Có trên 50% dân số thế giới có vi khuẩn Hp trong dạ dày (tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H.pylori), khoảng 20% trong số đó sẽ chuyển thành bệnh dạ dày, với 6% bị Loét dạ dày-tá tràng, 1% bị Ung thư dạ dày. Mặc dù có tới 80% người có vi khuẩn Hp trong dạ dày không bị bệnh dạ dày, nhưng mối liên hệ và cơ chế gây bệnh rõ ràng của loại vi khuẩn này làm cho nó trở thành loại vi khuẩn nguy hiểm với sức khỏe con người.
Xem thêm: Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp là tác nhân gây nhóm 1 gây Ung thư dạ dày (WHO)
Nghiên cứu theo dõi trong nhiều năm của các nhà khoa học cho thấy, việc loại trừ vi khuẩn Hp trong dạ dày giúp làm giảm tới 40% nguy cơ Ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, việc điều trị các bệnh dạ dày như Viêm dạ dày-tá tràng, Loét dạ dày-tá tràng, Ung thư dạ dày có vi khuẩn Hp cũng bắt buộc phải loại trừ vi khuẩn Hp. Đối với bệnh nhân Viêm loét dạ dày tá tràng, nếu không loại trừ thành công vi khuẩn Hp, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng nhiễm bệnh dai dẳng, mạn tính, bệnh có xu hướng nặng dần với các biến chứng chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, Ung thư dạ dày.
Nội dung chính
Bệnh do nhiễm khuẩn Hp ngày càng gia tăng
Ở Việt Nam, những năm trở lại đây, Ung thư dạ dày ngày càng gia tăng với tốc độ năm sau nhanh hơn năm trước. Ước tính mỗi năm, chúng ta có khoảng 11.000 ca Ung thư dạ dày, trong đó khoảng 8.000 ca bệnh không thể sống được trong 5 năm sau khi phát hiện, tỷ lệ tử vong trong một năm ở Việt Nam cũng đứng ở mức cao so với trên thế giới do khả năng tầm soát bệnh chưa tốt. Bệnh lý Viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Tốc độ gia tăng của bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng với các biến chứng của bệnh nhanh với sự trẻ hóa của độ tuổi mắc. Trước đây, rất ít ca bệnh nhi bị bệnh dạ dày như loét dạ dày tá tràng, nhưng ngày nay, số ca bệnh nhi bị nhập viện vì bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp tăng lên rất nhanh, ngay cả với trẻ 2-3 tuổi.
Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong nghiên cứu về Hp
Tại Nhật Bản, tỷ lệ mắc Ung thư dạ dày cao so với các nước phát triển phương Tây khác đã làm cho ngành y tế nước này tập trung nghiên cứu sâu về vi khuẩn Hp trong dạ dày và các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn loại này. Họ phát hiện ra rằng, chủng vi khuẩn Hp trong dạ dày của người Nhật Bản và một số nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam có độc tính gây bệnh, đặc biệt là Ung thư dạ dày cao. Ngay sau đó, nhiều loại vaccine phòng ngừa vi khuẩn Hp đã được phát triển nhưng không thành công. Thời gian gần đây, Nhật Bản mới đưa vào sử dụng loại kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp, gọi là OvalgenHP để trợ giúp cho bệnh nhân viêm loét dạ dày do khuẩn Hp trong quá trình điều trị, đồng thời sử dụng rộng rãi nhằm giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm Hp cộng đồng. Loại kháng thể này đã góp phần đáng kể vào xu hướng giảm nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày ở Nhật Bản những năm gần đây.
Kiểm soát nhiễm khuẩn Hp cần tiến hành trong cả cộng đồng
Những điều trên chứng tỏ mức độ nguy hiểm ngày càng gia tăng của vi khuẩn Hp trong dạ dày và đòi hỏi khả năng kiểm soát tốt vi khuẩn ở trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh để tiệt trừ Hp không được khuyến khích sử dụng cho mọi đối tượng do nguy cơ bị đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, tác dụng phụ của kháng sinh và yếu tố tài chính. Do đó, người bệnh cần nâng cao ý thức trong việc phòng ngừa bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra bằng các biện pháp cơ bản sau:
- Vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi.
- Tuyệt đối tuân thủ việc điều trị vi khuẩn Hp khi có chỉ định của bác sỹ.
- Kiểm tra lại vi khuẩn Hp sau khi đã hoàn thành điều trị theo phác đồ của bác sỹ.
- Khi trong nhà có người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, cần thận trọng theo dõi các thành viên khác trong gia đình.
- Tăng cường miễn dịch cơ thể bằng việc ăn nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung vitamin C cho cơ thể.
- Bổ sung kháng thể chống Hp trong và sau khi điều trị vi khuẩn Hp để tránh bị tái nhiễm vi khuẩn Hp và giảm nguy cơ lây nhiễm ra các thành viên trong gia đình.
Ds. Lan Hương
nguyễn Thị Hương says
chào bác sĩ.
Tôi mới đi nội soi bác sĩ kết luận bị viêm xung huyết hang môn vị mức độ vừa và CLO-TEST là dương tính. Có nguy hiểm không a?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh lý viêm xung huyết hang môn vị mức độ vừa, nhiễm HP dương tính tuy không nguy hiểm nhưng nếu bạn không điều trị thì bệnh lý có thể diễn biến nặng hơn như loét, chảy máu dạ dày….. Bởi vậy bạn nên cố gắng tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sỹ. Bạn có thể gửi lại đơn thuốc cụ thể để chúng tôi tư vấn thêm cho bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe
nguyễn Thị Hương says
bệnh này có lây không a?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa: miệng- miệng, phân-miệng, dạ dày- miệng,dạ dày- dạ dày, nguồn lây nhiễm chủ yếu trong gia đình do thói quen ăn uống và sinh hoạt cùng nhau như ăn chung bát đũa, chung bát nước chấm, khắp thức ăn cho nhau, mớm thức ăn cho trẻ, hôn trẻ…Do đó trường hợp của bạn nhiễm HP và có bệnh lý dạ dày thì bạn nên điều trị HP triệt để và cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HP cho các thành viên trong gia đình như sau:
– Vệ sinh, phòng dịch nơi sinh sống: vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, nơi ở.
– Rửa tay sạch sẽ khi ăn uống.
– Kiểm tra vi khuẩn Hp khi có các dấu hiệu bệnh dạ dày và có chỉ định của bác sỹ để tiệt trừ kịp thời, tránh lây nhiễm ra các thành viên trong gia đình. – Khi điều trị bệnh với phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp, bạn nên kết hợp thêm kháng thể OvalgenHP với thuốc để giúp nâng cao hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh.
– Khi trong nhà có người bị nhiễm Hp thì nên sử dụng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh lây nhiễm.
– Sử dụng kháng thể OvalgenHP hàng ngày là biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm vi khuẩn Hp.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.
nguyễn Thị Hương says
đơn thuốc đây a:
1. Amoxilin 500mg
2. Clarithromycin stada 500mg
3. Esomeprazol 20mg
4. Magne _B6 Stada
bác sĩ xem đơn thuốc này ổn khôbé 5 tuổi có dễ bị lây ko a
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đơn thuốc bạn được chỉ định là phác đồ điều trị HP đầu tay( amoxicillin, Clarithromycin, Esomeprazol) hiện nay phác đồ này cho hiệu quả điều trị HP rất thấp(34.5% theo nghiên cứu của BS Bùi Chí Nam 2016) nguyên nhân là do vi khuẩn HP đề kháng kháng sinh đặc biệt là kháng Clarithromycin. Chính vì vậy bạn nên cố gắng tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định điều trị, ngoài ra bạn nên sử dụng kết hợp thêm kháng thể OvalgenHP với liều ngày 2 gói chia 2 lần sau ăn x 2-4 tuần cùng phác đồ trên nhằm tăng cường hiệu quả điều trị HP đồng thời giúp giảm các triệu chứng nhanh chóng khiến bạn có thể tuân thủ điều trị tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ HP đề kháng thuốc.
Trong gia đình nếu bố/ mẹ nhiễm HP thì bé có nguy cơ nhiễm HP cao, Tuy nhiên không phải ai nhiễm hp cũng có bệnh lý về dạ dày và cần thiết phải điều trị vì còn phụ thuộc vào độ độc tính của vi khuẩn HP, thời gian xâm nhiễm, sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người nhiễm. Do đó nếu bé không có biểu hiện bệnh lý dạ dày như đau bụng, buồn nôn…thì không cần cho bé đi khám. Nếu bạn lo lắng quá thì bạn có thể cho bé làm test thở kiểm tra HP.
Trường hợp nếu bé nhiễm HP thì bạn nên cho bé sử dụng kháng thể OvalgenHP ngày 2 gói chia 2 lần sau ăn x 6-12 tuần nhằm giảm dần tải lượng HP về âm tính, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý về dạ dày.
Nếu bé không nhiễm HP thì bạn có thể cho bé sử dụng kháng thể OvalgenHP với mục đích dự phòng lây nhiễm HP với liều 1 gói/ ngày x 10 ngày/ tháng x 3 tháng, nghỉ 1-2 tháng lặp lại liệu trình 3 tháng trên ít nhất 1 năm sau khi bố/ mẹ điều trị HP thành công hoặc cho tới khi bé 8 tuổi để giảm thiểu nguy cơ nhiễm HP cũng như mắc các bệnh lý về dạ dày.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.
nguyễn Thị Hương says
trước đây tôi không bị đau bụng thế này, hai hôm nay uống thuốc lúc nào tooi cũng có cảm giác đắng miệng và bị đau bụng đi ngoài. Bác sĩ cho hỏi như vậy có sao k
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Những biểu hiện bạn gặp phải như mô tả là do tác dụng không mong muốn khi bạn sử dụng các thuốc điều trị HP theo phác đồ điều trị. Biểu hiện đó không có gì bất thường và sẽ không còn sau khi ngưng thuốc. Do đó bạn nên cố gắng sử dụng thuốc theo chỉ định, đồng thời sử dụng thêm kháng thể OvalgenHP nhằm tăng cường hiệu quả điều trị HP.
Ngoài ra bạn nên sử dụng thêm men vi sinh enterogermina ngày 3 ống chia 3 lần sau ăn 2 tiếng để khắc phục hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi sử dụng kháng sinh.
Chúc bạn mạnh khỏe.
lê thị lan says
bác sỹ ơi, ba em bị virus HP đang phải uống thuốc vậy có thể uống cao hồng sâm được không ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh nhân có thể sử dụng được nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe,