Các con số thực tế cho thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm dạ dày ở trẻ em là do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm dạ dày hp ở trẻ em và cách phòng ngừa cũng như điều trị căn bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Tình trạng bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em
Đau dạ dày là bệnh thường gặp ở người lớn nhưng hiện nay căn bệnh này đang ngày càng phổ biến ở trẻ em. Theo số liệu thống kê ở bệnh viên nhi Hà Nội trong những năm gần đây số lượng trẻ em nhiễm Hp ngày càng tăng. Hầu hết trẻ đều có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, xanh xao, biếng ăn. Theo nghiên cứu y khoa, trẻ nhiễm HP nếu không được điều trị kịp thời đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khó lường đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori, H.pylori) ở trẻ em không cao như ở người lớn nhưng để điều trị HP ở trẻ em triệt để sẽ vô cùng khó khăn, ngay cả các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiêu hóa trẻ em cũng còn nhiều tranh cãi trong việc đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Nguyên nhân viêm dạ dày HP ở trẻ em
Theo thống kê của các tạp chí quốc tế thì có tới phân nửa số người trên thế giới nhiễm vi khuẩn Hp, số người ước tính nhiễm vi khuẩn Hp rơi vào khoảng 50 triệu người và con số đó có thể tăng cao hơn do điều kiện một nước đang phát triển như Việt Nam.
Như vậy, môi trường lây nhiễm vi khuẩn Hp ở nước ta rất thuận lợi do điều kiện sống và khả năng tầm soát vi khuẩn Hp còn hạn chế. Việc lây nhiễm vi khuẩn trong gia đình dễ dàng, trong khi việc điều trị thường không triệt để là nguyên nhân trẻ nhỏ tuổi cũng bị nhiễm Hp. Mặc dù không phải vi khuẩn Hp gây bệnh trên mọi đối tượng mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa bệnh nhân, độc tính của chủng Hp, nhưng nếu tỷ lệ nhiễm Hp gia tăng thì đồng nghĩa tới tỷ lệ mắc bệnh do Hp cũng tăng lên.
HP có thể lây truyền từ người sang người qua nhiều con đường khác nhau nhu: Cha mẹ truyền cho con, các bé lây cho nhau, vi khuẩn Hp có trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi bé vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn,… Từ đó vi khuẩn HP sẽ được lây nhiễm một cách chóng mặt theo cấp số nhân.
Biểu hiện viêm dạ dày HP ở trẻ em
Biểu hiện của bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em có điểm khác so với người lớn. Các biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh đôi khi lại bị các bậc phụ huynh vô tình bỏ qua hoặc hiểu lầm sang các căn bệnh khác như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, sôi bụng, giun sán… Điều này khiến cho việc phát hiện viêm dạ dày HP ở trẻ em là vô cùng khó khăn. Bởi vậy khi trẻ xuất hiện một số biểu hiện dưới đây các bậc ch mẹ nên chú ý:
- Đau bụng: Nếu cơn đau bụng có thể tự khỏi hoặc cơn đau bụng bình thường thì không đáng ngại gì nhưng nếu cơn đau tái đi tái lại vào cùng một thời điểm trong ngày thì đó có thể là triệu chứng của viêm dạ dày Hp ở trẻ em.
- Tiêu chảy: Tiêu chảy thường gặp ở trẻ nhỏ có thể là do không hợp với thức ăn, lạnh bụng, nhưng nếu tiêu chảy mãi không hết thì hẳn do 1 nguyên nhân sâu xa nào đó rất có thể đó là do bệnh viêm dạ dày HP
- Bỏ bú, chán ăn: Đối với trẻ nhỏ hiện tượng bỏ bú là rất bất thường. Vi khuẩn HP làm trẻ đầy bụng, khó tiêu gây chán ăn. Bởi vậy nếu trẻ có biểu hiện này cần được khám tại các cơ sở y tế ngay.
- Da xanh tái: Biếng ăn, tiêu chảy…tất cả các biểu hiện này khiến cho tình trạng sức khỏe của bé bất ổn mặt mày xanh xao.
Ngoài ra viêm dạ dày HP ở trẻ em cũng có thể gây ra thiếu máu, thiếu sắt. Nếu như các bé bị thiếu các chất này mà tìm mãi không ra nguyên nhân thì nên chú ý đến bệnh viêm dạ dày HP.
Chẩn đoán viêm dạ dày HP ở trẻ nhỏ
Viêm dạ dày Hp hoàn toàn khác với nhiễm vi khuẩn Hp bởi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp chữa chắc đã bị viêm dạ dày. Vì vậy, chỉ có các xét nghiệm y khoa rõ ràng mới có thể cho thấy được trẻ có bị viêm dạ dày Hp hay không. Xét nghiệm chẩn đoán ở trẻ nhỏ thường được sử dụng phương pháp nội soi và sinh thiết.
Khi nội soi, một ống có gắn kính chuyên dụng được đưa vào dạ dày bé và tìm ra sự có mặt của vi khuẩn HP và các tế bào có dấu hiệu viêm. Nhưng độ chính xác vẫn chưa thể đạt hoàn toàn nên cần phải làm thêm xét nghiệm sinh thiết dạ dày. Tức là bác sĩ sẽ lấy một miếng nhỏ, rất nhỏ tế bào dạ dày để làm các xét nghiệm nhằm tìm ra sự có mặt và tình trạng của các tế bào niêm mạc dạ dày. Qua đây sẽ cho kết luận rằng trẻ có bị viêm dạ dày HP hay không
Điều trị viêm dạ dày HP ở trẻ em
Cả ở người lớn và trẻ em điều trị viêm dạ dày Hp là vấn đề trăn trở cho các bác sĩ bởi vi khuẩn Hp rất dễ kháng thuốc và khó tiêu diệt hoàn toàn. Phác đồ điều trị thường kết hợp ít nhất 2 loại kháng sinh cùng lúc để tránh tình trạng kháng thuốc. Việc sử dụng kháng sinh cho trẻ trong thời gian dài có thể gây ra một số tình trạng như rối loạn vi khuẩn đường ruột, giảm sức đề kháng tự nhiên, gây suy nhược cơ thể trẻ và nhiều tác hại khác. Chính vì vậy, bạn cần thật cân nhắc khi quyết định điều trị Hp cho trẻ và lựa chọn giải pháp an toàn để điều trị.
Gần đây có một số nghiên cứu cập nhật cho thấy, việc tiệt trừ vi khuẩn Hp ở trẻ em ngay từ nhỏ khi mới nhiễm Hp dù có hay chưa có triệu chứng đều có tác dụng phòng ngừa Ung thư dạ dày, bệnh lý Ung thư nguy hiểm hàng đầu. Chính vì vậy, nếu có một giải pháp an toàn thì việc tiệt trừ và phòng ngừa Hp vẫn có thể được khuyến cáo ở những trẻ có nguy cơ cao hoặc trong gia đình có bố, mẹ đã bị bệnh do Hp dạ dày gây ra.
Tại Nhật Bản, chương trình tầm soát Ung thư dạ dày có một phần quan trọng nhất là tìm và diệt vi khuẩn Hp. Sử dụng thường xuyên kháng thể OvalgenHP chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà là một biện pháp được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng Nhật Bản, cho mọi đối tượng để giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn Hp. Sau thời gian 13 năm sử dụng tại Nhật Bản và khoảng 1 thập kỷ sử dụng tại Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Châu Âu, các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở trẻ nhỏ (12 tuổi trở xuống) đã giảm đáng kể tới mức nhiều nhà khoa học tại Nhật Bản tin rằng chỉ 2 thập kỷ nữa, nước Nhật sẽ có một thế hệ không có vi khuẩn Hp trong người.
Một số lưu ý khi điều trị viêm dạ dày Hp ở trẻ em:
- Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống bừa bài mà cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa bởi tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn Hp đang rất nhức nhối và gây cản trở lớn cho việc điều trị bệnh.
- Việc điều trị cần tuân thủ đúng phác đồ: Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng.
- Nếu trong quá trình điều trị trẻ gặp một số bệnh khác cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi hợp lý. Không nên để quá đói mới ăn cũng không nên ăn quá no trong một bữa, không thức quá khuya…
- Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, không ăn thức nguội lạnh, đồ chiên rán, đồ cay nóng nhiều
- Không nên uống nước giải khát có chứa các chất hóa học, chất kích thích như caffe, nước tăng lực…
- Không nên lo lắng quá mức gây áp lực, buồn phiền cho trẻ, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái tránh lo âu mệt mỏi, stress ở trẻ.
Như vậy, Gastimunhp đã chia sẻ về các vấn đề nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị cho bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em. Hị vọng rằng qua đây các bậc phụ huynh có thể tìm được giải pháp cho tình trạng của em bé.
Để được tư vấn chi tiết các vấn đề liên quan đến tiệt trừ Hp dạ dày cho trẻ nhỏ và việc ứng dụng kháng thể OvalgenHP, xin mời đặt câu hỏi trong website hoặc liên hệ 0903294739, chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn.
Em chào bs . Bs cho em hoi.Con em nam nay 6 tuổi. E có làm xét nghiệm máu cho bé ,két quả Hp dương tính. Nhưng biểu hiện đau bụng hay buồn nôn ói thi khong thấy. Vậy bé nhà em có cần phải uống thuốc điều tri Hp khong bác sỹ
Chào bạn,
Trường hợp này nếu bé không có người thân trực hệ mắc ung thư dạ dày thì không cần thiết điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chào bs , cho em hỏi bé nhà em 6 tuổi , bị thường bị khó chịu bụng , nôn ói , di khám thi phat hiên bị viêm dạ dày hp , minh minh co cần điều trị diệt hp cho bé không ạ . E xin cam on
Chào bạn,
Không biết bé đã được nội soi dạ dày chưa? Kết quả nội soi dạ dày của bé tổn thương như thế nào?
Đối với nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em, việc quyết định điều trị tiệt trừ Hp hay không cần căn cứ trên kết quả nội soi dạ dày. Trường hợp có loét dạ dày, bắt buộc sử dụng kháng sinh để điều trị. Trường hợp viêm dạ dày cấp, triệu chứng khó chịu nhiều, gia đình có người có tiền sử bị bệnh dạ dày nặng thì bác sĩ và người nhà cần thảo luận kĩ càng với nhau trước khi quyết định diệt Hp bằng kháng sinh. Các trường hợp tổn thương viêm nhẹ, triệu chứng ít thì chưa cần sử dụng kháng sinh diệt HP mà có thể dùng các thuốc khác để điều trị viêm dạ dày và làm giảm tải lượng HP xuống. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp bé chỉ nhiễm khuẩn Hp mà chưa có bệnh lý dạ dày có thể sử dụng kháng thể kháng Hp (GastimunHP hoặc GastimunHP Plus) đơn độc với liều tấn công 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần để giảm dần tải lượng Hp về mức âm tính, phòng ngừa bệnh dạ dày. Liệu pháp kháng thể có ưu điểm là dễ sử dụng, độ an toàn cao và không gây kháng thuốc.
– Trường hợp bé nhiễm Hp, mức độ viêm dạ dày (chưa có loét): sử dụng GastimunHP hoặc GastimunHP Plus trong 6 tuần phối hợp cùng thuốc ức chế tiết acid dạ dày trong 2- 4 tuần (tùy theo tình trạng cụ thể) và xét nghiệm kiểm tra lại.
– Trường hợp bé nhiễm HP và đã có loét dạ dày: bắt buộc phải điều trị với kháng sinh, phối hợp cùng GastimunHP/ GastimunHP Plus trong 4 tuần. Khi phải điều trị bằng kháng sinh bạn cần chú ý tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sỹ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
Ngoài ra, bạn cũng chú ý tới chế độ ăn uống của bé cần đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng: đường, đạm, béo, vitamin & khoáng chất. Nên cho bé ăn các thực phẩm mềm, tránh ăn đồ ăn cay nóng, đồ chiên, đồ uống có gas.
Chúc bạn mạnh khỏe,