Loại vi khuẩn gây loét và Ung thư dạ dày cũng có thể khiến cho hơi thở của người bệnh trở nên khó chịu, theo một nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí y học Vi sinh. Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tìm thấy vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori hay vi khuẩn Hp) sinh sống trong miệng những người không có biểu hiện bệnh dạ dày.
Vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong khoang miệng và gây ra chứng hôi miệng
Bài báo xuất bản là tháng 11 năm 2008 trên Tạp chí Y học Vi sinh – Vương Quốc Anh, đề cập tới miệng là nơi cư trú của hơn 600 loài vi khuẩn khác nhau, một số trong đó có thể gây bệnh. Vi khuẩn Hp gần đây được tìm thấy trong dạ dày được chứng minh là có thể gây Loét dạ dày và cũng chịu trách nhiệm cho tỷ lệ lớn ca Ung thư dạ dày. Các nhà khoa học ức tính có từ 20 tới 80% người ở các nước phát triển và 90% người ở các nước đang phát triển có mang loại vi khuẩn này.
“Gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng vi khuẩn Hp có thể sinh sống trong miệng,” theo bác sỹ Nao Suzuki từ Đại học Nha khoa Fukuoka ở Fukuoka, Nhật bản. “Chúng tôi đã muốn xác định xem liệu loại vi khuẩn này có gây hôi miệng, do đó chúng tôi đã kiểm tra những bệnh nhân mắc chứng hôi miệng và có sự hiện diện của vi khuẩn Hp.”
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn Hp trong miệng của 21 trên 326 người Nhật bản với chứng hôi miệng (6,4%). Ở những người này, nồng độ của khí gây hôi miệng và bệnh răng miệng cao hơn đáng kể so với những người khác. Ở những bệnh nhân có bệnh nha chu, 16 trong 102 người (15,7%) có vi khuẩn Hp trong khoang miệng.
“Chứng hôi miệng khá phổ biến và có nguyên nhân chủ yếu từ bệnh nha chu, mảng bám trên lưỡi, vệ sinh răng miệng kém,” bác sỹ Suzuki nói. “Vi khuẩn sản sinh ra các hoạt chất bay hơi có mùi khó chịu, bao gồm Hydrogen Sulphit, Methyl mercaptan và dimethyl Sulphit. Các bác sỹ thường đo lường các chất khí tạo mùi này để chẩn đoán bệnh. Các bệnh về đường tiêu hóa cũng góp phần gây ra chứng hôi miệng.”
Những người có vi khuẩn Hp thường hay mắc bệnh nha chu và chứng hôi miệng nặng
Những bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp thường có nhiều máu trong nước bọt và mang nhiều vi khuẩn Prevotella intermedia, một tác nhân chính gây bệnh nha chu.
“Mặc dù sự hiện diện của vi khuẩn Hp ở trong miệng không trực tiếp gây ra hôi miệng, nó cũng có liên quan tới bệnh nha chu, bệnh lý gây hôi miệng,” bác sỹ Suzuki nói. “Chúng ta hiện nay cần phải tìm kiếm mối liên hệ giữa vi khuẩn Hp trong miệng và trong dạ dày. Chúng tôi hi vọng rằng sẽ sớm phát hiện ra vai trò của vi khuẩn Hp trong miệng với sự lây lan của vi khuẩn Hp trong dạ dày.”
Để chống lại tình trạng hôi miệng do vi khuẩn Hp gây ra, cần thực hiện vệ sinh răng miệng tốt, dùng nước muối nhẹ để súc miệng để ít ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật có lợi trong miệng. Ngoài ra, sử dụng kháng thể OvalgenHP cũng là một cách hiệu quả giúp giảm tải lượng vi khuẩn Hp trong dạ dày. Đây đang là một xu hướng mới bắt đầu từ Nhật Bản tới toàn thế giới phát triển.
Theo sciencedaily.com
Nguyễn Thu Mai says
Tôi bị dạ dày hp, nếu cứ điều trị kháng sinh lâu dài có sao ko, có thể áp dụng biện pháp bấm huyệt đc ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ bạn đang sử dụng thuốc gì để điều trị, đã dùng bao lâu rồi? Thuốc kháng sinh sử dụng để diệt trừ vi khuẩn HP không thể sử dụng lâu dài. Mỗi một phác đồ điệt HP thông thường kéo dài trong 10-14 ngày, nếu không diệt hết HP thì có thể phải đổi sang phác đồ khác để tiếp tục điều trị. Sử dụng kháng sinh lâu dài có thể tác động xấu tới hệ khuẩn chí đường ruột, gây tình trạng kháng thuốc…Tuy nhiên, khi bạn đã sử dụng theo đúng hướng đãn của bác sỹ thì không cần phải lo lắng.
Hp (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn, đề diệt trừ tất nhiên là phải sử dụng kháng sinh. Phương pháp bấm huyệt không để giúp diệt trừ HP mà chỉ có thể góp phần làm giảm triệu chứng đau do viêm dạ dày thôi bạn nhé.
Chúc bạ mạnh khỏe,