Rất nhiều độc giả gửi về cho chúng tôi những thắc mắc liên quan tới vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) và các vấn đề liên quan tới điều trị bệnh lý này ở người lớn, trẻ em. Để trả lời đầy đủ các câu hỏi của các bạn, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn với PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên, Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện TƯQĐ 108, một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam nghiên cứu về vi khuẩn Hp. (phần I)
Chúng tôi sẽ chia bài phỏng vấn thành nhiều phần để quý độc giả được theo dõi một cách thuận tiện nhất, sau đây là phần phỏng vấn thứ I.
PV: Bệnh dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, những hiểu biết của người dân về bệnh này còn rất hạn chế, kết quả là đa số bệnh nhân tới viện trong tình trạng bệnh tình nặng, khó điều trị hoặc bệnh nhân không điều trị đúng cách dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. Trong các vấn đề liên quan tới bệnh dạ dày, vi khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là vi khuẩn Hp) là tác nhân được các tài liệu y học trên thế giới nhắc tới nhiều hơn cả bởi đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý dạ dày như Viêm dạ dày tá tràng mạn tính, Loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày và chính loại vi khuẩn này là nguyên nhân làm cho việc điều trị bệnh lý dạ dày trở nên khó khăn, bệnh tái phát dai dẳng.
Thật đáng tiếc là, gần đây chúng tôi có phối hợp cùng Hội tiêu hóa Hà Nội thực hiện một khảo sát tại cộng đồng về hiểu biết của người dân về vi khuẩn Hp thì kết quả như sau:
- Đối tượng phỏng vấn: ngoài cộng đồng, nam = nữ, tuổi từ 25 – 60 tuổi.
- Số người từng nghe nói tới vi khuẩn Hp: ~15%
- Số người có hiểu biết đúng sơ bộ về cách xét nghiệm, điều trị bệnh: <5%.
- Số người có ý thức phòng ngừa bệnh và điều trị triệt để: 2%.
Kết quả này thực sự làm chúng tôi cảm thấy lo lắng vì kiến thức của người dân về loại vi khuẩn nguy hiểm này càng thấp thì khả năng bị mắc bệnh và điều trị thất bại càng cao.
Chính vì vậy chúng tôi muốn xin phép bác sỹ một buổi phỏng vấn về một số thông tin cơ bản để phục vụ công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức sức khỏe cộng đồng. Xin cảm ơn bác sỹ đã dành thời gian trả lời câu hỏi của chúng tôi.
PV: Xin bác sỹ có thể nêu một số bệnh dạ dày mà người dân thường hay mắc nhất?
PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên: Không phải chỉ riêng tại Việt Nam, mà trên cả thế giới, các bệnh lý liên quan tới dạ dày đều rất là phổ biến. Một số bệnh liên quan tới dạ dày phổ biến nhất phải kể tới là bệnh Viêm dạ dày tá tràng mạn tính, Loét dạ dày tá tràng và Ung thư dạ dày.
PV: Đâu là những nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh dạ dày kể trên?
PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên: Nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các bệnh kể trên là vi khuẩn Helicobacter pylori, một loại xoắn khuẩn sống dưới lớp chất nhày của dạ dày. Đây là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày, theo tổ chức Y Tế Thế Giới WHO (1994).
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như stress tâm lý, tổn thương sang chấn, sử dụng các loại thuốc gây loét dạ dày, chế độ ăn uống và sinh hoạt.
PV: Tại sao nhiều người đi chữa bệnh dạ dày, gọi chung là đau dạ dày, có người chữa rất nhiều lần mà bệnh không khỏi dứt điểm. Tôi thường thấy mọi người quan niệm, bệnh dạ dày là bệnh cứ tái phát mãi, không thể chữa được khỏi hẳn. Có phải vậy không thưa bác sỹ?
PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên: Như tôi đã nói ở trên, nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các bệnh dạ dày nói chung là vi khuẩn Helicobacter pylori, hay gọi tắt là vi khuẩn Hp. Đa số người bệnh bị viêm dạ dày tá tràng, loét dạ dày tá tràng đều có vi khuẩn này trong dạ dày trong dạ dày, nếu không tiêu diệt được loại vi khuẩn này thì bệnh cứ tái phát dai dẳng không hết. Thậm chí nếu đã diệt được loại vi khuẩn này rồi, sau đó bị tái nhiễm lại thì lại bị bệnh như trước, do đó nhiều người quan niệm như vậy cũng có phần đúng. Nguyên nhân của việc điều trị vi khuẩn Hp thất bại chủ yếu nằm ở 2 yếu tố là thầy thuốc và bệnh nhân.
Thầy thuốc cần phải kê đơn thuốc chính xác, thuốc tốt cho bệnh nhân, tốt nhất là thầy thuốc chuyên khoa tiêu hóa, ngoài ra trách nhiệm của thầy thuốc còn nằm ở chỗ phải tư vấn, hướng dẫn kỹ càng bệnh nhân sau khi kê đơn thuốc và nhắc nhở bệnh nhân tái khám để đảm bảo việc điều trị đã thành công. Hiện nay, công tác tư vấn đang được coi trọng nhưng chưa có nhiều cải thiện do bác sỹ tư vấn thường bị quá tải bệnh nhân và kiến thức nền của bệnh nhân nói chung là rất thấp nên việc giảng giải còn gặp nhiều khó khăn, rào cản. Ngoài ra, các bác sỹ không phải chuyên khoa tiêu hóa cũng có thể không đưa ra được phác đồ cập nhật, tốt nhất dành cho bệnh nhân nên bệnh nhân hãy nhờ sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa để có được lời khuyên đúng đắn.
Bệnh nhân: chủ yếu nguyên nhân thất bại nằm ở việc tuân thủ phác đồ điều trị không tốt, khi triệu chứng giảm thì bệnh nhân có xu hướng ngừng sử dụng thuốc hoặc không sử dụng đúng như đơn thuốc quy định. Ngoài ra, việc bệnh nhân không tới tái khám đúng thời gian bác sỹ dặn cũng là nguyên nhân khiến điều trị thất bại, do không xác định được vi khuẩn Hp đã bị tiêu diệt thực sự chưa hay chỉ nằm ở dạng ngủ. Điều rất nguy hiểm ở bệnh nhân hiện nay là khi đau dạ dày, nhiều người tự ý sử dụng các loại thuốc đóng sẵn, thường có xuất xứ Ấn Độ, gọi là các “kít dạ dày” và cũng được các nhà thuốc tư vấn dạng đóng sẵn này, hàm lượng các thuốc trong “kit dạ dày” thường không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn Hp do đó dễ gây ra tình trạng đề kháng thuốc làm cho các bác sỹ khi điều trị gặp rất nhiều khó khăn và thất bại với phác đồ điều trị Hp đầu tiên là điều ngày càng dễ thấy.
(Còn tiếp…..)
PV. Hoài An
Kim chi says
Tôi đi thử máu đã bị đường tính vi trùng HP nhưng tôi không bị đau bụng hay ợ chua gì cả tôi chỉ có hiện tượng như muốn nôn khi đói thôi giờ tôi muốn điều trị vậy trị bằng thuốc gì xin cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp này bạn cần nội soi để kiểm tra xem có mắc bệnh lý dạ dày hay không. Nếu không có tổn thương tại niêm mạc dạ dày thì bạn chưa cần điều trị. Đối với trường hợp có viêm dạ dày và nhiễm khuẩn Hp thì chỉ định tiệt trừ Hp với phác đồ là bắt buộc. Bạn có thể tham khảo cụ thể trong bài viết: Phác đồ điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP. Thông thường phác đồ tiệt trừ HP kéo dài trong 10-15 ngày, các thuốc giảm triệu chứng có thể được sử dung trong thời gian lâu hơn. Tuy nhiên có 1 thực tế là không phải cứ sử dụng phác đồ tiệt trừ Hp thì sẽ loại bỏ được vi khuẩn Hp. Hiện nay do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc gia tăng khiến các phác đồ ngày càng kém hiệu quả, theo nghiên cứu có tới hơn 55% trường hợp thất bại trong lần tiệt trừ Hp đầu tiên. Vì vậy xu hướng mới hiện nay đang được áp dụng là sử dụng GastimunHP kết hợp cùng phác đồ để đạt được hiệu quả tối đa, ngăn vi khuẩn kháng thuốc. Khi đó liều sử dụng của GastimunHP là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 30 ngày.
Chúc bạn mạnh khỏe,