Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là loại xoắn khuẩn gây viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Hiện nay, việc điều trị vi khuẩn HP rất dễ bị thất bại và tái nhiễm vi khuẩn HP sau khi điều trị là những vấn đề khó khăn nhất trong điều trị bệnh lý dạ dày do vi khuẩn HP.
Nội dung chính
Tình trạng nhiễm và tái nhiễm vi khuẩn HP
Theo Hiệp hội tiêu hóa gan mật, tại Việt Nam có khoảng 60-80% dân số đang nhiễm HP. Nhiễm khuẩn Hp có mối liên quan chặt chẽ với bệnh lý Viêm loét dạ dày tá tràng, Viêm teo niêm mạc dạ dày và Ung thư dạ dày. Trong quá trình sinh sống trong dạ dày người, vi khuẩn Hp sản xuất ra một lượng các chất hóa học như Urease, catalase và độc tố có khả năng bảo vệ chúng trong môi trường acid và gây tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày, đặc biệt là Urease. Chính vì vậy muốn điều trị được bệnh viêm loét dạ dày, muốn ngừa loét, muốn ngừa ung thư… thì phải điều trị vi khuẩn HP triệt để.
Trên thực tế hiện nay việc điều trị nhiễm khuẩn HP rất khó khăn, tỉ lệ thất bại khi tiệt trừ với phác đồ đầu tay lên tới 60%. Những phác đồ điều trị vi khuẩn Hp không hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính có thể kể đến là:
- Tình trạng vi khuẩn kháng thuốc gia tăng
- Sự thiếu ý thức tuân thủ điều trị của chính người bệnh, chẳng hạn uống không đủ thuốc, sai giờ uống thuốc, quên thuốc, bỏ dở điều trị.
- Chất lượng thuốc không đảm bảo, đặc biệt là các chế phẩm đóng gói sẵn (kit dạ dày) rất khó đảm bảo đủ hàm lượng kháng sinh điều trị.
Bên cạnh đó sau khi điều trị bệnh nhân có khả năng bị tái nhiễm ngay sau khi điều trị thành công. Theo thống kê có khoảng 25% bệnh nhân người lớn tái nhiễm HP trong vòng 1 năm sau khi điều trị thành công. Ở trẻ em 3-4 tuổi tỉ lệ tái nhiễm thậm chí còn lên tới 55,4% trong năm đầu tiên. Tái nhiễm HP làm tăng gấp 4 lần nguy cơ tái phát bệnh dạ dày và dẫn tới các biến chứng của loét dạ dày-tá tràng như xuất huyết đường tiêu hóa ( 15-20%), thủng và tạo thành các cấu trúc teo, dẫn tới tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Vì vậy tìm ra 1 giải pháp điều trị triệt để vi khuẩn HP là một việc làm hết sức cần thiết.
Các biện pháp phòng ngừa tái nhiễm HP
Biện pháp cơ học
Như các bạn đã biết, vi khuẩn HP dễ dàng lây nhiễm bởi chúng được lây qua nhiều con đường khác nhau như: nguồn lây nhiễm từ các thành viên trong gia đình, nơi ở tập trung đông người, điều kiện vệ sinh kém, gia đình đông con, phòng dịch kém, nguồn nước bị ô nhiễm, chăm sóc y tế kém. Chính vì vậy, sau khi đã điều trị thành công vi khuẩn Hp nhưng bạn vẫn tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm của loại vi rút này thì hoàn toàn có thể tái nhiễm trở lại. Để đề phòng ngừa tái nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
- Hạn chế các thói quen có thể làm lây nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày như ăn uống chung dụng cụ, dùng chung ly, gắp thức ăn cho nhau bằng đũa đang dùng,…
- Vệ sinh tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh với dung dịch sát khuẩn.
- Vệ sinh các dụng cụ ăn uống trong gia đình kỹ lưỡng, vệ sinh cá nhân, nhà cửa sạch sẽ.
- Ăn chín uống sôi.
- Hạn chế tiếp xúc tay ở những nơi như cầu thang, bàn ăn, sử dụng cốc uống chung ở nơi công cộng. Không dùng nước bọt khi đếm tiền, lật giấy…
- Đặc biệt khi trong gia đình có trẻ có bệnh lý dạ dày, nhiễm HP dương tính thì song song với việc điều trị HP cho trẻ cần lưu ý kiểm tra nhiễm HP cho bố mẹ, anh chị em ruột của trẻ và nên điều trị đồng thời cho tất cả các thành viên trong gia đình khi có nhiễm HP.
Ngoài ra, khi bạn nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, người nhà của bạn cũng nên đi khám xem có ai nhiễm vi khuẩn Hp hay không, nếu có phải điều trị sớm. Các thống kê cho thấy những người thân trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày cũng có tỉ lệ nhiễm phải khá cao.
Kháng thể OvalgenHP giúp giảm nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn Hp
Kháng thể OvalgenHP là loại kháng thể có xuất xứ từ Nhật Bản, được tạo ra dựa trên nguyên lý kháng nguyên – kháng thể. Các nhà khoa học đã lựa chọn men urease của vi khuẩn HP để làm kháng nguyên, gây miễn dịch cho gà mái để thu lại kháng thể có tác dụng đối kháng đặc hiệu với men urease của vi khuẩn Hp. Kháng thể OvalgenHP tạo ra các tác động sau:
- Thay đổi môi trường sống không thuận lợi cho vi khuẩn Hp: OvalgenHP ức chế hoạt tính của men Urease làm vi khuẩn Hp mất khả năng trung hòa môi trường acid dạ dày và khó có thể tồn tại trong môi trường dạ dày khắc nghiệt.
- Kháng thể bám vào bề mặt và làm ngưng kết vi khuẩn Hp khiến Hp không thể di chuyển phân tán vào màng nhầy dạ dày. Do đó vi khuẩn Hp bị nhu động dạ dày co bóp đẩy ra ngoài hoặc bị đại thực bào bắt giữ, tiêu diệt.
- Kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể IgG đặc hiệu chống lại vi khuẩn Hp.
Như vậy kháng thể OvalgenHP giúp tăng cường miễn dịch tại dạ dày đối với vi khuẩn HP, làm giảm nguy cơ Hp xâm nhiễm vào niêm mạc dạ dày. Tại Nhật Bản, kháng thể OvalgenHP được bổ sung vào các thực phẩm ăn hàng ngày như sữa chua để tránh lây lan vi khuẩn HP trong cộng đồng. Bạn cũng có thể sử dụng OvalgenHP sau khi điều trị tiệt trừ thành công để giảm nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn HP.
Hi vọng với những thông tin tư vấn trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng hơn trong việc điều trị và phòng chống tái nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Trần Thị Quyên says
Cho em hỏi bé nhà em hay kêu bị đau vùng quanh rốn lệch ngang sang bên phải một chút thì có phải bị dạ dày không ạ. Xin hãy tư vấn.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ triệu chứng của bé kéo dài lâu chưa? Các cơn đau thường xuất hiện khi nào?
Đau bụng quanh rốn lệch ngang sang phải, thường xuất hiện khi đói hoặc sau ăn có thể là dấu hiệu gợi ý tới các tổn thương ở dạ dày – tá tràng.
Tuy nhiên, triệu chứng đau bụng ở trẻ em thường không rõ ràng và không đặc hiệu, có thể liên quan tới nhiều bệnh lý khác nhau, hoặc đơn giản chỉ là đau bụng chức năng. Bạn nên đưa con tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhi để thăm khám trực tiếp nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Phúc says
Minh bị hp cho xin tư vấn từ bác sĩ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không biết quá trình thăm khám bác sỹ có kết luận bạn bị bệnh lý dạ dày hay không? Gia đình bạn có ai mắc ung thư dạ dày không?
Trên thực tế có nhiều người có thể nhiễm khuẩn HP nhưng hoàn toàn không bị bệnh dạ dày, khi đó thì không cần phải điều trị diệt trừ vi khuẩn HP. Còn đối với trường hợp bị viêm loét dạ dày, hoặc có yếu tố nguy cơ mắc ung thư dạ dày (người thân trực hệ có tiền sử mắc) thì mới cần phải điều trị.
Để diệt trừ HP bạn cần phải tuân thủ chặt chẽ một phác đồ theo khuyến cáo gồm tối thiểu 2 loại kháng sinh phối hợp với 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Bạn có thể tham khảo bài viết sau để đối chiếu với đơn thuốc của mình xem đã chính xác hay chưa, hoặc gửi lại đơn thuốc cho chúng tôi kiểm tra: Phác đồ tiệt trừ HP.
Bên cạnh đó hiện nay tình trạng HP kháng thuốc đang xảy ra rất phổ biến, dễ xảy ra tình trạng thất bại với phác đồ điều trị. Vậy nên để nâng cao hiệu quả diệt trừ Hp, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn bạn có thể sử dụng phối hợp phác đồ cùng kháng thể kháng HP là OvalgenHP, liều dùng 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn x 2-4 tuần.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tran huong giang says
Be 4 tuoi bi Vi khuan hp , dang dieu tri thuoc dong y . Xin tu van
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ có thể gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng, khó tiêu, thiếu máu thiếu sắt, tuy nhiên hầu như rất ít khi diễn tiến nặng và chưa ghi nhận HP gây ung thư dạ dày ở trẻ em, vậy nên trước tiên bạn không nên quá lo lắng. Để diệt trừ HP thì chúng ta cần dùng 1 phác đồ gồm 2-3 loại kháng sinh phối hợp với 1 thuốc giảm tiết acid dịch vị. Tuy nhiên hiện nay do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc tăng cao nên phác đồ có thể bị thất bại, kèm theo đó là khi sử dụng trẻ có thể gặp các tác dụng không mong muốn. Mặt khác sau khi diệt Hp thành công trẻ lại có thể bị tái nhiễm với tỉ lệ lên tới 25%/năm. Do vậy mà trên thực tế, chỉ có khoảng 10-15% trường hợp trẻ nhiễm khuẩn HP được chỉ định diệt HP bằng kháng sinh là những trường hợp có tổn thương nặng như loét dạ dày, viêm mức độ nặng kèm theo yếu tố gia đình có người có tiền sử mắc bệnh hoặc trẻ có triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng.
Trong trường hợp chưa có bằng chứng bé bị loét dạ dày và bác sỹ đã đánh giá các triệu chứng cụ thể nên hiện nay bé chưa cần sử dụng kháng sinh diệt HP ngay thì bạn có thể tham khảo thêm biện pháp sử dụng kháng thể kháng HP là OvalgenHP (GastimunHP) để giảm dần tải lượng HP, qua đó giảm triệu chứng đau dạ dày tốt hơn. Kháng thể OvalgenHP với cơ chế tác dụng thông minh, bằng cách gắn kết đặc hiệu với men Urease của vi khuẩn HP, khiến vi khuẩn mất khả năng trung hòa môi trường acid, không bám dính được trên niêm mạc dạ dày và bị ngưng kết lại với nhau thành từng đám, dần dần sẽ bị đẩy ra ngoài theo nhu động đường tiêu hóa. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy sử dụng kháng thể OvalghenHP có thể làm giảm dần tải lượng Hp về ngưỡng âm tính và giúp giảm triệu chứng viêm dạ dày. Liều sử dụng của GastimunHP là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn trong 6 -12 tuần (có thể dùng phối hợp cùng thuốc dạ dày bác sỹ kê toa). Sau 6 tuần bạn có thể cho con đi test thở 1 lần để kiểm tra lại tải lượng HP.
Với việc sử dụng đông y, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên dùng cho con nếu được kê đơn từ các bác sỹ y học cổ truyền tại các cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp. Không nên sử dụng các sản phẩm trôi nổi trên internet hoặc qua truyền miệng do không kiểm chứng được thành phần và nếu chẳng may mua phải các sản phẩm kém chất lượng, có trộn chất cấm thì sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,