Ở phần III, chúng ta hãy cùng nghe PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên, Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện TƯQĐ 108, trả lời những câu hỏi liên quan tới việc điều trị vi khuẩn Hp (phần III)
PV: Nếu bệnh nhân không tuân thủ tốt hướng dẫn của bác sỹ trong diệt khuẩn Hp thì có hậu quả là gì? Tôi thường thấy rất nhiều người cầm đơn thuốc cũ của bác sỹ ra các hiệu thuốc mua để tự điều trị khi đau dạ dày, khi triệu chứng đỡ rồi họ lại ngừng uống thuốc hoặc không uống điều độ nữa.
PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên: Điều bạn nói là tình trạng chung trong vấn đề điều trị vi khuẩn Hp ở Việt Nam. Nếu như bệnh nhân không tuân thủ đúng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp thì vi khuẩn Hp sẽ không bị tiêu diệt hoàn toàn, kết quả là bệnh dạ dày của bạn không điều trị triệt để, tái phát dai dẳng. Việc tái phát dai dẳng như vậy có thể dẫn tới những biến chứng của viêm dạ dày mạn như Ung thư dạ dày, biến chứng của loét dạ dày như thủng dạ dày, chảy máu dạ dày cần cấp cứu.
Một hậu quả khác của việc điều trị vi khuẩn Hp không tới nơi tới chốn đó là tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Hp. Bạn có thể thấy, tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Hp trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam gia tăng rất nhanh chóng trong những năm gần đây, kháng nhiều nhất là Metronidazol, đến Clarithromycin và các kháng sinh khác. Tetracylin là loại kháng sinh có tỷ lệ Hp đề kháng thấp nhưng sử dụng thì rất gây hại cho răng, gây ố răng, đen răng, hỏng răng cho nên cũng ít được sử dụng. Kháng sinh Levofloxacin là loại kháng sinh gần như cuối cùng nằm trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp cũng đã bị đề kháng khá nhiều, không dùng được trên trẻ em. Gần đây, hiệp hội tiêu hóa thế giới có đưa ra phác đồ diệt vi khuẩn Hp với thuốc kháng sinh Rafabutin nằm trong nhóm kháng sinh sử dụng để điều trị bệnh Lao. Phác đồ cập nhật nhất đó cũng chỉ có tỷ lệ thành công khoảng 50% trên đối tượng bệnh nhân có vi khuẩn Hp đã đề kháng các loại kháng sinh khác. Như vậy, có thể nói, Hp kháng kháng sinh là hậu quả nghiêm trọng nhất của việc điều trị thất bại vi khuẩn Hp, cho nên chúng tôi luôn dặn dò bệnh nhân rất cẩn thận, yêu cầu tới tái khám đúng như lịch hẹn để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
PV: Bác sỹ nói tới việc dùng thuốc diệt vi khuẩn Hp thì chắc chắn bệnh nhân phải tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ, tuy nhiên tôi muốn hỏi rằng người bệnh có lựa chọn nào để tự mình có thể dùng thêm thuốc ở nhà để loại bỏ vi khuẩn Hp và ngăn ngừa vi khuẩn nhiễm lại? Tôi đang hỏi về một giải pháp giống như vaccine chống nhiễm khuẩn Hp cho mọi người.
PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên: Chưa có loại vaccine chống vi khuẩn Hp nào được đưa vào sử dụng trên người. Hiện nay tôi có biết loại kháng thể ở Nhật Bản gọi là OvalgenHP có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylorr, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori nhưng phải sử dụng thường xuyên theo chỉ dẫn mới có hiệu quả. Loại này chúng tôi cũng tư vấn cho các bệnh nhân sử dụng, nhưng bệnh nhân cũng có thể tự sử dụng dùng phối hợp với thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để tăng hiệu quả điều trị khi đang điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori, hoặc có thể dùng cho người dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng, từ đó giúp giảm nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn Hp.
(Còn tiếp…..)
PV. Hoài An
[seriesposts title=”Xem tất cả các câu hỏi phỏng vấn” orderby=title show_date=0]