Ngày 26/07, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kì (FDA) đã chấp thuận việc thay đổi nhãn về an toàn thuốc đối với các kháng sinh fluoroquinolone nhằm cảnh báo các tác dụng phụ có thể gây tàn tật vĩnh viễn và việc hạn chế sử dụng chúng. Levofloxacin là một kháng sinh trong nhóm này hiện nay đang được sử dụng trong phác đồ điều trị Hp dạ dày, việc sử dụng có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam trên cả trẻ nhỏ có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường.
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về các nguy cơ tiềm ẩn khi lạm dụng kháng sinh nhóm Fluoroquinolon
Các kháng sinh fuoroquinolone có hiệu quả trong điều trị các nhiễm trùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, một báo cáo về an toàn thuốc của FDA cho thấy cả fluoroquinolone dạng uống và dạng tiêm có liên quan đến các tác dụng phụ có thể gây tàn tật trên hệ gân, cơ, khớp, dây thần kinh và hệ thần kinh trung ương. Các tác dụng phụ này có thể xảy ra trong vài giờ đến vài tuần sau khi sử dụng và có thể gây tàn tật vĩnh viễn.
Do nguy cơ gây các tác dụng phụ nghiêm trọng này nhìn chung là vượt quá các lợi ích cho bệnh nhân viêm xoang nhiễm khuẩn cấp, đợt cấp của viêm phế quản mạn và nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng. FDA xác định rằng fluoroquinolone nên được dự trữ cho những bệnh nhân này khi không còn chế độ điều trị thay thế. Đối với một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, bao gồm bệnh than (anthrax), dịch hạch (plague) và viêm phổi nhiễm khuẩn, lợi ích của fluoroquinolone vượt quá các nguy cơ và chúng vẫn là một chế độ điều trị thích hợp.
Các fluoroquinolone được FDA chấp thuận bao gồm Levofloxacin (Levaquin), Ciprofloxacin (Cipro), Ciprofloxacin viên nén phóng thích kéo dài, Moxifloxacin (Avelox), Ofloxacin và Gemifloxacin (Factive). Sự thay đổi về nhãn thuốc bao gồm cập nhật cảnh báo hộp đen và hiệu chỉnh phần Cảnh báo và Thận trọng trên nhãn thuốc về nguy cơ tàn tật và các tác dụng phụ không hồi phục có thể xảy ra đồng thời. Nhãn thuốc cũng có những khuyến cáo mới về việc hạn chế sử dụng và dự trữ các fluoroquinolone cho những bệnh nhân viêm xoang nhiễm khuẩn cấp, đợt cấp nhiễm khuẩn của viêm phế quản mạn, và nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng khi không có chế độ điều trị khác thay thế.
FDA đã bổ sung cảnh báo đầu tiên đối với các fluoroquinolone vào tháng 07/2008 về nguy cơ gây viêm và đứt gân. Vào tháng 02/2011, nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng ở bệnh nhân nhược cơ được thêm vào hộp cảnh báo. Tháng 08/2013, FDA yêu cầu cập nhật vào nhãn thuốc về khả năng gây bệnh thần kinh ngoại biên không hồi phục (tổn thương sợi thần kinh nghiêm trọng).
Tháng 11/2015, một ủy ban cố vấn của FDA thảo luận về nguy cơ và lợi ích của fluoroquinolone trong điều trị viêm xoang nhiễm khuẩn cấp, đợt cấp nhiễm khuẩn của viêm phế quản mạn và nhiễm trùng tiết niệm không biến chứng dựa trên thông tin an toàn thuốc mới. Thông tin mới này tập trung vào hai hoặc nhiều hơn các tác dụng phụ xảy ra đồng thời và có khả năng gây tổn thương không hồi phục. Ủy ban cố vấn kết luận rằng các nguy cơ nghiêm trọng liên quan đến sử dụng fluoroquinolone cho những bệnh nhiễm trùng trên nhìn chung là vượt quá lợi ích cho bệnh nhân có chế độ điều trị khác thay thế.
Ngày 12/05/2016, thông báo an toàn thuốc của FDA khuyến cáo rằng các fluoroquinolone nên được dự trữ cho những bệnh nhiễm trùng trên, chỉ dùng khi không có chế đồ điều trị khác thay thế, do các tác dụng phụ tiềm tàng gây tàn tật vĩnh viễn có thể xảy ra đồng thời.
Hiện tại trong nhóm kháng sinh này có thuốc Levofloxacin đã và đang được sử dụng khá phổ biến trong phác đồ điều trị Hp ở người lớn. Một số trường hợp áp dụng cả việc tiệt trừ Hp ở trẻ em với kháng sinh này vì Hp kháng thuốc gia tăng mạnh. Cảnh báo cập nhật này giống như một khuyến cáo mới dành cho các thầy thuốc, bệnh nhân và phụ huynh hạn chế lạm dụng kháng sinh nhóm Flouroquinolon khi vẫn còn những giải pháp thay thế.
Trong trường hợp nghi ngờ có Hp kháng thuốc ở người lớn và trẻ nhỏ, biện pháp phối hợp thuốc với kháng thể thụ động OvalgenHP giúp tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh đang điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori .
GastimunHP chứa kháng thể OvalgenHP giúp tăng cường sức đề kháng đối với H,pylori , giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do Hp.
Đối tượng sử dụng:Trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp có thể dùng sản phẩm GastimunHP phối hợp với thuốc giúp tăng hiệu quả điều trị hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Tham khảo Thông báo an toàn thuốc của FDA
DS. Phạm Công Khanh (lược dịch) – tổng hợp từ www.hcpa.vn
Nguyễn Thị Thuỳ Linh says
Cho cháu hỏi viên giả polyp la như thế nào ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Viêm dạ dày là thuật ngữ chỉ tình trạng tổn thương của các tế bào niêm mạc dạ dày, khiến cho vùng niêm mạc bị sưng, nóng, đỏ, đau.
Polyp là khối tế bào phát triển bất thường, mọc lồi lên khỏi bề mặt niêm mạc như một khối thịt thừa.
=> “viêm dạ dày, giả polyp” là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày mạn tính, có sự tăng sản của các tế bào niêm mạc dạ dày. Đây là một trong những tổn thương được xếp vào nhóm tiền ung thư (cùng với loét dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản, loạn sản ruột). Như vậy, bệnh nhân cần được điều trị sớm, đặc biệt nếu phát hiện nhiễm khuẩn Hp thì cần thiết phải tiệt trừ sớm. Việc tiệt trừ vi khuẩn Hp sớm trước khi xuất hiện dị sản ruột có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn chặn tiến triển thành ung thư dạ dày, đồng thời đáp ứng điều trị ở thời điểm này cũng tốt hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Hiếu says
Thưa chuyên gia
Em bị viêm dạ dày và dương tính hp
Bác sỹ kê đơn levofloxacin 500, amoxicillin, omeprazol và tinidazol
Sau uống thuốc em thấy buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ
Vậy em có cần ngưng thuốc không
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang được sử dụng một phác đồ tiệt trừ Hp khá mạnh hiện nay, kết hợp 3 kháng sinh (trong đó có Levofloxacin) và 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Do tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng hiện nay, để có thể đạt được hiệu quả điều trị thì những phác đồ mạnh như trên được đưa vào sử dụng phổ biến hơn, kèm theo đó là sự gia tăng tác dụng không mong muốn một số bệnh nhân có thể gặp phải trong quá trình điều trị. Những tác dụng không mong muốn bạn mô tả không quá nghiêm trọng nên bạn tiếp tục tuân thủ điều trị, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Kháng sinh Levofloxacin là một kháng sinh thuộc nhóm flouroquinolon có khả năng gây ra tác dụng không mong muốn ở hệ gân – cơ trên 1 số ít bệnh nhân (chứ không phải số đông). Tuy nhiên tác dụng không mong muốn này có thể gây ra những tổn thương không hồi phục nên cần được đặc biệt lưu ý. Bạn chú ý theo dõi trong khi sử dụng thuốc, nếu có biểu hiện đau, sưng các khớp, gót chân thì hãy ngừng thuốc và thông báo với bác sỹ để được điều chỉnh đơn.
– Nếu bạn đã từng điều trị Hp trước đây chưa thành công thì nên cân nhắc sử dụng phối hợp phác đồ điều trị trên cùng kháng thể kháng Hp của Nhật Bản là GastimunHP với liều 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn – sáng, tối liên tục trong 2-4 tuần. Vì phác đồ bạn đang sử dụng đã là một phác đồ khá mạnh, vì vậy nếu tiếp tục thất bại với phác đồ trên thì quá trình điều trị tiếp theo sẽ rất khó nên tốt nhất cần kết hợp phác đồ cùng kháng thể kháng HP sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Vy says
Em bị viêm da dày HP duong tính. Bs cho toa thuôc uống 4 tuân nhưng uống mới 5 ngày em thấy hai bàn tay chân hơi cứng và nhứt. Khớp khuỷu tay và vai cũng nhứt. Xin cho hỏi em bị như vây có sao không? Em cam on nhiều ạ.
Toa:
Rabicad 20mg
Amoxicilin 500mg
Levofloxacin (floxaval 500mg)
L_bio N
Ibutop 50mg.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Những triệu chứng bạn đang gặp có thể là một trong những tác dụng không mong muốn trên gân, khớp của Levofloxacin. Phản ứng có hại của Levofloxacin trên gân khớp có thể nguy hiểm và không phục hồi (bị tàn tật vĩnh viễn) nên bạn cần ngừng Levofloxacin ngay lập tức, điều chỉnh lại đơn thuốc và tiếp tục điều trị.
Nếu như đây là lần đầu tiên bạn tiệt trừ Hp thì có thể lựa chọn phác đồ nhẹ hơn bằng cách thay thế Levofloxacin với Clarithromycin (nếu bạn ở khu vực miền bắc và miền trung) hoặc Metronidazole (nếu ở miền nam), liều dùng 500mg/lần x 2 lần/ngày uống sau ăn. Khi thay thế như vậy thì phác đồ đó là phác đồ bộ ba đầu tay, có hiệu lực tiệt trừ thấp hơn nhiều so với phác đồ đang sử dụng nên bạn cần kết hợp thêm kháng thể kháng HP là OvalgenHP, liều tấn công 2 gói/ngày chia 2 lần uống sau ăn x 2-4 tuần.
Trường hợp đã tiệt trừ Hp nhiều lần trước đây, bạn cần gửi lại cho chúng tôi đơn thuốc đã từng sử dụng hoặc tới gặp trực tiếp bác sỹ để được hướng dẫn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn thị thuỳ vân. says
Xin chào cho mình hỏi. Mình đtrị viêm dạ dày trào ngược HP đã đtrị được 1phát đồ, mình đi tái khám thổi bong bóng thì kq dương tính. Và được kê phát đồ mới đtrị đợt 2. Mình uốn nay đc 6ngày tình trạnh bình thường. Nhưng hôm qua mình quên uống 1liều tối. Rồi sáng dậy gấp quá Mình uống sai cách 1liều buổi sáng . Cho mình hỏi như vậy có ảnh hưởng đến việc đtrị với có bị kháng thuốc không?. Xin tv giúp mình. Mình đang lo lắng
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Khi bạn sử dụng thuốc không đủ liều lượng hoặc uống không đúng cách theo khuyến cáo thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, có thể dẫn tới giảm khả năng diệt trừ hoàn toàn vi khuẩn HP. Hiện tại, bạn nên uống các liều còn lại theo đúng hướng dẫn của bác sỹ và chờ đợi xét nghiệm kiểm tra lại để biết kết quả chính xác. Trong quá trình sử dụng thuốc bạn có thể phối hợp thêm kháng thể kháng HP là OvalgenHP (GastimunHP) để nâng cao hiệu quả diệt trừ HP, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. Liều sử dụng của GastimunHP là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2-4 tuần.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Lê nguyễn huy says
Em bị chẩn đoán viêm bàng quang. bs kê levofloxacin, sau mấy ngày uống thì đau nhức khớp cổ tay. Khả năng đau khớp này gây ra là do floxacin có cao ko ạ ? Và em nên làm gì ? Em cảm ơn ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Levofloxacin có thể ảnh hưởng tới gân và sụn khớp, khi sử dụng thuốc này mà gặp tình trạng đau khớp bạn nên báo với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử trí.
Chúc bạn mạnh khỏe,