H.pylori (Hp) là vi khuẩn có tỷ lệ lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Mặc dù nhiễm khuẩn Hp chỉ mới đuợc phát hiện cách đây không lâu sau những công bố của Marshall và Warren, nhưng những nghiên cứu tiếp theo về dịch tễ học đã làm mọi người kinh ngạc “tới hơn một nửa dân số thế giới bị nhiễm khuẩn Hp”. Ở các nước công nghiệp phát triển, trung bình có khoảng 20-30% dân số bị nhiễm khuẩn này và tăng nhanh tới trên 50% ở tuổi 60.
Nhiễm khuẩn Hp trên thế giới
Tỷ lệ nhiễm cao và kéo dài dẫn đến Viêm dạ dày mạn tính trong đó có những người bị chuyển thành Loét dạ dày tá tràng, một số chuyển thành Ung thư dạ dày. Tỷ lệ nhiễm H.pylori tại Hoa Kỳ khoảng 45%. Các nhà khoa học Hoa Kỳ cũng thấy rằng tỷ lệ nhiễm H.pylori tăng cao trong những gia đình đã có người bị nhiễm H.pylori trước đó. Tỷ lệ nhiễm H.pylori ở người da đen cao hơn 2 lần so với tỷ lệ nhiễm H.pylori của người da trắng.
Đối với trẻ em, tình hình nhiễm khuẩn Hp cũng đang ngày trở thành một trọng tâm trong bảo vệ sức khỏe. Khảo sát ở 14 nước đang phát triển thấy tỷ lệ nhiễm H.pylori ở tuổi 15 là 80%. Ở Bangladesh tỷ lệ H.pylori (+) là 61% ở trẻ 1-3 tháng, 33% ở trẻ 1 tuổi, > 80% ở trẻ > 5 tuổi. Ở Nicaragua, 63% ở trẻ > 2 tuổi có H.pylori (+). Nghiên cứu ở các nước phát triển như Đức chỉ có 6,2% trẻ ở lứa tuổi 5-8 tuổi có H.pylori (+), 27.6% trẻ em ở các nước châu Âu khác có H.pylori (+). Trong một nghiên cứu gồm 3.000 người không có triệu chứng thuộc 17 quần thể, tỷ lệ nhiễm chung ở những người từ 55-64 tuổi là 62%, ở những người độ tuổi 25-34 là 35%. Ở những nước đang phát triển hơn một nửa số trẻ em 10 tuổi bị nhiễm H.pylori . Những người có điều kiện kinh tế – xã hội thấp thường có tỷ lệ nhiễm cao.
Nhiễm khuẩn Hp tại Việt nam
Ở các nước Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam), tỷ lệ nhiễm H.pylori trung bình khoảng 55-60%.
Tại Việt Nam, năm 2001, Bs. Vương Tuyết Mai và cộng sự đã phát hiện tỷ lệ nhiễm H.pylori ở 528 người khỏe mạnh là 75,2%. Trẻ nhỏ nhiễm H.pylori thấp hơn người lớn, xuất hiện ở cả 1-2 tuổi. Tỷ lệ nhiễm H.pylori ở các địa phương cũng khác nhau.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn H.pylori và tái nhiễm H.pylori sau khi điều trị ngày càng gia tăng ở Việt Nam đã trở thành gánh nặng cho cả hệ thống y tế. Sự tương quan giữa tỷ lệ gia tăng nhiễm khuẩn H.pylori và gia tăng của Ung thư dạ dày, Viêm loét dạ dày tá tràng tại Việt Nam trong những năm gần đây đang làm rấy lên mối quan ngại về mức độ nguy hiểm của loại vi khuẩn trên. Trong khi, thế giới còn chưa đưa ra được vaccine phòng ngừa vi khuẩn H.pylori thì cách tốt nhất với người dân vẫn là ý thức tầm soát nhiễm khuẩn thông qua thăm khám định kỳ để phát hiện vi khuẩn H.pylori kịp thời, có cách tiệt trừ vi khuẩn H.pylori đúng đắn và có ý thức bảo vệ tránh để lây nhiễm từ người bệnh hoặc lây truyền sang người khác.
PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên
PGS.TS.BS.Vũ Văn Khiên
09/1989: Tốt nghiệp Bs Học viên –Học viện Quân y
09/1989-03/1991: Bác sỹ – Khoa Vi sinh vật –Bệnh viện TWQĐ 108
04/1991-08/1992: Bác sỹ- Bệnh xá Trưởng – Đảo Sinh Tồn lớn
08/1991-04/1994: Bác sỹ-Khoa Nội tiêu hóa-Bệnh viện TWQĐ 108
05/1994-08/2000: Nghiên cứu sinh-Học viện Quân y
09/2000-03/2004: Tiến sỹ, bác sỹ-Khoa Nội tiêu hóa-Bệnh viện TWQĐ 108
04/2004-07/2008: Phó CNK- Khoa Nội tiêu hóa-Bệnh viện TWQĐ 108
08/2008-12/2015: Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hóa- Bệnh viện TWQĐ 108
01/2006- Nay: Chủ nhiệm khoa Nội soi chẩn đoán-Bệnh viện TWQĐ 108
PGS Vũ Văn Khiên đã có tổng 86 bài báo khoa học đã được đăng tải, trong đó có 78 bài tiếng Việt đăng trong tạp chí trong nước và 08 bài tiếng Anh đăng tạp chí nước ngoài. Tổng số đề tài nghiên cứu: 02 đề tài cấp cơ sở; 01 đề tài cấp Bộ Quốc Phòng, 01 đề tài cấp thành phố Hà Nội, 02 đề tài cấp Nhà nước theo Nghị định thư
PGS được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ năm 2017
Bạn cần biết
- Tỷ lệ nhiễm H.pylori tăng cao trong những gia đình đã có người bị nhiễm H.pylori trước đó
- Tỷ lệ nhiễm cao thường có ở những người có điều kiện kinh tế – xã hội thấp
- Tại Việt nam, tỷ lệ nhiễm trong quần thể khoảng 55-60%
- Tỷ lệ nhiễm ở nam và nữ như nhau.
- Trẻ nhỏ nhiễm H.pylori thấp hơn người lớn, xuất hiện ở cả 1-2 tuổi.
Nguyễn thị thơ says
Tôi bị nhiễm khuẩn hp +.vậy con tôi có bị nhiễm hay không?tôi có nên đưa cháu đi kiểm tra và điều trị.hay không?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Khả năng lây nhiễm Hp từ cha mẹ sang con cái, đặc biệt là trẻ nhỏ là rất cao. Tuy nhiên nếu bé không có biểu hiện gì và người thân không có ai mắc ung thư dạ dày thì bạn không nhất thiết phải điều trị cho bé. Nếu lo lắng vi khuẩn Hp có khả năng gây bệnh dạ dày bạn có thể cho bé sử dụng kháng thể GastimunHP để giảm tải lượng vi khuẩn Hp trong dạ dày xuống mức thấp để vi khuẩn không có cơ hội gây bệnh.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Trần Xuân Mai says
Cho mình hỏi tỉ lệ tái nhiễm vi khuẩn hp có cao không ? Và có cách gì phòng tránh không
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Theo nghiên cứu thì tỉ lệ tái nhiễm Hp ở người lớn là 23,9%, ở trẻ là 25,2% trong vòng 1 năm sau khi điều trị thành công. Nghiên cứu cũng chỉ ra tái nhiễm Hp làm tăng nguy cơ tái loét gấp 4 lần. Hiện nay ngoài cách giữ vệ sinh ăn uống là cách phòng ngừa không đặc hiệu thì còn có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, đó là sử dụng kháng thể OvalgenHP (GastimunHP) với liệu trình 1 gói/ ngày, 10 ngày/ tháng và nhắc lại hàng tháng. Đây là biện pháp phòng ngừa nhiễm Hp đặc hiệu duy nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại và đã được ứng trong phổ biến tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Châu Âu.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Lê Văn Trung says
Chào các chuyên gia!
Cho em hỏi vi khuẩn HP có điều trị dứt điểm không ạ, và thời gia điều trị là bao lâu?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh lý dạ dày có nhiễm Hp có thể được điều trị hoàn toàn bằng phác đồ tiệt trừ Hp phù hợp kết hợp với GastimunHP, thường kéo dài trong 30 ngày. Do vi khuẩn Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng, nên nhu cầu sử dụng GastimunHP để chống vi khuẩn Hp kháng thuốc trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Bạn có thể sử dụng GastimunHP liều tấn công (2 gói/ngày, chia 2 lần sau bữa ăn) liên tục trong 30 ngày từ khi bắt đầu dùng thuốc trong phác đồ điều trị Hp thông thường.
Chúc bạn mạnh khỏe,
NHI says
Bác sỹ cho em hỏi. Hp theo tỷ lệ bao nhiêu là an toàn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Chúng tôi chưa hiểu rõ ý câu hỏi của bạn. Tỉ lệ Hp theo ý bạn đề cập là tỉ lệ nhiễm trên số dân hay ở một người? Không có khái niệm nào về việc tỉ lệ nhiễm hp ở một quần thể bao nhiêu là an toàn. Điều này còn phụ thuộc vào đặc điểm của quần thể người và chủng HP cư trú ở đó. Chẳng hạn ở các nước châu Âu, tỉ lệ nhiễm Hp khoảng 50% nhưng tỉ lệ người mắc dạ dày và ung thư dạ dày do HP không nhiều. Còn ở Nhật Bản, mặc dù tỉ lệ nhiễm Hp rất thấp nhưng tỉ lệ người mắc ung thư dạ dày do Hp nhiễm rất cao. Nguyên nhân là chủng vi khuẩn hp ở người Nhật Bản có độc lực mạnh, được xếp loại hàng đầu thế giới. Như vậy thì đối với quốc gia như Nhật Bản, chỉ cần nhiễm Hp đã là nguy hiểm và cần điều trị. Vậy nên câu hỏi của bạn đặt ra là không thể trả lời được.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Sen says
Mẹ mình bị viêm xung huyết hang vị dạ dày và dương tính với Hp. Mình có con gái 1.5 tuổi. Mẹ vẫn hay cho con mình ăn uống chung. Vậy nguy cơ lây nhiễm Hp có cao ko. Mình có thể cho bé sử dụng gastimunhp để phòng ko. Và nếu dùng thì liều lượng thế nào.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường tiêu hóa thông qua ăn uống chung thường xuyên với người bị nhiễm khuẩn Hp, tỉ lệ lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình ở Việt Nam rất cao. Để phòng ngừa lây nhiễm Hp cho các thành viên trong gia đình bạn lưu ý:
– Sử dụng riêng các dụng cụ ăn uống như bát, đũa, thìa, ly uống nước…, không gắp thức ăn cho nhau, có đồ gắp riêng, nước chấm riêng, không hôn, mớm cơm cho trẻ.
– Giữ gìn vệ sinh, không ăn uống ở nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
– Tiệt trừ triệt để Hp cho các thành viên trong gia đình có bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp để tránh nguồn lây nhiễm trực tiếp.
– Ngoài ra, có thể sử dụng kháng thể OvalgenHp để phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp với liều dự phòng 1 gói/ngày, sau ăn sáng, trong 10 ngày/tháng, liên tục trong 3 tháng, ngừng 1 – 2 tháng, một năm nên duy trì 2 đến 3 đợt. Kháng thể OvalgenHp là kháng thể tác dụng đặc hiệu trên chủng men urease của vi khuẩn Hp, làm mất môi trường sinh sống thuận lợi của vi khuẩn, làm giảm khả năng bám dính của vi khuẩn tạo điều kiện cho hệ thống miễn dịch và nhu động dạ dày đẩy vi khuẩn ra ngoài,…do đó bạn có thể cân nhắc sử dụng OvalgenHp thường xuyên để phòng ngừa lây nhiễm Hp.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng GastimunHP cho mẹ bạn, phối hợp cùng phác đồ kháng sinh để tăng cường khả năng tiệt trừ Hp thành công, loại bỏ nguồn lây nhiễm trong gia đình.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe.