
Có hai cách để bác sỹ có thể nhận biết vi khuẩn Hp kháng thuốc ở trẻ nhỏ.
Thứ nhất, đó là dựa trên kinh nghiệm của bác sỹ. Sau khi hỏi lịch sử dùng thuốc của bệnh nhân, bác sỹ có thể khoanh vùng những kháng sinh trẻ thường hay sử dụng. Nếu những kháng sinh đó nằm trong phác đồ tiệt trừ Hp thì khả năng cao trẻ sẽ có chủng Hp đề kháng với những kháng sinh này (nghi ngờ kháng thuốc).
Tại các cơ sở lớn và có đầy đủ trang thiết bị, bác sỹ có thể thực hiện nội soi cho trẻ, lấy mẫu làm kháng sinh đồ để phát hiện ra khuẩn Hp kháng với kháng sinh nào, còn nhạy với kháng sinh nào và từ đó đưa ra phác đồ phù hợp. Đây là phương pháp giúp nhận biết khuẩn Hp một cách chính xác nhất, tuy nhiên chỉ thực hiện được ở các bệnh viện tuyến trung ương và chi phí khá cao.
Kháng thể OvalgenHP – giải pháp hỗ trợ mới
Do việc điều trị Hp ở trẻ em khá khó khăn và nguy cơ kháng thuốc cao, vậy nên OvalgenHP – một loại kháng thể mới có tác dụng ức chế trực tiếp men Urease – yếu tố sống còn đối với sự xâm nhiễm và tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày đang được dành được sự quan tâm rất lớn trong thời gian gần đây. Những thử nghiệm lâm sàng tại nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,…đều cho thấy bổ sung kháng thể OvalgenHP có khả năng giúp giảm tải lượng vi khuẩn Hp, thậm chí đạt được mức âm tính nếu dùng liên tục trong thời gian 3 tháng với tỉ lệ khá cao là 76%. Tại Việt Nam, một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện vào năm 2015 cho thấy, khi phối hợp với thuốc giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori Hp một cách đáng kể.
Nếu như trước đây những trường hợp trẻ bị kháng thuốc, không còn kháng sinh nào để điều trị thì phải chấp nhận chung sống với vi khuẩn Hp và đối mặt với nguy cơ bệnh tiến triển nặng thêm, tăng nguy cơ mắc các biến chứng, kể cả ung thư dạ dày khi trưởng thành thì hiện nay, loại kháng thể mới này có thể được sử dụng để giảm nguy cơ tiến triển của bệnh khi đã bị kháng thuốc.
Với những tiến bộ khoa học, việc tạo ra kháng thể OvalgenHP đã cung cấp cho chúng ta thêm một lựa chọn mới để giảm nguy cơ bệnh tật do vi khuẩn Hp gây ra trên trẻ nhỏ. Để đạt được hiệu quả điều trị các bậc phụ huynh cũng lưu ý giúp trẻ tuân thủ đúng liệu trình điều trị và nên có các biện pháp tránh lây nhiễm Hp cho con để phòng ngừa sớm bệnh dạ dày.
DS. Minh Tâm
Thao says
Chào bs!!! Con của cháu 8 tuoi bị nhiễm HP, nội soi thay viêm dạng nốt hang vị .. điều trị 2 đợt nhưng ko khỏi hp!! Đang uống thuốc va đợi 1 thág rưỡi nua test lại nếu còn hp thì phải làm kháng sinh đồ . Bé vẫn rất hay đau bụng. Bay gio cháu phai lam sao ạ ! Cháu lo lắm
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của bé từng điều trị diệt trừ HP trước đây nên có khả năng sẽ bị đề kháng với một số loại kháng sinh đã dùng, việc điều trị nhiều lần mà không kiểm tra kháng sinh đồ trước thực sự không hợp lý do chỉ có một số ít kháng sinh an toàn với trẻ, nếu bị đề kháng hết thì sẽ rất khó điều trị.
Hiện tại, nếu đã đang sử dụng kháng sinh đợt 2 bạn nên sử dụng thêm kháng thể kháng HP từ Nhật là GastimunHP phối hợp cùng để tăng cường hiệu quả diệt trừ HP. Để được tư vấn chi tiết hơn bạn gửi lại cho chúng tôi đơn thuốc đang sử dụng, cùng với số cân nặng của bé.
Nguồn lây nhiễm trong gia đình cũng là một nguyên nhân khiến trẻ dễ bị tái nhiễm HP, điều trị nhiều lần không dứt. Do đó trường hợp bé điều trị nhiều lần không hết HP thì bố mẹ bé cũng nên xét nghiệm kiểm tra xem có nhiễm Hp hay không để điều trị đồng thời.
Chúc bạn mạnh khỏe,