Do mức độ nguy hiểm cũng như vai trò quan trọng của vi khuẩn Hp trong các bệnh lý Viêm loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày, nên việc diệt trừ vi khuẩn Hp là tối quan trọng để phòng ngừa và điều trị các bệnh lý kể trên. Để tiệt trừ có hiệu quả, tránh lây lan trong cộng đồng thì mọi người cần được kiểm tra phát hiện sớm vi khuẩn Hp. Tuy nhiên không phải ai cũng cần phải kiểm tra nhiễm Hp.
Tại Hội nghị tiêu hóa toàn quốc năm 2012. Các chuyên gia đầu ngành tiêu hóa Việt Nam dựa trên các đồng thuận về chẩn đoán và điều trị Hp trên thế giới và khu vực Thái Bình Dương đã đưa ra một số nhất trí trong chẩn đoán Hp bao gồm đề xuất những đối tượng nên tiến hành kiểm tra nhiễm Hp để phòng tránh các nguy cơ do vi khuẩn Hp gây ra.
Những ai nên kiểm tra nhiễm Hp
1. Có hình ảnh viêm dạ dày – tá tràng, loét dạ dày – tá tràng trên nội soi.
2. Tiền sử loét dạ dày – tá tràng chưa thăm dò nhiễm H.pylori.
3. Rối loạn tiêu hóa
4. Có cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư dạ dày
5. Sau phẫu thuật ung thư dạ dày
6. Cần điều trị lâu dài với nhóm NSAIDS
7. Cần điều trị Aspirin lâu dài ở BN có nguy cơ cao loét và biến chứng Loét dạ dày tá tràng.
8. Bệnh GERD (trào ngược dạ dày thực quản) cần điều trị duy trì bằng PPI lâu dài
9. Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân
10. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
11. Bệnh nhân mong muốn (sau khi đã được thầy thuốc tư vấn)
Kết quả kiểm tra được sử dụng làm gì?
Cần lưu ý đối với thầy thuốc chỉ nên chỉ định xét nghiệm vi khuẩn Hp khi nghi ngờ bệnh nhân nhiễm Hp với các dấu hiệu kể trên để giảm thiểu tốn kém và những bất tiện cho bệnh nhân.
Sau khi làm xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp, nếu xét nghiệm cho kết quả (+), bác sỹ sẽ dựa trên các khuyến cáo điều trị trên thế giới, tại Việt Nam và kinh nghiệm điều trị cá nhân để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Một phác đồ điều trị thích hợp là phác đồ điều trị vừa đảm bảo hiệu quả tiệt trừ triệt để vi khuẩn Hp, vừa đảm bảo tính an toàn cho bệnh nhân cũng như phù hợp với từng đối tượng.
Theo Đồng thuận của hội tiêu hóa thế giới
Nguyen Diem says
xin chào, mình bị HP và mình muốn làm xét nghiệm cho bé con 3 tuổi vì thấy bé có dấu hiệu hôi miệng mặc dù mình vệ sinh răng miệng cho bé rất kĩ nhưng ngủ dậy là hôi như người lớn ( ngủ trưa cũng bị) như vậy có cần thiết ko vì bs điều trị bảo ko cần cho bé dưới 13tuoi?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu bé không có biểu hiện đau dạ dày và gia đình không có người mắc ung thư dạ dày thì bạn không cần tìm Hp và điều trị cho con ngay. Trường hợp quá lo lắng bạn có thể cho con làm xét nghiệm kiểm tra, nếu phát hiện vi khuẩn Hp có thể cho con sử dụng kháng thể kháng Hp là OvalgenHP (GastimunHP) liều tấn công 2 tháng/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần để làm giảm dần tải lượng HP về mức âm tính, ngăn ngừa bệnh lý dạ dày. Kháng thể chống Hp sử dụng an toàn và không gây tác dụng phụ như kháng sinh, do đó có thể sử dụng cho trường hợp của bé.
Chúc bạn mạnh khỏe
Trần Quốc Tắng says
Xin hỏi Bác sỹ: Kết quả HP Test- IgG (Elisa): POS 128.37 U/mL và HP Test- IgG (Elisa): NEG 14.9 U/mL. Xin cảm ơn Bác sỹ!
Trần Quốc Tắng says
Kết quả kiểm tra như vậy có dương tính với vi khuẩn HP không ạ!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Kết quả Xét nghiệm HP IgG trên cho thấy bạn đã nhiễm vi khuẩn HP Nhưng dù vi khuẩn HP đã bị tiệt trừ thì kháng thể kháng HP vẫn tồn tại trong máu từ vài tháng đến vài năm. Mặt khác vi khuẩn HP có thể có ở mảng bám cao răng, tuyến nước bọt nhưng không gây bệnh lý gì cho cơ thể nhiễm HP nên xét nghiệm này không có ý nghĩa trong chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị HP. Vậy nếu bạn có biểu hiện như đau thượng vị, đầy hơi, ăn chậm tiêu… Bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa của các cơ sở y tế uy tín để nội soi dạ dày làm xét nghiệm HP hoặc test thở hơi thở xét nghiệm HP. Khi nhiễm vi khuẩn này cần phải được điều trị kháng sinh trong vòng 2 tuần cùng với thuốc giảm tiết acid dịch bị 2-4 tuần.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Lê Thị Quỳnh Như says
Con trai Tôi 5tuoi. 1 năm gần đây thường xuyên đau bụng vùng quanh rốn, vào lúc sáng sớm và khoảng 4-5g chiều, thỉnh thoảng là tối. Gần đây hầu như ngày nào cũng đau.Tôi đã đi khám nhiều nơi: Nhi đồng 1, Nancy, Bsi chuyên khoa tiêu hóa., Mỗi lần đi cho siêu âm bụng nhưng không có gì bất thường. Bé vẫn ăn uống, đi cầu hàng ngày bình thường. Bsi thường kê đơn các thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Hỏi: Tôi muốn tự đi xét nghiệm HP được không? Cơ sở nào ở HCM xét nghiệm cho trẻ em được?Và dùng loại test nào thì được (máu , nội soi…)? Tks.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đau bụng quanh rốn ở trẻ là nguyên nhân của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác nhau. Trước đó bạn đã cho cho con đi khám nhưng hiện nay tần sau bé đau nhiều hơn nên bạn hãy đưa trẻ đến chuyên khoa tiêu hóa nhi để thăm khám lại, dựa vào những biểu hiện bệnh lý và tần xuất cũng như mức độ mà bác sỹ sẽ chỉ định những phương pháp chẩn đoán bệnh phù hợp. Trong trường hợp nhất thiết muốn xét nghiệm Hp dạ dày thì ở trẻ từ 5 tuổi trở lên, có thể làm test hơi thở để kiểm tra Hp. Ở TP HCM, Bạn có thể cho bé xét nghiệm HP tại chuyên khoa tiêu hóa của bệnh viện Nhi Đồng 1 hoặc BV Nhi Đồng 2
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Lê Thị Quỳnh Như says
Cảm ơn chuyên gia.
Ngoclinh says
Hp A2 có nặng không thế bs lần trước e đi nội soi thấy ghi dương tính a2
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
HP dương tính không thể hiện mức độ nặng nhẹ của bệnh lý dạ dày mà chỉ cho biết bạn có nhiễm vi khuẩn HP – đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các bệnh về dạ dày và là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư dạ dày. Để đánh giá tình trạng bệnh dạ dày cần dựa trên mức độ tổn thương, ví dụ viêm hay loét, diện tích tổn thương, ổ loét lớn hay nhỏ, xét nghiệm giải phẫu bệnh để kiểm tra hình thái tế bào niêm mạc dạ dày có thay đổi hay không.
Đối với bệnh lý dạ dày có nhiễm khuẩn HP (HP dương tính) bạn cần tiệt trừ triệt để vi khuẩn HP với phác đồ gồm tối thiểu 2 loại kháng sinh và 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày, có thể phối hợp cùng kháng thể OvalgenHP để nâng cao hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về phác đồ diệt HP tại đây.
Chúc bạn mạnh khỏe,