Vi khuẩn hp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về dạ dày ở người lớn lẫn trẻ nhỏ. Vi khuẩn Hp được tìm thấy trên toàn thế giới, nhưng đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi có tới 10 % trẻ em và 80% người trưởng thành thường nhiễm vi khuẩn này, tuy nhiên lại không có triệu chứng quá đặc biệt. Thông thường vi khuẩn hp dạ dày sẽ làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét kéo dài rồi dẫn đến ung thư. Mặc dù vậy nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày ở trẻ em, nếu có thì chỉ khi trưởng thành. Chính vì thế mà vi khuẩn HP được xem là không quá nguy hiểm với trẻ nhỏ. Tuy nhiên cũng cần phải chữa trị dứt điểm để tránh tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến hệ tiêu hóa của trẻ yếu đi, ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt trong dạ dày nên trẻ thường bị thiếu máu thiếu sắt. Ngoài ra trẻ cũng có nguy cơ bị các bệnh dị ứng, miễn dịch và ban xuất huyết khi nhiễm HP.
Nhưng việc điều trị vi khuẩn Hp cho trẻ em lại là vấn đề rất cần được cân nhắc cẩn thận. Hiện nay tại nước ta, trẻ em là đối tượng dễ bị tái nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày do việc giữ vệ sinh, ý thức tự bảo vệ cơ thể và miễn dịch hệ tiêu hóa của trẻ chưa có. Nhiều người lớn cũng chưa có ý thức phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày qua việc giữ vệ sinh cho trẻ.
Tham khảo thêm: Tại sao trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn HP?
Trẻ bị nhiễm hp chưa có triệu chứng thì chưa cần điều trị
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1, trẻ nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày có thể có những triệu chứng về tiêu hóa nếu chủng vi khuẩn Hp có khả năng gây ra viêm loét dạ dày và các biến chứng tiêu hóa. Tuy nhiên có rất nhiều trẻ nhiễm vi khuẩn Hp nhưng không có bất cứ biểu hiện nào. Không phải chủng vi khuẩn Hp nào cũng gây ra các biến chứng ở đường tiêu hóa. Nhiều trẻ có vi khuẩn Hp nhưng không có triệu chứng vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
Mặc dù vậy, rất nhiều phụ huynh rất lo ngại nếu như gia đình có người nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Một số phụ huynh còn đưa bé kiểm tra vi khuẩn Hp ngay khi gia đình mình có thành viên nhiễm vi khuẩn Hp mặc dù bản thân trẻ không có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn. Điều này do tâm lý lo sợ các biến chứng do vi khuẩn Hp gây ra, trong đó có nguy cơ ung thư dạ dày.
Theo Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, nếu vi khuẩn Hp không có bất cứ dấu hiệu nào ảnh hưởng đến sức khỏe thì không cần phải điều trị. Phụ huynh không nên quá hoang mang lo lắng. Bởi lẽ việc điều trị vi khuẩn Hp không phải lúc nào cũng là giải pháp tối ưu nếu như bản thân vi khuẩn không gây ra ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ.
Vậy khi nào trẻ nhiễm hp cần phải điều trị?
– Điều trị cho những trẻ em đang bị viêm loét dạ dày tá tràng và khi xét nghiệm thấy vi khuẩn HP dương tính.
– Trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP và sống trong gia đình có những người có tiền sử mắc bệnh ung thư dạ dày do vi khuẩn HP.
– Trẻ đã có tiền sử bị viêm loét dạ dày, tá tràng, nhưng hiện tại không có biểu hiện loét, không xuất hiện triệu chứng bệnh dạ dày như đau, ợ chua, trào ngược nhưng xét nghiệm vẫn thấy vi khuẩn HP dương tính.
– Trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn và nhiễm hp
– Trẻ thiếu máu thiếu sắt đã loại trừ các nguyên nhân khác và có HP dương tính.
– Bố mẹ có con bị nhiễm vi khuẩn HP cần hết sức cân nhắc vấn đề điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, nếu như trẻ có các dấu hiệu lâm sàng thì tốt nhất nên cho trẻ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán điều trị bệnh.
Đỗ Thị Thúy says
Gia đinh tôi có tôi (34 tuổi) con trai lớn 7 tuổi bị viên loát dạ dầy nhiễm HP đã điều trị hỏi hơn 1 năm nay. Đến tháng 3/2020 có biểu hiện lại của dạ dày do dịch bệnh Covid 19 nên 2 mẹ con ko đi khám mà uống thuốc theo phác đồ của đơn thuốc cũ. Đến ngày 30.4 đã uống hết thuốc kháng sinh ( tức 14 ngày) Giờ còn uống 16 ngày thuốc chống viên loát (uống 1 loại thuốc) . Giờ tôi đang đến ngày 16/5 để đi Test hơi thở. Vậy cháu 7 tuổi có dùng thuốc bên bạn được ko? và 1 cháu nhỏ 2 tuổi nhà tôi có dùng để phòng tránh được ko?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
GastimunHP là sản phẩm chứa kháng thể kháng HP của Nhật Bản có tên gọi OvalgenHP. Kháng thể OvalgenHP với cơ chế tác dụng thông minh, bằng cách gắn kết đặc hiệu với men Urease của vi khuẩn HP, khiến vi khuẩn mất khả năng trung hòa môi trường acid, không bám dính được trên niêm mạc dạ dày và bị ngưng kết lại với nhau thành từng đám, dần dần sẽ bị đẩy ra ngoài theo nhu động đường tiêu hóa. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn sản phẩm thế hệ 2 là GastimunHP Plus, ngoài kháng thể OvalgenHP có bổ sung thêm lợi khuẩn dạ dày LJ1088, giúp hiệp đồng tác dụng với OvalgenHP để thải trừ HP hiệu quả hơn và hỗ trợ điều hòa sự bài tiết acid dịch vị, giảm triệu chứng viêm dạ dày và giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Đối với bé lớn có tiền sử viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP đã điều trị kháng sinh, hiện tại các triệu chứng tái phát thì có thể bé đã tái nhiễm vi khuẩn HP. Trường hợp này bạn cần cho bé sử dụng GastimunHP hoặc GastimunHP Plus liều tấn công 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong ít nhất 6 tuần, sau đó có thể cho con kiểm tra lại với test thở.
Đối với bé 2 tuổi chưa nhiễm vi khuẩn HP, để dự phòng lây nhiễm bạn có thể cho con dùng GastimunHP với liều 1 gói/ngày, liên tục 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng cho tới khi mẹ và anh trai đã được diệt hết HP, nguy cơ lây nhiễm giảm xuống thấp.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trần thị Dung says
Xin hỏi bâc sĩ, con em vừa ktra hp và cho kết quả dương tính. Tiền sử nhà em có ông nội bị ung thư dạ dày. Và vợ chồng em cũng bị nhiễm hp. Bé nhà em có hơi thở nặng mùi, hay ợ chua và tự nhiên ói. Xin hỏi bác sĩ là có nên điều trị hp cho bé hay k, vì theo như em tìm hiểu thì đa phần trẻ em k cần điều trị hp nếu k bị viêm dạ dày. Bé nhà em 7 tuổi ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh lý ung thư dạ dày có tính chất di truyền và nhiễm khuẩn HP là một trong những yếu tố nhóm I gây ung thư dạ dày. Do đó theo khuyến cáo hiện nay, những người là người thân trực hệ của bệnh nhân ung thư dạ dày cần phải tiệt trừ Hp sớm để tránh nguy cơ bệnh. Trẻ em có người thân trực hệ mắc ung thư nhưng chưa có viêm loét thì chưa cần điều trị ngay. Lý do trẻ em không bắt buộc phải diệt HP nếu không có viêm loét là vì ở trẻ em rất hiếm khi có trường hợp mắc ung thư dạ dày, trong khi đó việc sử dụng phác đồ kháng sinh cho trẻ tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn, tỉ lệ kháng thuốc cao. Mặt khác, khi điều trị cho trẻ thành công thì sau cũng dễ bị tái nhiễm trở lại.
Như vậy trong gia định bạn hiện nay, chồng bạn cần phải diệt HP bằng phác đồ kháng sinh càng sớm càng tốt. Bạn tham khảo phác đồ điều trị TẠI ĐÂY.
Đối với bé, những biểu hiện ợ hơi, ợ chua, nôn ói khá điển hình cho bệnh lý dạ dày. Do vậy, trước tiên bạn nên cho bé đi thăm khám (nội soi dạ dày để kiểm tra). Trường hợp có viêm loét dạ dày nên điều trị theo phác đồ kháng sinh. Trường hợp chưa có viêm loét bạn có thể tham khảo sử dụng chế phẩm chứa kháng thể OvalgenHP giúp ức chế và giảm tải lượng Hp nhằm ngăn chặn nguy cơ gây bệnh của vi khuẩn và cải thiện các triệu chứng ợ hơi, khó tiêu.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,