Nhờ những tiến bộ của y học và các xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp trong dạ dày mà rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh dạ dày đã được phát hiện và điều trị kịp thời. Thế nhưng vẫn còn một số bất cập là những khó khăn trong việc điều trị vi khuẩn Hp và sau khi điều trị rồi thì bệnh nhân vẫn có thể tái nhiễm lại nên chúng ta cần có những biện pháp điều trị và phòng tránh tái nhiễm Hp hợp lý.
Nội dung chính
Tỷ lệ tái nhiễm vi khuẩn Hp cao
Theo kết quả điều tra dịch tễ học năm 2016, tỉ lệ trẻ nhiễm khuẩn Hp tại Việt Nam là khoảng 40%, và trẻ có xu hướng nhiễm Hp từ rất sớm và tỉ lệ nhiễm HP tăng nhanh nhất trong giai đoạn trẻ ăn dặm và đi nhà trẻ (2-6 tuổi). Hơn nữa, tỉ lệ tái nhiễm Hp ở trẻ nhỏ khá cao và cực kỳ phổ biến. Trẻ có thể tái nhiễm HP ngay sau khi điều trị thành công.
Sau một năm điều trị nếu gia đình còn có người nhiễm Hp thì có một nửa số trẻ bị tái nhiễm và sau 2 năm thì gần như 100% đứa trẻ đó bị nhiễm lại như là chưa tiêu diệt. Theo nghiên cứ tỷ lệ tái nhiễm Hp sau 12 tháng ở những trẻ đã được điều trị diệt Hp thành công lên tới 55,4% ở nhóm trẻ 3-4 tuổi.
Như vậy khi diệt Hp ở trẻ bên cạnh việc có tiêu diệt được Hp hay không thì lại phải quan tâm tiêu diệt rồi có tái nhiễm hay không. Tỉ lệ tái nhiễm cao như vậy thì nguồn tái nhiễm từ đâu? Nguồn tái nhiễm tuyệt đại đa số là trong gia đình, tỉ lệ ở bên ngoài rất ít. Trong gia đình thì người mẹ là nguồn lây nhiễm chính, bên cạnh đó còn có người bố, ông bà, nguồn lây nhiễm từ trường lớp. Cho nên trẻ nhiễm HP mà có biểu hiện triệu chứng, là chỉ định cần điều trị thì đồng thời diệt Hp ở con thì cần lưu ý kiểm tra nhiễm Hp cho bố mẹ và khuyên người mẹ nên diệt Hp để tránh tái nhiễm cho con.
Biện pháp phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn hp ở trẻ em
Điều cấm kỵ đầu tiên là tuyệt đối không được có phân biệt đối xử với những đứa trẻ mà chúng ta vô tình biết các em nhiễm Hp, không cho bé ăn riêng, ngồi ăn riêng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Nếu gia đình có người bị nhiễm Hp muốn phòng tránh cho bé và người thân thì chỉ cần phân luôn cho các thành viên trong gia đình mỗi người một phần ăn riêng, một dụng cụ ăn uống riêng. Chỉ cần làm tốt những công việc vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân thông thường thì coi như đó là một biện pháp an toàn và hiệu quả để chúng ta phòng ngừa lây lan Hp. Những biện pháp phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn hp ở trẻ em cụ thể như sau:
- Lựa chọn mua những loại thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn, có đóng dấu kiêm dịch rõ ràng.
- Người nấu ăn cần vệ sinh sạch sẽ đồ ăn, vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi nấu ăn cho bé.
- Bản thân các bé cũng phải rửa tay sạch sẽ, những dụng cụ như bát đũa, muỗng cũng phải được rửa sạch, phơi nắng thường xuyên.
- Cho bé ăn chín, uống sôi, không cho bé ăn chung tô canh, không cho bé ăn chung bát nước chấm nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở, nơi học tập cho bé sạch sẽ.
- Không mớm thức ăn cho trẻ nhỏ để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp trực tiếp, không chỉ HP mà rất nhiều bệnh khác có thể lây qua miệng, đặc biệt từ người lớn sang trẻ nhỏ. Vậy cho nên thói quen nhai mớm thức ăn theo chúng tôi nên loại bỏ.
- Người có vi khuẩn Hp không hôn trẻ để tránh lây nhiễm.
Với những trường hợp trong gia đình có thành viên bị nhiễm Hp đặc biệt là bố mẹ nhiễm Hp và Hp đã gây ra các triệu chứng viêm loét, thậm chí có những sang thương gợi ý tiền ung thư, thì việc điều trị sạch sẽ Hp cực kỳ quan trọng, việc tái nhiễm Hp cần được đề phòng một cách khắt khe. Khi đó các thành viên khác trong nhà cần được đảm bảo chặt hơn nữa. Những đồ ăn chung thì cần phải có một cái đũa, muỗng riêng. Chúng ta dùng đũa, muỗng riêng đó gặp thức ăn bỏ vào bát rồi trả lại đũa, muỗng vào bát thức ăn chung. Chứ không dùng đũa của mình trực tiếp gắp thức ăn.
Không chỉ ở gia đình mà ở trường lớp trẻ cũng có khả năng bị lây nhiễm vi khuẩn HP. Như chúng ta đã biết thì con đường lây nhiễm HP chủ yếu là thông qua ăn uống, tuy nhiên chủ yếu là trong gia đình. Ở trường học thì nguy cơ lây nhiễm là có nhưng rất thấp vì mỗi trẻ có một dụng cụ ăn uống riêng. Hơn nữa cũng phải ăn chung nhiều lần, thường xuyên thì nguy cơ lây nhiễm mới cao. Hiện nay, ở các trường học, nhà trẻ vấn đề vệ sinh cho trẻ sau khi đi vệ sinh cũng đà được phổ cập rất tốt nên chúng ta cần chú ý việc phòng tránh lây nhiễm và tái nhiễm chủ yếu tại gia đình.
Xem thêm: Bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn Hp làm sao phòng bệnh cho con?
Trẻ đã tiệt trừ HP thành công nhưng bị tái nhiễm có nên sử dụng lại phác đồ cũ để điều trị?
Theo PGS.TS/Bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn – Phó chủ nhiệm bộ môn Nhi – ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết là không nen sử dụng lại phác đồ cũ để điều trị vi khuẩn HP cho trẻ ăn. Ở các thời điểm khác nhau thì biện pháp điều trị khác nhau. Một vấn nạn về vấn đề điều trị vi khuẩn Hp chình là tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc. Hp là một con vi khuẩn, do đó điều trị Hp là dùng kháng sinh. Những kháng sinh dùng điều trị Hp càng ngày cho thấy hiệu quả càng giảm. Các đây 10 năm, dùng phác đồ đầu tiên thì tỉ lệ điều trị là 80-90% . Nhưng bây giờ số liệu mới nhất cho thấy nó tụt xuống còn có 50% mà thôi. Đó là hậu quả của tình hình kháng thuốc.
Bên cạnh đó, việc điều trị vi khuẩn Hp cũng cần phải nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ bởi điều trị Hp đòi hỏi nhiều giai đoạn khác nhau. Có giai đoạn có thể uống nhiều loại thuốc, 3-4 loại. Có giai đoạn chỉ uống 1 loại thuốc. Hoặc thậm chí có giai đoạn ngưng không uống thuốc nào cả. Nếu trong quá trình uống thuốc phát sinh các tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, thì cần liên lạc ngay với bác sĩ để cân nhắc giảm bớt hay cho thêm thuốc điều trị tác dụng phụ hay không chứ không nên tự ý ngưng thuốc, một khi tự ý ngưng thuốc thì hiệu quả sẽ giảm. Nên uống đúng như vậy, thì hiệu quả sẽ tốt nhất.
Tóm lại, khi trẻ bị tái nhiễm vi khuẩn Hp thì bạn cũng không nên tự ý lấy toa cũ ra cho bé uống. Vì như vậy sẽ làm tăng tình hình kháng thuốc. Và khi đó không còn thuốc để điều trị nữa.
Kháng thể OvalgenHP kháng men Urease của vi khuẩn HP
Năm 2015, các nhà khoa học viện Nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản đã đưa Kháng thể OvalgenHP về Việt Nam, đây là loại kháng thể thụ động đặc hiệu, có tác dụng trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori. Những kết quả nghiên cứu lâm sàng và sử dụng Kháng thể OvalgenHP tại Việt Nam cũng như các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cho thấy những kết quả tích cực. OvalgenHP không tấn công trực tiếp trên vi khuẩn Hp mà tác động trên men Urease của vi khuẩn Hp. OvalgenHP gắn đặc hiệu với men Urease trên bề mặt vi khuẩn, qua đó:
- Thay đổi môi trường sống không thuận lợi cho vi khuẩn Hp: OvalgenHP ức chế hoạt tính của men Urease làm vi khuẩn Hp mất khả năng trung hòa môi trường acid dạ dày và khó có thể tồn tại trong môi trường dạ dày khắc nghiệt.
- Kháng thể bám vào bề mặt và làm ngưng kết vi khuẩn Hp khiến Hp không thể di chuyển phân tán vào màng nhầy dạ dày. Do đó vi khuẩn Hp bị nhu động dạ dày co bóp đẩy ra ngoài hoặc bị đại thực bào bắt giữ, tiêu diệt.
- Kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể IgG đặc hiệu chống lại vi khuẩn Hp.
Điểm nổi bật của kháng thể OvalgenHP là dùng được cho trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng. OvalgenHP có tác dụng trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori; giúp tăng sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày.
Trong bối cảnh vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng thì giải pháp kết hợp kháng thể rất đáng được cân nhắc khi điều trị bệnh viêm loét dạ dày do Hp cho trẻ nhỏ. Mặt khác cũng cần thiết có thêm các nghiên cứu lâm sàng khác để đánh giá hiệu quả của OvalgenHP một cách toàn diện hơn nhằm có thêm cơ sở cho các bác sỹ sử dụng trong lâm sàng.
Tham khảo thêm: Cơ chế xâm nhiễm của vi khuẩn Hp và biện pháp phòng ngừa
Khanh Huỳnh says
Mình chưa bị nhiễm HP nhưng muốn dự phòng thì mình dùng sản phẩm gastimunhp thế nào và liên tục trong bao lâu?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sản phẩm GastimunHP.
Về bản chất OvalgenHP là một loại kháng thể thụ động, tức là đưa từ bên ngoài vào cơ thể chứ không phải do cơ thể chúng ta tự tạo ra. Do đó nó chỉ có tác dụng phòng ngừa ngắn hạn và nếu muốn phòng ngừa thì bạn phải nhắc lại thường xuyên (1 gói/ngày x 10 ngày/tháng liên tiếp trong 3 tháng, nghỉ 1 tháng và lặp lại). Như vậy nếu có điều kiện bạn có thể sử dụng kháng thể để phòng ngừa càng lâu càng tốt, hoặc tối thiểu cho tới khi nguy cơ bị lây nhiễm, tái nhiễm ở mức thấp nhất; nghĩa là trong gia đình bạn các thành viên không còn ai nhiễm Hp và bạn đã hết viêm, hết đau dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe,