Ngoài nguyên nhân do chế độ ăn uống không hợp lý, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá thì viêm loét dạ dày còn do một nguyên nhân hết sức quan trọng đó chính là nhiễm vi khuẩn Hp. Khi có các triệu chứng về bệnh viêm loét dạ dày thì bạn nên đi kiểm tra xem mình có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không để có phương pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp. Vậy khi bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp bạn phải làm sao?
Vi khuẩn Hp gây bệnh viêm loét dạ dày như thế nào?
Vi khuẩn Hp là vi khuẩn duy nhất sống được ở môi trường axit dạ dày bởi vi khuẩn Hp có khả năng tiết ra một chất phân giản dịch nhầy có trong dạ dày và tạo ra những phân từ giúp trung hòa lượng axit có trong dạ dày. Vi khuẩn HP là một xoắn khuẩn có khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày và là nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày cấp và mãn tính.
Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm qua đường miệng – miệng, lây qua đường ăn uống. Do vi khuẩn Hp theo dịch tiết dạ dày tới miệng và có thể cư trú tại các mảng bám trên răng nên rất dễ lây từ người này sang người khác thông qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, dùng chung chén, bát đũa, hôn trực tiếp, mẹ nhai cho con ăn…
Thêm nữa, vi khuẩn Hp được xếp vào nhóm đứng đầu gây ung thư dạ dày hiện nay vì vậy bệnh viêm loét dạ dày có thể dẫn đến ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp. Bệnh viêm loét dạ dày có thể điều trị dứt điểm nếu bệnh được điều trị sớm bằng cách dùng thuốc diệt trừ vi khuẩn Hp cùng với chế độ ăn uống hợp lý.
Làm gì khi bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP
Chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp:
- Ăn chín, uống sôi, ăn uống hợp vệ sinh, tránh ăn những thực phẩm để quá lâu dễ gây ngộ độc, đau bụng.
- Sử dụng bát đũa, nước chấm riêng để tránh lây nhiễm sang người xung quanh.
- Ăn đồ ăn dễ tiêu, ít mỡ béo, tránh hoặc kiêng hẳn những thực phẩm chua, cay, thức ăn nguội hoặc quá nóng, đồ ăn khô rắn gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Kiêng rượu, bia, cafe, thuốc lá, giảm stress… tránh những loại đồ uống có chứa cồn, có ga làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
- Tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
- Ăn uống đúng giờ, tránh ăn quá no hoặc để quá đói
- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress kéo dài, thức khuya nhiều.
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp thì các bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ dùng thêm phác đồ điều trị vi khuẩn Hp phù hợp cho từng thể trạng người bệnh. Lưu ý rằng, người bệnh không được tự ý dùng thuốc kháng sinh để điều trị vi khuẩn Hp mà cần phải sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bởi hiện nay vi khuẩn Hp này kháng rất nhiều loại kháng sinh, đặc biệt là đối với những người trước đây dùng tùy tiện với các loại thuốc kháng sinh mà trong cơ thể đã nhiễm vi khuẩn Hp.
Bên cạnh đó bạn cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, uống trước bữa ăn hay sau bữa ăn, uống với liều lượng bao nhiêu, uống trong khoảng thời gian bao lâu, khi nào cần nhưng thuốc… để có được kết quả điều trị bệnh hiệu quả. Các loại thuốc thường được sử dụng là các loại thuốc giúp trung hòa acid dịch vị, thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axit dịch vị à thời gian điều trị bệnh trung bình khoảng 6 tuần.
Sau khoảng thời gian dùng thuốc nhất định mà bác sĩ chỉ định thì bạn bắt buộc phải ngưng thuốc khoảng 2 tuần để ktra lại xem vi khuẩn Hp đã hết chưa. Khi kiểm tra vi trùng âm tính thì mới là không còn bên trong dạ dày nhưng bạn cần có phương pháp phòng tránh hợp lý bởi nó rất dễ tái phát lại.
Đặc biệt bạn cần chú ý kiểm tra xem trong gia đình mình có ai nhiêm Hp không bởi trong thời gian mắc bệnh có thể bạn đã lây cho người thân trong gia đình thì có thể mình sẽ bị lây lại. Điều này vừa giúp bạn điều trị triệt để được bệnh cũng như bảo vệ an toàn đến sức khỏe người thân yêu.
Ngày nay ở Nhật Bản, các nhà khoa học đã phát triển một loại kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp nhờ cơ chế ức chế men urease – yếu tố sống còn đối với sự xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng trong dạ dày của Hp. Loại kháng thể OvalgenHP được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà đã được tiêm miễn dịch với men Urease của vi khuẩn Hp do đó giúp tăng cường sức đề kháng đối với Hp; giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do Hp. Với đặc tính là kháng thể, OvalgenHP không gây đề kháng. Trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do Hp có thể dùng kháng thể OvalgenHP phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị hoặc trường hợp dương tính với Hp nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Xem thêm: Thuốc diệt vi khuẩn Hp