Nhiễm khuẩn Hp (H.pylori) không có biểu hiện đặc trưng, do đó không thể chẩn đoán nhiễm Hp qua thăm khám thông thường. Để phát hiện chính xác vi khuẩn Hp có trong dạ dày bệnh nhân thì hiện nay đã có rất nhiều phương được áp dụng trong lâm sàng và trong nghiên cứu.
Tuỳ theo phương pháp đó có cần qua nội soi Dạ dày tá tràng hay không, người ta chia làm hai nhóm là: các phương pháp xâm lấn (invasive) và các phương pháp không xâm lấn (non-invasive).
Các phương pháp xâm lấn
Qua nội soi dạ dày và lấy các mảnh sinh thiết để xét nghiệm. Phương pháp này cho phép kiểm tra được hình thái tế bào, xác định được nhóm H.pylori , nuôi cấy và làm được kháng sinh đồ để kiểm tra xem vi khuẩn H.pylori có kháng thuốc hay không, nhạy cảm với loại kháng sinh nào.
Nội soi dạ dày bằng một ống nhỏ là cách phổ biến hiện nay để kiểm tra tình trạng bệnh ở dạ dày
– Test urease: Dựa trên cơ sở H.pylori tiết ra nhiều men urease đã phân huỷ urea thành amoniac và làm cho môi trường trở nên kiềm tính, từ đó làm dung dịch ure-Indol màu vàng chuyển sang màu hồng tím trong môi trường kiềm.
Hạn chế của phương pháp này là độ nhạy thấp, cần phải có ít nhất 10 5 vi khuẩn trong mảnh sinh thiết mới đủ để làm dung dịch đổi màu, ngoài ra cuối đợt điều trị, không thể dùng test này để chẩn đoán vì có thể vi khuẩn vẫn còn, nhưng số lượng còn ít, không đủ để làm dung dịch đổi màu. Vấn đề đặt ra là đọc kết quả sau 24 giờ độ nhạy sẽ có thể cao, nhưng không còn có giá trị của một xét nghiệm nhanh, ngoài ra độ đặc hiệu giảm do một số vi khuẩn tiết men urease có ở miệng như Streptococcus, Staphylococus có thể là nguyên nhân của kết quả dương tính giả. Gastrospirillum hominis , cũng có thể gây ra phản ứng dương tính. Phương pháp cho độ nhậy (93-97%), độ đặc hiệu (95-100%).
– Phương pháp mô bệnh học: Bệnh phẩm được cố định bằng Formol 10% được xử lý theo phương pháp thông thường, cắt mảnh 4 – 6 m m. Nhuộm màu bằng nhiều phương pháp như: Hematixyline – eosine (H.E), Warthin- Starry, Giemsa, nhuộm Acridine- Orange và nhuộm hoá mô miễn dịch với kháng thể không đánh dấu, nhuộm Peroxydase- Antiperoxydase. Trong các phương pháp trên, nhuộm Giemsa thường được áp dụng hơn cả vì đơn giản, rẻ tiền, cho kết quả nhanh. Quan sát dưới kính hiển vi thấy H.pylori thường nằm trong các khe và trên bề mặt của niêm mạc. Ưu điểm của phương pháp này là có thể áp dụng được ở hầu hết các cơ sở y tế. Phương pháp cho độ nhậy > 95%, độ đặc hiệu (94-98%).
– Phương pháp nuôi cấy : Mảnh sinh thiết được nghiền trong 0,5 ml nước muối sinh lý trong vài giây, sau đó được cấy vào môi trường cấy. H.pylori là một loài vi khuẩn yếu và khó nuôi cấy. Nhiệt độ môi trường phải luôn ở 37 0 C. Quan sát hàng ngày sẽ thấy các khuẩn lạc tròn, sáng sau 3 ngày. Phương pháp này có độ đặc hiệu và độ nhạy cao và đặc biệt cần thiết trong các trường hợp cần phải thử độ nhạy của kháng sinh trong điều trị H.pylori . Phương pháp cho độ nhậy (70-80%), độ đặc hiệu 100%
Các phương pháp không xâm lấn
Có nhiều phương pháp không xâm phạm đã được sử dụng, tuy nhiên 3 phương pháp sau được sử dụng nhiều nhất vì cho độ nhậy và độ đặc hiệu cao, dễ sử dụng và ngày càng được ứng dụng nhiều.
Test thở UBT là biện pháp đơn giản, không xâm lấn để kiểm tra nhiễm Hp
– Test thở Cacbon phóng xạ: Dựa trên khả năng của H.pylori phân huỷ ure thành amoniac và CO2. Cho bệnh nhân uống một dung dịch ure phóng xạ C13 hoặc C14, khi có mặt H.pylori thì ure phóng xạ này sẽ bị phân huỷ và giải phóng ra CO2 phóng xạ, chất này được hấp thụ vào máu và được thải ra qua phổi trong khí thở ra, sau đó người ta đo CO2 phóng xạ trong vòng 1 giờ. Các mẫu khí thở ra được phân tích tìm phóng xạ bằng một máy đếm nhấp nháy.
– Test huyết thanh: Dựa trên cơ sở tìm thấy kháng thể H.pylori trong huyết thanh. Người ta sử dụng phương pháp sắc ký miễn dịch để phát hiện các kháng thể IgG đặc hiệu trong huyết thanh bệnh nhân có nhiễm H.pylori, phương pháp cho kết quả nhanh, không phức tạp. Dùng để chẩn đoán một bệnh nhân mới, hay nghiên cứu dịch tễ học. Không dùng để theo dõi điều trị vì tỉ lệ IgG giảm rất chậm. Phương pháp cho độ nhậy (95-100%), độ đặc hiệu (91-98%).
– Xét nghiệm tìm kháng thể H.pylori trong phân (H.pylori stool antigen test): Phương pháp này phát hiện kháng nguyên H.pylori trong phân, có giá trị trong chẩn đoán nhiễm H.pylori ở trẻ em, có thể sử dụng trong đánh giá kết quả điều trị. Phương pháp cho độ nhậy (91-98%), độ đặc hiệu (94-99%).
Tùy vào điều kiện của cơ sở thăm khám và tính chất của việc thăm khám, bệnh lý mà bác sỹ sẽ chỉ định nghiệm pháp xét nghiệm Hp phù hợp nhất với bệnh nhân.
So sánh các phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp hiện nay:
Theo Đồng thuận của hội tiêu hóa thế giới
Đỗ quốc hoan says
Chào bác sĩ. Bé nhà em năm nay 9 tuổi. Cháu đi xét nghiện vi rút HP chỉ số 287. Xin bác sĩ cho lời khuyên và có nghiên trọng lắm ko ạ. Cảm ơn bác sĩ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Kết quả trên có nghĩa là bé có nhiễm khuẩn hp trong dạ dày. Tuy nhiên khi đánh giá tình trạng bệnh thì điều quan trọng nhất cần xem xét đó là mức độ tổn thương tại dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Với tải lượng Hp mục đích sử dụng chủ yếu là để theo dõi, đánh giá hiệu quả của phác đồ tiệt trừ Hp hoặc dự đoán nguy cơ mắc bệnh. Do đó trường hợp của bé có 2 khả năng và hướng điều trị như sau:
– Trường hợp trẻ có loét dạ dày, hoặc viêm nặng kết hợp với tiền sử gia đình có người bị bệnh dạ dày, hoặc trẻ bị thiếu máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, thì bắt buộc phải sử dụng phác đồ điều trị Hp có kháng sinh và kết hợp cùng GastimunHP ngay từ đầu để đảm bảo khả năng tiệt trừ hoàn toàn Hp. GastimunHP có tác dụng tăng cường hiệu quả điều trị Hp của phác đồ điều trị, chống lại Hp kháng thuốc – nguyên nhân chính khiến việc điều trị thất bại. Liều tấn công của GastimunHP trong phối hợp tiệt trừ Hp là 2 gói/ngày, chia làm 2 lần sau bữa ăn, liên tục trong 30 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
– Trường hợp trẻ nhiễm Hp mà chưa có loét dạ dày (mức độ viêm nhẹ hoặc chưa có triệu chứng) thì có thể sử dụng GastimunHP đơn độc để giảm tải dần lượng vi khuẩn Hp về mức âm tính. Liều sử dụng của GastimunHP trong trường hợp này là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần.
Sau khi đã tiệt trừ hết Hp, bạn có thể phòng ngừa nhiễm Hp cho bé bằng cách sử dụng GastimunHP liều dự phòng (1 gói/ngày, 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng).
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
tran khac lam says
toi đi khám bị
Hp dương tính
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn Hp chủ yếu cư trú trong dạ dày người và có thể gây ra các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, khó tiêu, ung thư dạ dày..,hoặc ngoài đường tiêu hóa như thiếu máu, xuất huyết giảm tiểu cầu… Tuy nhiên số người bị bệnh chỉ rơi vào khoảng 20% trong số những người nhiễm khuẩn Hp. Như vậy có nghĩa là không phải ai nhiễm hp cũng cần điều trị.
Những trường hợp sau sẽ cần tiệt trừ Hp với phác đồ:
– Có bệnh lý dạ dày.
– Có người thân trực hệ mắc ung thư dạ dày
– Thiếu máu, xuất huyết giảm tiểu cầu do nhiễm hp
– Muốn tiệt trừ để phòng lây nhiễm cho người thân trong gia đình khi trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày bị tái nhiễm hp nhiều lần.
Nếu thuộc một trong các trường hợp trên này bạn sẽ sử dụng phác đồ tiệt trừ Hp theo khuyến cáo với tối thiểu 2 kháng sinh + 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày và có thể phối hợp thêm kháng thể chống Hp là GastimunHP để nâng cao tỉ lệ thành công, chống vi khuẩn kháng thuốc.
Trường hợp chỉ xét nghiệm Hp dương tính mà hoàn toàn không có bệnh lý dạ dày thì bạn không nhất thiết phải sử dụng phác đồ tiệt trừ Hp, nếu muốn tiệt trừ có thể sử dụng GastimunHP đơn độc với liều tấn công liên tục trong 2-3 tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tùng says
Bác sĩ ghi chẩn đoán: HP(+)/ Nhiễm SV B là thế nào vậy bs
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Kết quả xét nghiệm của bạn có ghi HP(+) tức là bạn có nhiễm HP, SVB tức là viêm gan do siêu vi B gây ra. Do đó bạn nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sỹ.
Hoặc bạn có thể gửi lại đơn thuốc để chúng tôi kiểm tra và tư vấn thêm cho bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe,