Viêm dạ dày có hai nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn Hp hoặc do sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroids. Trong đó, bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn Hp đặc biệt nguy hiểm vì chiếm tỷ lệ lớn hơn cả, đồng thời loại vi khuẩn này có thể lây cho người khác qua nhiều đường khác nhau và có thể gây ung thư dạ dày. Vậy khi nhiễm vi khuẩn HP chúng ta phải làm gì?
Viêm dạ dày do vi khuẩn HP có thể lây qua đường ăn uống, qua đường miệng – miệng – do vi khuẩn HP theo dịch tiết dạ dày tới miệng và có thể khu trú tại các mảng bám trên răng. Do vậy, vi khuẩn dễ lây từ người này sang người khác thông qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, dùng chung chén bát đũa muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai cho con ăn…
Bệnh viêm dạ dày mạn tính có vi khuẩn Hp có thể dẫn đến Ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP được xếp vào nhóm đứng đầu gây ung thư dạ dày hiện nay. Có thể điều trị dứt điểm viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP nếu được điều trị sớm bằng cách dùng thuốc và chế độ ăn uống hợp lý.
Vậy phải làm gì khi bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP?
Để điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn HP một cách hiệu quả bạn cần thực hiện những điều sau đây:
- Ăn chín, với đồ dùng cá nhân chén bát mới riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo. Kiêng ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ.
- Ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá.
- Kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress… tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamine C, axít folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.
- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng, không thức khuya.
- Phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc.
Khi bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên gia để có những phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không được tự dùng kháng sinh, lý do hiện nay vi trùng này kháng nhiều loại kháng sinh – đặc biệt ở người hay dùng kháng sinh tùy tiện trước đây mà trong cơ thể đã nhiễm HP không biết, do đó dễ gây kháng thuốc và dễ thất bại trong quá trình điều trị.
Sau thời gian dùng đủ thuốc, bệnh nhân phải ngưng thuốc hai tuần để kiểm tra lại vi khuẩn HP đã hết chưa thì kết quả mới chính xác được.
Sau khi lành bệnh, để tránh tái phát bạn nên thực hiện nghiêm túc các chỉ định điều trị và những lời khuyên của bác sĩ, hạn chế dùng các chất, các thuốc gây ảnh hưởng dạ dày. Có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lí, tránh những căng thằng, stress kéo dài, luôn giữ tâm trạng luôn thoải mái thư giãn để tránh mọi trường hợp gây tái phát lại bệnh.
Một điều quan trọng nữa là những người trong gia đình bạn cũng cần phải đi kiểm tra xem có bị nhiễm vi khuẩn HP không vì họ có thể lây nhiễm từ bạn trong thời gian trước đó. Việc này vừa giúp bạn chữa trị được bệnh tận gốc cũng như đảm bảo được sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn.
Vì vậy, khi bị bệnh viêm loét dạ dày bạn nên tới bệnh viêm sớm để kiểm tra xem có sự góp mặt của vi khuẩn HP hay không từ đó có hương pháp điều trị đúng cách, triệt để bệnh.
Theo GastimunHP
lê xuân hương says
tôi nuôi cháu nội 4 tuổi mà ko biết mình bị hp ,nay nội soi test mới biết,vậy làm sao để biết cháu có bị lây ko,cách điều trị cho bé,tôi rất lo lắng xin bàc sĩ tư vấn giúp.
Chuyên gia tư vấn says
Chào chị Hương,
Tỉ lệ lây nhiễm HP trong gia đình là rất cao, vì vậy không loại trừ khả năng bé đã lây nhiễm khuẩn HP từ chị. Cách kiểm tra đơn giản nhất là xét nghiệm hơi thở hoặc xét nghiệm phân, tuy nhiên nếu như bé có biểu hiện triệu chứng đau bụng/buồn nôn/nôn/ợ hơi thì nên cho cháu khám chuyên khoa tiêu hóa một cách kỹ lưỡng. Trường hợp bé bị lây nhiễm khuẩn HP nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng chị có thể cho bé sử dụng kháng thể IgY kháng HP là OvalgenHP liều 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần để ức chế và giảm dần tải lượng HP về ngưỡng âm tính. Sau mỗi 6 tuần có thể xét nghiệm lại một lần để kiểm tra.
Chúc chị và gia đình mạnh khỏe,
Trung vu says
Tôi đã từng bị đau bao tử do khuẩn hp 4 năm trước. Đã uống thuốc 1 tháng & sau đó tái khám định kỳ hàng năm không có. Mới cách đây 2 tuần đi test máu báo có nên đi thử hơi thở lại & được bác sỹ cho uống thuốc. Vậy bệnh này của tôi có cần ăn riêng tất cả đũa muỗng tách biệt với gia đình không ah??
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa như miệng-miệng, phân- miệng, dạ dày- miệng. Nguồn lây nhiễm chủ yếu trong gia đình khi ăn uống và sinh hoạt cùng nhau. Bởi vậy để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên khác bạn nên điều trị HP triệt để . Bên cạnh đó bạn nên ăn uống riêng bát đũa, cốc uống nước. Những người thân trong gia đình bạn có thể sử dụng kháng thể OvalgenHP kháng HP hàng ngày để giảm nguy cơ nhiễm HP đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Trần Thị Ngọc anh says
Khi nhiễm vi khuẩn hp có những dấu hiệu nào để nhận biết ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Thông thường vi khuẩn Hp xâm nhiễm vào cơ thể người một cách âm thầm, không có bất kỳ một triệu chứng nào để nhận biết. Trải qua thời gian dài, có khoảng 20% trường hợp vi khuẩn Hp gây ra viêm dạ dày cấp tính hoặc loét dạ dày, biểu hiện thành triệu chứng như đau, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn…và khi đó người bệnh phải đi thăm khám, xét nghiệm thì mới phát hiện ra được.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tú says
Thưa bác sĩ là có một thời gian ngắn với người bị nhiễm vk hp, gần đây tôi có chiệu chứng hay ợ, uốg nước mía thấy buồn nôn vf thi thoảng buồn nôn không lí do. Vậy theo bsi tôi có bị nhiễm khuẩn hp ko.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bạn đang bị bệnh lý dạ dày. Còn để biết có nhiễm khuẩn HP cần phải thông qua xét nghiệm kiểm tra. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám, khi có kết quả thăm khám có thể gửi lại để chúng tôi tư vấn thêm hướng điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,