Đau bụng ở trẻ em là biểu hiện thường gặp của các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa từ mức độ nhẹ đến nguy hiểm. Đau bụng ở trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh cho tới 1 vài tuổi sẽ khó chẩn đoán được bệnh vì bé vẫn chưa tự phân biệt được các triệu chứng, biểu hiện gặp phải mà thường là bậc phụ huynh nhận thấy bệnh thông qua những dấu hiệu bên ngoài của bé.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em
Đau bụng là vấn đề sức khỏe phố biến ở trẻ em. Thủ phạm gây đau bụng ở trẻ em chủ yếu là đầy hơi, do thức ăn, nước uống, tâm trạng lo lắng căng thẳng… Đau bụng ở trẻ em có loại đau bụng cấp tính nhưng cũng có loại đau bụng mạn tính kéo dài.
- Một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ khi bị đau bụng cấp tính là viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa dễ gây các biến chứng nguy hiểm như: thủng ruột thừa, viêm phúc mạc. Khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ bệnh mẹ bầu cần cảnh giác và đưa bé đến bệnh viện để thăm khám ngay.
- Do ngộ độc thức ăn, tiêu chảy: Ngộ độc thức ăn có thể do vi sinh vật hoặc do hóa chất. Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường bị sốt, đau quặn bụng, đi lỏng nhiều lần có khi phân có máu hoặc nhờ nhờ như máu cá
- Đau bụng giun ở trẻ là những cơn đau bụng quanh rốn. Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần.
- Đau bụng ở trẻ còn có thể do tắc ruột với các lý do khác nhau. Triệu chứng gặp là: nôn ra thức ăn, có mật xanh, mật vàng, bụng chướng. Nếu bị tắc ruột ở thấp thì bụng chướng càng nhiều.
- Trẻ em cũng có thể bị sỏi đường tiết niệu gây đau bụng có khi rất dữ dội, tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị sỏi đường tiết niệu không nhiều. Ngoài sỏi tiết niệu, trẻ em cũng có thể đau bụng do viêm đường tiết niệu, trẻ em gái bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn trẻ em trai gây nên cơn đau bụng dưới.
- Đau bụng do nhiễm trùng, viêm amidan, viêm phổi, sốt rét, viêm gan cũng có kèm triệu chứng đau bụng.
- Đau bụng do đau dạ dày: Trẻ cơ thể còn chưa hoàn thiện và sức đề kháng kém nên là đối tượng tấn công của rất nhiều bệnh lý và vi khuẩn trong đó có bệnh dạ dày ở trẻ em. Ngoài nguyên nhân đau dạ dày do chế độ ăn uống, stress, rất nhiều trẻ em bị đau dạ dày do có vi khuẩn HP trong dạ dày.
Biểu hiện của đau bụng ở trẻ em
Tùy vào từng bệnh trẻ gặp phải mà xuất hiện những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của đau bụng ở trẻ em:
- Đau bụng dữ dội
- Đau bụng khiến cho bé không dám cử động
- Đau bụng kèm nôn mửa, chất ói có màu xanh rêu hoặc nâu đen
- Đau bụng đi ngoài
- Đau bụng và có cảm giác bụng cứng, đau hơn khi sờ vào bụng
Cách xử lý đau bụng ở trẻ em
Để có cách xử lý đúng và an toàn phụ huynh cần theo dõi xem trẻ bị đau bụng do nguyên nhân gì: do chế độ ăn uống, căng thẳng mệt mỏi, lạnh bụng hay do bệnh, sinh hoạt không hợp lý. Sau đó mẹ sẽ áp dụng phương pháp xử lý đúng đắn và điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở các bệnh về hệ tiêu hóa. Để hệ tiêu hóa hoạt động tốt và hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ không nên cố ép bé ăn, cố bắt bé ăn những món mình không thích mà khi bé ăn tự nguyện và ngon lành mới hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết.
Bên cạnh đó, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn những món ăn mềm, nhuyễn dễ tiêu hóa tránh ăn những món cay nóng nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ và chất bảo quản. Ngoài ra, mẹ cũng cần tạo cho điều kiện cho bé thư giãn, vui chơi sau giờ học để giải tỏa tâm lý.
Khi trẻ bị đau bụng mẹ có thể massage bụng cho bé, trườm nóng để giảm cơn đau. Còn với những cơn đau nghiêm trọng và các dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ nên kết hợp chặt chẽ giữa việc điều trị dưới chỉ định của bác sĩ.
Còn đối với những trẻ em bị đau bụng do đau dạ dày thì mẹ cần đưa bé đến trung tâm y tế để bác sĩ kiểm tra và đưa ra giải pháp điều trị an toàn. Trẻ em là đối tượng rất dễ nhiếm khuẩn Hp tuy nhiên không phải bất cứ khi nào trẻ có vi khuẩn Hp cũng cần diệt trừ vi khuẩn mà chỉ khi trẻ bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp thì mới cần điều trị triệt để vi khuẩn Hp. Lý do là bởi, việc sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp cũng có nhiều tác dụng bất lợi với sức khỏe của trẻ như rối loạn tiêu hóa, ăn kém, giảm cân, người mệt mỏi… Ngoài ra, nếu sử dụng kháng sinh quá dễ dãi có thể gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh, làm cho bệnh càng ngày càng khó điều trị. Nhu cầu hiện nay cần một giải pháp không phải kháng sinh nhưng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp, an toàn cho trẻ nhỏ.
Gần đây, tại Nhật Bản, các nhà khoa học đang đặc biệt quan tâm tới loại kháng thể OvalgenHP chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có khả năng bất hoạt men urease của vi khuẩn Hp và rất lành tính cho mọi đối tượng bao gồm trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng. Kháng thể OvalgenHP là tin vui với rất nhiều bậc phụ huynh đang có con nhỏ bị đau dạ dày mà nhiễm vi khuẩn Hp.
Công trình nghiên cứu ứng dụng OvalgenHP được chính phủ Nhật Bản khuyến khích và hỗ trợ triển khai. OvalgenHP được bổ sung trong các loại thực phẩm phổ thông để sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản từ cách đây khoảng 13 năm trong nỗ lực loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Hp khỏi cộng đồng, giảm thiểu Ung thư dạ dày ở nước này.
Đau bụng ở trẻ em có thể chỉ là do lạnh bụng, do giun nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vì vậy, khi trẻ bị đau bụng mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé gặp phải nếu nghiêm trọng mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời tránh hậu quả khôn lường. Hy vọng mẹ có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc con luôn khỏe mạnh.
Trang says
Bé nhà mình đau bụng kèm sốt . Ún thuốc thì hạ sốt nhưng vẫn đau bụng. 1 đêm đau bụng bé khóc la kêu đau bụng đi ngoài 4 lần , phần ko mùi tanh nhưng có nhầy. Xin hỏi cả nhà như thế là bé bị đau bụng gì ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Các triệu chứng của bạn có thể gợi ý tới nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bạn nên đưa bé tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhi để thăm khám và điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe
Long says
A lô
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn có thể đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ cho chúng tôi theo số: 0903 294 739/ 0986 316 151
Chúc bạn mạnh khỏe,
Mỹ Trang says
Chào bác sĩ . Em tên Trang 30 tuổi . Bé nhà em được 14 tháng , bé trai lúc bé 11 tháng bé có bị tiêu chảy xuất huyết đường tiêu hóa nhập viện được chẩn đoán viêm đường ruột . Đến nay bé bị lại và đi phân có mùi tanh toàn nước .bé thường xuyên dùng men vi sinh tại nhà ko dùng thì bé cứ đi phân sống . Nhà em có bà ngoại bé bị nhiễm HP vậy cháu có nguy cơ lây nhiễm ko thưa bs
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của bé với các triệu chứng như bạn mô tả theo chúng tôi bạn nên đưa bé đến thăm khám tại chuyên khoa tiêu hóa nhi để làm xét nghiệm phân kiểm tra hệ khuẩn chí đường ruột nhé. Còn đối với khuẩn HP thì bạn chưa cần lo lắng vội bởi vì mặc dù có nguy cơ lây nhiễm nhưng vi khuẩn rất HP hiếm khi gây bệnh ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây tình trạng phân sống của bé có thể do rối loạn hệ khuẩn chí, hoặc thiếu enzym tiêu hóa. Bạn nên cho con kiểm tra sớm nhé.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Nguyễn việt Đức says
Bé gái nhà em được 4 tuổi đau bụng ở vị trí rốn hai ba ngày hôm nay là bi sao vậy bác sỹ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đau bụng quanh rốn ở trẻ có nhiều nguyên nhân, phổ biến là những trường hợp đau bụng chức năng (không rõ nguyên nhân và không nguy hiểm), đau bụng do nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tiêu hóa do thức ăn, dùng thuốc. Trường hợp của bé nên theo dõi thêm 1-2 ngày, nếu triệu chứng không cải thiện bạn nên đưa con đi thăm khám tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhi lớn hơn để làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu và chuẩn đoán bệnh chính xác nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,