Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn thường cư trú trong bao tử và tá tràng gây loét dạ dày, tá tràng. Hầu hết chúng ta đều có thể nhiễm loại vi khuẩn này. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể gây ra các vết loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Vậy làm thế nào để biết mình có bị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp hay không? Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin giải quyết được thắc mắc đó.
Vi khuẩn Hp không chỉ gây ra các bệnh lý ở dạ dày mà nhiễm Hp còn có thể mắc một số bệnh ngoài đường tiêu hóa: giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, bệnh lý mạch vành, đau nửa đầu…. Vì vậy khi có các triệu chứng liên quan thì điều cần thiết là nên đến gặp các chuyên gia để được chẩn đoán chính xác nhất và có phương pháp điều trị kịp thời.
Nội dung chính
Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP
– Vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm và không khó để lan rộng. Chúng ta có thể mắc phải loại vi khuẩn này từ nước nhiễm khuẩn hoặc các vật chất khác bị nhiễm độc bởi nước bọt hay phân người bị bệnh.
– Ngoài ra còn phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch và thói quen vệ sinh của từng người. Bạn có thể nhiễm vi khuẩn HP nếu:
- Có thói quen vệ sinh kém hoặc sống với người có thói quen vệ sinh kém.
- Thức ăn không được nấu chín hoàn toàn.
Cách nhận biết viêm dạ dày do vi khuẩn Hp
Triệu chứng biểu hiện bên ngoài
Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính do Hp thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà thường có những rối loạn chức năng như đau bụng vùng thượng vị (trên rốn, khi ăn no), ợ hơi, ợ chua hay nôn, buồn nôn, khó nuốt, nôn ra chất màu đen, đi ngoài ra máu. Bệnh viêm dạ dày mạn tính nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.
Xét nghiệm phát hiện viêm dạ dày do vi khuẩn Hp
1. Xét nghiệm qua nội soi dạ dày
Bác sỹ dùng một ống nội soi nhỏ xâm nhập vào dạ dày qua ống thực quản tới dạ dày. Bác sỹ sẽ lấy một mảnh sinh thiết quanh vị trí có tổn thương dạ dày để làm xét nghiệm Clo Test để phát hiện Hp – đây là loại test nhanh được tiến hành ngay tại phòng nội soi. Hoặc bác sỹ cũng có thể nuôi cấy được Hp bằng cách lấy bệnh phẩm qua nội soi dạ dày, đồng thời làm kháng sinh đồ cho phép xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh và tính kháng thuốc của vi khuẩn.
Đối với thủ thuật này, bác sỹ không những chẩn đoán chính xác được tình trạng nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày của bệnh nhân, đồng thời còn đánh giá được mức độ tổn thương, vị trí tổn thương và đưa ra các phán đoán về diễn biến của bệnh và phác đồ điều trị phù hợp nhất.
2. Kiểm tra thông qua hơi thở
Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Phương pháp xét nghiệm có 2 cách test hơi thở: C13 hoặc C14. Tuy nhiên, C14 không được dùng ở phụ nữ có thai và trẻ nhỏ vì loại test này có lượng phóng xạ cao hơn C13. Trong trường hợp có nhiễm Hp tại dạ dày thì vi khuẩn sẽ tiết ra Urease. Men Urease sẽ phân hủy Urê trong dạ dày thành Amoniac và CO2.
Vì vậy khi cho uống C13 hoặc C14, nếu người đó có nhiễm Hp thì sẽ thu được CO2 có chứa cacbon đánh dấu trong khí thở ra. Để đảm bảo cho xét nghiệm được chính xác, người bệnh không được dùng kháng sinh trong vòng 1 tháng, thuốc giảm tiết axit như omeprazole, cimetidine… trong vòng 2 tuần trước khi làm xét nghiệm. Đây là một phương pháp xét nghiệm chính xác, an toàn, không gây khó chịu cho người bệnh và đã được áp dụng tại một số cơ sở lớn Việt Nam.
3. Xét nghiệm máu
Khi bạn nhiễm khuẩn Hp, cơ thể bạn sẽ sinh ra kháng thể kháng Hp, loại kháng thể này được lưu hành trong máu và có thể phát hiện được bằng xét nghiệm kháng thể trong máu. Bằng cách tìm kháng thể chống lại Hp trong máu cho phép xác định trong thời gian gần đây có bị nhiễm Hp hay không. Vì kháng thể trong máu giảm rất chậm, do đó sau điều trị diệt hết Hp, nồng độ kháng thể vẫn tiếp tục còn lại trong máu của người bệnh sau một thời gian dài, bởi vậy phương pháp này không thể xác định hiện tại bệnh nhân còn nhiễm hay đã hết nhiễm Hp.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho bạn nguyên nhân, triệu chứng của vi khuẩn Hp và các phương pháp phát hiện xem mình có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Khi có những triệu chứng bên ngoài như trên bạn nên tìm ngay đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác xem bạn có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không để tim ra được phương pháp điều trị tốt nhất chống được vi khuẩn Hp tốt cho sức khỏe của bạn và tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn Hp đến những người thân yêu xung quanh bạn.
Theo Gastimunhp.vn
thuhongdny@yahoo.com.vn says
cho tôi hỏi đi thế nào gọi là phân đen
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đi ngoài phân đen trong bệnh lý xuất huyết tiêu hóa có đặc điểm là phân đen màu như hắc ín, không có mùi hôi giống như bệnh lý đường ruột.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Caonga says
Cháu chào bác sĩ ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp trên website, kiểm tra câu trả lời trong hòm thư điện tử hoặc gọi tới số tổng đài 1900.26.82 để được tư vấn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Le thi xuan says
01665372640
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline: 0903 294 739 hoặc tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 26 82 nhánh số 2 để được hỗ trợ.
Chúc bạn mạnh khỏe,
lethi xuan says
E co chau thu hai hay do nhieu lan co bi lam sao k 01665372640
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline: 0903 294 739 hoặc tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 26 82 nhánh số 2 để được hỗ trợ.
Chúc bạn mạnh khỏe,