Bố mẹ đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp thường rất lo lắng một phần là lo lắng về bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và một phần là lo lắng sẽ lây nhiễm vi khuẩn Hp đến người thân trong gia đình và đặc biệt là trẻ em. Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm vi khuẩn Hp và thường do lây nhiễm từ người thân trong gia đình. Ở bài viết này Gastimunhp.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn Hp làm sao phòng bệnh cho con?
Nội dung chính
Tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em
Ngày nay, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em cũng cao như người lớn, ngày càng nhiều trẻ em bị mắc các bệnh do vi khuẩn Hp gây ra. Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Bàng, Bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội thì tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em là 35-55% ngoài cộng đồng. Từ trước 1 tuổi trẻ đã có thể nhiễm Hp với tỷ lệ 20-35%, tỷ lệ gia tăng trong giai đoạn 3-10 tuổi (45-50%). Ở trẻ em đến hết 15-18 tuổi thì nhiễm Hp cũng như người lớn, tỉ lệ nhiễm Hp là 75-80% dân số chúng ta có HP trong dạ dày.
Cũng theo bác sỹ, các bệnh lý do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ em có thể kể đến như: Viêm dạ dày mạn tính, ảnh hưởng tới sự hấp thu, chuyển hóa chất nhất là ở lứa tuổi nhỏ đang cần hấp thu chuyển hóa nhiều chất thì sẽ dẫn tới kém ăn, cơ thể chậm phát triển, thiếu máu thiếu sắt; Loét hành tá tràng gây chảy máu (xuất huyết tiêu hóa), thủng dạ dày có thể đe dọa tính mạng nếu bị nặng và không can thiệp cấp cứu kịp thời; hay xuất huyết âm ỉ gây đi tiêu phân đen và thiếu máu rất trầm trọng; Đau bụng tái diễn; Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ em; Có vai trò gây tăng tỷ lệ dị ứng ở trẻ em. Không thể phủ nhận được vi khuẩn Hp gây ra rất nhiều các vấn đề về sức khỏe ở cả người lớn và trẻ em. Như vậy, việc phòng ngừa và điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ em đang ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em.
Con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em
Theo thống kê, vi khuẩn Hp rất dễ lây lan ở môi trường tập thể, gia đình đông con, vùng có y tế kém chẳng hạn như trường học bán trú, nhà trẻ…. Tuy nhiên, gia đình vẫn là môi trường lây nhiễm thuận lợi nhất của vi khuẩn Hp.
Về con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp thì chúng ta biết chắc chắn rằng vi khuẩn Hp lây từ dạ dày người này sang dạ dày người khác thông qua đường miệng, có thể chia thành 3 nhóm chính:
– Đường phân miệng: vi khuẩn Hp từ dạ dày người bệnh đi ra ngoài theo phân, theo nguồn nước vào thức ăn, xâm nhập vào người bình thường nếu sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
– Đường miệng – miệng: người bình thường có thể nhiễm khuẩn Hp nếu tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm Hp. Con đường lây nhiễm này chủ yếu xảy ra ở trẻ em, khi ông bà, cha mẹ có thói quen nhai, mớm thức ăn, hôn trẻ hoặc sử dụng chung bát đũa, thức ăn. Thói quen này khá phổ biến tại Việt Nam. Thói quen này không chỉ khiến trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn Hp mà còn có thể lây lan nhiều bệnh khác từ người lớn, chính vì vậy nên sớm từ bỏ.
Thói quen mớm cơm của ông bà, cha mẹ là nguyên nhân quan trọng khiến trẻ dễ nhiễm Hp từ sớm
– Dạ dày- dạ dày: vi khuẩn Hp có thể lây từ dạ dày người này sang người khác trong quá trình nội soi nếu ống nội soi không được tiệt trùng tốt. Hiện nay các cơ sở y tế đã được trang bị hóa chất tiệt trùng tốt và trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể lây Hp thông qua tiếp xúc tay chân, dụng cụ ăn uống với dịch nôn của trẻ khác.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tạo ra được vắc xin phòng vi khuẩn Hp, vậy nên cha mẹ cần chủ động phòng tránh nhiễm vi khuẩn Hp cho con thông qua việc giữ vệ sinh và sử dụng kháng thể thụ động để phòng ngừa.
Xem thêm: Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường nào
Cách phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp cho trẻ từ cha mẹ
Khi cha mẹ hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn Hp, thì cha mẹ cần chú ý để tránh lây nhiễm lẫn nhau và tránh lây cho trẻ nhỏ. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp sang con:
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn uống trước khi sử dụng
- Không dùng chung dụng cụ ăn uống.
- Không gắp thức ăn cho nhau.
- Mỗi thành viên có một phần ăn riêng và dụng cụ ăn uống riêng. Không ăn chung tô canh, không dùng chung chén gia vị, nước chấm,…
- Không dùng chung bàn chải đánh răng, ly, cốc, các đồ dùng vệ sinh cá nhân…
- Rửa tay thường xuyên và sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn uống. Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên.
- Không mớm thức ăn cho trẻ nhỏ để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp trực tiếp.
- Người có vi khuẩn Hp không hôn trẻ để tránh lây nhiễm. Ngoài ra người nhiễm vi khuẩn Hp cũng nên hạn chế nấu ăn, đút ăn cho trẻ. Nếu vô tình hắt hơi, ợ khi đút thức ăn, nấu thức ăn có thể khiến vi khuẩn thoát ra theo nước bọt xâm nhập vào thức ăn.
Kháng thể OvalgenHP – Liệu pháp miễn dịch thụ động từ Nhật Bản
Với nhiều tác hại mà vi khuẩn Hp gây ra thì một biện pháp phòng ngừa sự lây lan của vi khuẩn Hp trong cộng đồng là cần thiết. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp vốn dĩ rất quen thuộc với cơ thể con người, chính vì vậy mà để tạo ra được 1 loại vaccine phòng ngừa là một công việc rất khó khăn mà các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu tìm tòi. May mắn rằng gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu và sản xuất thành công loại kháng thể IgY ức chế men urease, được chứng minh có thể làm giảm tải lượng Hp và giảm nguy cơ lây nhiễm khuẩn Hp với tên gọi OvalgenHP.
Cơ chế tác dụng của kháng thể OvalgenHP
Kháng thể OvalgenHP khác với vaccine vì đây là kháng thể thụ động có nguồn gốc từ lòng đỏ trứng gà. Kháng thể OvalgenHP có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp, qua đó:
– Khiến vi khuẩn không tạo ra được môi trường thuận lợi để sinh sống trong dạ dày.
– Ngăn cản bám dính và ngưng kết vi khuẩn Hp thành từng đám khiến vi khuẩn bị dạ dày co bóp đẩy ra ngoài.
– Tăng cường khả năng bắt giữ vi khuẩn của đại thực bào.
– Kích thích tế bào lympho T của cơ thể ghi nhớ miễn dịch đối với vi khuẩn Hp.
Như vậy kháng thể OvalgenHP giúp tăng cường miễn dịch tại dạ dày đối với vi khuẩn HP, làm giảm khả năng xâm nhiễm của vi khuẩn HP trên niêm mạc dạ dày. Đây là một lựa chọn an toàn và hữu ích cho các bậc cha mẹ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cho con.
DS. Minh Tâm
Phạm Thị Phươn says
Cho e hỏi
Bé nhà e bị hp+++
Trc đây bé đau bụng rât nhiều, uống thuốc ở bv nhiều lần không khỏi
Cách đây 1 năm có uống 1 đợt nữa của bệnh viện, ( chắc có kháng sinh. sau khi uống hêt đơn thuốc thỳ k còn đau bụng nữa đến nay 1 năm. Thỳ liệu bé đã hêt vi khuẩn hp chưa ạ
Và e có cần đièu trị tiếp cho bé nữa không ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Để trả lời cho câu hỏi bé có còn nhiễm HP hay không thì bắt buộc phải làm xét nghiệm kiểm tra, bạn có thể cho bé test thở lại nhé.
Tuy nhiên, nếu hiện tại bé không có triệu chứng gì bất thường, không đau bụng, ăn uống tốt, tăng cân đều thì không nhất thiết phải điều trị gì. Trường hợp bạn muốn dự phòng tái nhiễm HP cho bé có thể sử dụng kháng thể kháng HP cho con (GastimunHP) liều 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng. GastimunHP sử dụng lâu dài an toàn, không gây tác dụng phụ và không bị lệ thuộc.
Chúc bạn mạnh khỏe,