Nội dung chính
Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn HP
Mặc dù vi khuẩn Hp thường gây bệnh ở người lớn nhiều hơn, nhưng gần đây, tỷ lệ bệnh nhi nhập viện vì bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp ngày càng gia tăng. Bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ em thường không nặng như ở người lớn nhưng việc điều trị thì phức tạp hơn rất nhiều. Vi khuẩn Hp có thể dễ dàng lây truyền giữa các thành viên trong gia đình qua đường ăn uống, như mớm cơm cho trẻ, ăn chung chén đũa…
Ăn uống chưa đúng cách
Có rất nhiều bậc phụ huynh, khi thấy trẻ nhỏ có hiện tượng biếng ăn thường rất lo lắng và hay mắc phải một sai lầm đó là ép trẻ ăn. Điều này dẫn đến tình trạng nôn trớ nhiều lần, trào ngược thực quản dạ dày và viêm dạ dày nếu để kéo dài.
Đối với trẻ lớn hơn một chút, nếu bé hay có thói quen ăn đồ ăn vặt, thích ăn những món quá chua, cay hoặc nóng thì với dạ dày còn non yếu của trẻ rất dễ bị kích ứng. Thêm vào đó, những đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều gia vị, khô cứng khó tiêu hóa… cho dù là món khoái khẩu của bé thì các bậc phụ huynh cũng nên nghiêm khắc hạn chế những món này, tránh những hậu quả không tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa của bé.
Chế độ sinh hoạt không khoa học
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thất thường sẽ khiến quá trình bài tiết dịch vị tiêu hóa trong dạ dày bị rối loạn, từ đó gây ra các tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Nếu trẻ hay thức khuya, vận động mạnh hoặc chơi những trò chơi điện tử ngay sau bữa ăn rất dễ bị viêm dạ dày.
Bên cạnh đó, áp lực học hành, thi cử căng thẳng cũng có thể khiến trẻ có những cơn đau dạ dày bất thường, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp tính ở trẻ em và đôi khi trở thành mãn tính.
Các triệu chứng của viêm dạ dày ở trẻ em
- Đau vùng bụng trên rốn (thượng vị)
- Biếng ăn, đầy bụng khó tiêu
- Hay quấy khóc, mệt mỏi
- Hay bị ợ chua
- Đi ngoài phân đen (màu như hắc ín, dấu hiệu của chảy máu dạ dày)
Xử trí đúng cách khi trẻ bị viêm dạ dày
Khi trẻ bị viêm dạ dày, cảm giác của bé sẽ rất khó chịu, đặc biệt là trước và sau khi ăn. Những cơn đau có thể âm ỉ hoặc bỏng rát tùy trường hợp của bé. Ngay lúc này bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau nhanh cho bé như xoa bụng, chườm nước ấm hoặc uống một chút hỗn hợp nước ấm pha với mật ong.
Hãy cho trẻ ăn nhẹ bằng một chút cháo, sữa hoặc bánh mỳ, bánh quy là một lựa chọn thông minh vào lúc này. Đây là những thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày rất tốt cũng như thấm hút bớt được lượng axit dư thừa trong dịch vị của trẻ.
Nếu tình trạng không được cải thiện, trẻ quấy khóc và chán ăn nhiều hơn, có dấu hiệu đau bụng quằn quại, đi ngoài phân đen thì bạn cần nhanh chóng đưa bé đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Theo Gastimunhp.vn
Huệ says
Con em 2 tuổi rưỡi. Hôm qua và hôm nay ăn và uống gì vào là bị nôn ra. Bé không bị sốt và chơi đùa bình thường. sáng nay ngủ dậy hình như bé đói. Đòi uống sữa. Sau 10 phút thì bị nôn ra hết. Cho em hỏi bé bị gì vậy ạ. Em cảm ơn.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng bạn mô tả có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn nên đưa cháu bé tới cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thăm khám trực tiếp tìm nguyên nhân và điều trị.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Vũ văn Hải says
Bé nhà em đc 4 tháng tuổi. Sinh ra đc hơn 1 tháng là cháu bi khò khè khó thở. Đưa đi khám bác sĩ bảo bị viêm mũi xuất tiết cho đơn thuốc uống 1 tuần nhưng k khỏi. Hiện tại cháu vẫn bị khó thở, thở khò khè như mắc đờm, ban đêm là bị nhiều nhất cháu toàn phải nằm nghiêng cho dễ thở, hơi thở của cháu cảm giác k đều khi nằm ngửa. Cháu vẫn bú, ngủ binh thường. Cháu ít ho, không sổ mũi. Hiện tại cháu đc 7kg. Mon bác sĩ tư vấn cho em với ah.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Hiện tượng bạn mô tả trên khả năng do vấn đề tăng tiết chất nhày trong khí, phế quản của bé. Bạn nên cho bé sử dụng các loại thuốc giảm bớt tình trạng xuất tiết trên để thông thoáng đường thở kết hợp vệ sinh đường thở thật tốt, tránh khói bụi, tránh lạnh cho bé.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe,
ĐÀO THÚY NGÂN says
TÔI VÀ CHỒNG TÔI BỊ NHIẼM Hp đang điều trị. TÔI MUỐn hỏi cho 2 cháu nhà tôi 1 cháu 14 tuổi và 1 cháu 8 tuổi uống gastium hp phòng ngứa dc không ,hay là phải kiểm tra cho các cháu rồi mới cho uống. VÌ tôi thấy nguy cơ rất cao láy nhiễm từ gia đình. TƯ VẤN GIÚP TÔI .
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm qua đường tiêu hóa, và khả năng lây nhiễm trong gia đình rất cao, đặc biệt là từ bố mẹ sang con cái. Như vậy thì thực tế có khả năng các con của bạn đã bị nhiễm khuẩn Hp, chỉ là chưa biểu hiện ra bệnh lý mà thôi. Do đó tốt nhất bạn nên kiểm tra cho con bằng xét nghiệm trước, trường hợp dương tính Hp có thể sử dụng GastimunHP liều tấn công 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần.
Trường hợp chưa nhiễm khuẩn Hp muốn phòng ngừa lây nhiễm khuẩn Hp có thể sử dụng GastimunHP liều 1 gói/ngày, sau ăn, liên tục 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng để dự phòng lây nhiễm Hp cho các con trong thời gian bố mẹ đang điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,
hà says
em muốn nhờ tư vấn cho em về bênh đau dai dày ở trẻ em
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn Hà,
Bạn hãy gửi cho chúng tôi thông tin về tuổi, cân nặng và tình trạng cụ thể của bé, các kết quả thăm khám, xét nghiệm cũng như đơn thuốc đã sử dụng để chúng tôi có cơ sở tư vấn phù hợp nhé.
chúc bạn mạnh khỏe,