Gần đây trên thị trường Việt Nam xuất hiện một sản phẩm có tên gọi OvalgenHP tác dụng trên vi khuẩn Helicobacter pylori – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày. Vậy thực chất OvalgenHP là gì? Với cương vị một người chuyên nghiên cứu về lâm sàng, chuyên môn, tôi xin đóng góp một số thông tin để giúp người dùng sử dụng hợp lý hơn!
Minh họa quá trình bám dính của OvalgenHP vào vi khuẩn Hp
Nội dung chính
Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) và vai trò gây bệnh trong viêm loét dạ dày tá tràng
Vi khuẩn Hp có mặt trong niêm mạc dạ dày cả người lành và người bệnh. Có khoảng 50% dân số trên thế giới nhiễm Hp; tỷ lệ nhiễm cao hơn ở các nước đang phát triển do điều kiện vệ sinh kém (80-90%). May mắn là không phải ai nhiễm vi khuẩn này cũng mắc bệnh. Có tới trên 80% người có nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng cũng như không có biến chứng. Tuy nhiên, nếu một người có nhiễm Hp thì nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày cao hơn người không có vi khuẩn này.
Dạ dày người là “một túi acid” với mức pH lúc đói khoảng 2. Đây là môi trường gần như vô khuẩn, vì thế sự có mặt của vi khuẩn Hp trong dạ dày là một điều kỳ lạ. Chính vì vậy sự phát hiện ra loại vi khuẩn này cùng vai trò của nó trong viêm loét dạ dày tá tràng đã đem lại giải thưởng Nobel về Y học năm 2005 cho 2 nhà khoa học Warren và Marshal. Đây cũng là bước đột phá trong điều trị loét dạ dày tá tràng bằng kháng sinh thay vì chỉ dùng chất giảm tiết acid. Các công trình nghiên cứu của các nhà tiêu hóa đã chứng minh rằng, tiệt trừ thành công vi khuẩn Hp sẽ làm giảm tần suất tái phát viêm loét dạ dày và giảm rõ rệt nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Vậy tại sao vi khuẩn Hp có thể sống được trong môi trường bất lợi của dạ dày trong khi các vi khuẩn khác không thể tồn tại? Mấu chốt ở đây là nhờ Hp tiết ra một loại enzym điều chỉnh được pH môi trường bao quanh chúng, enzym Urease. Urease phân hủy ure thành amoniac và carbonic, tạo ra môi trường pH xung quanh vi khuẩn lên đến 7, rất thuận tiện cho sự sinh tồn của chúng. Môi trường dạ dày bị kiềm hóa dẫn tới lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày trở nên loãng và mỏng hơn, nhờ đó vi khuẩn có thể xuyên xuống lớp niêm mạc thành dạ dày.
Urease do Hp tạo ra còn gây kích thích niêm mạc dạ dày sản xuất nên các yếu tố tiền viêm (IL-2, IL-6, IL-8 và TNF), tiền đề cho viêm loét niêm mạc dạ dày. Như vậy việc tiêu diệt Hp sẽ giúp giảm viêm loét và chóng liền sẹo hơn. Cho đến nay, việc sử dụng thuốc diệt Hp đã trở thành phác đồ thường quy trong điều trị loét dạ dày tá tràng có Hp (+).
Tại sao cần thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp?
Khó khăn hiện tại gặp phải trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có Hp là tỷ lệ thất bại cao khi dùng các phác đồ kháng sinh + các chất giảm tiết acid – các PPI. Điều này liên quan đến sự kháng kháng sinh và tỷ lệ tái phát cao liên quan đến tái nhiễm Hp.
Để giải quyết tình trạng thất bại điều trị sau khi sử dụng kháng sinh, biện pháp phối hợp 2-3 loại kháng sinh cùng với thuốc chẹn bơm proton (PPI) đã được đưa ra nhưng tỷ lệ thất bại vẫn cao và không thể cứ tăng thêm kháng sinh và tăng thêm liều mãi được do nguy cơ độc tính và chi phí gia tăng. Nhiều biện pháp hỗ trợ đã được áp dụng như dùng probiotics hoặc các sản phẩm từ dược liệu. Các chất này không có tác dụng đủ mạnh để diệt Hp nhưng khi phối hợp với phác đồ có kháng sinh thì đã tăng được hiệu quả điều trị. Nhiều nỗ lực theo hướng này đã được đưa ra và kháng thể OvalgenHP ra đời trong bối cảnh đó.
OvalgenHP là gì?
Kháng thể OvalgenHP được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, do Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản phát minh, có tác dụng ức chế vi khuẩn Hp. Loại kháng thể này đã được sử dụng tại Nhật Bản hơn 10 năm trước đây trong chương trình xã hội hóa việc kiểm soát nhiễm khuẩn Hp do chính phủ Nhật Bản tài trợ.
Đây là một kháng thể được sản xuất bằng cách tiêm cho gà mái Urease của vi khuẩn Hp (kháng nguyên) để gà tạo ra kháng thể đặc hiệu. Kháng thể được tạo ra thuộc loại IgY và được tích lũy trong lòng đỏ trứng, nguồn sản xuất OvalgenHP. Khi dùng đường uống, OvalgenHP không hấp thu vào máu mà bám dính trên niêm mạc đường tiêu hóa, làm bất hoạt Urease có nghĩa là làm mất “vũ khí” của vi khuẩn HP để tồn tại trong dạ dày, mất khả năng bám dính vào niêm mạc đường tiêu hóa và mất khả năng gây viêm loét, đồng thời làm kết dính vi khuẩn Hp lại với nhau. Bản thân chất này không trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn mà hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho acid dạ dày, kháng sinh, miễn dịch cơ thể tiêu diệt chúng. Chính vì vậy đây là chất điều trị hỗ trợ và là thực phẩm chức năng mà không phải là thuốc.
Do không hấp thu nên OvalgenHP không gây độc cho cơ thể. Tác dụng gây dị ứng (nếu gặp) có thể là do lòng đỏ trứng gà (nguyên liệu chiết xuất OvalgenHP) chứ bản thân kháng thể này không gây dị ứng do không có tác dụng hoạt hóa bổ thể. Chính vì vậy mà OvalgenHP có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng trẻ em và người lớn (miễn là không có cơ địa dị ứng với lòng đỏ trứng!).
OvalgenHP không chỉ được áp dụng dùng phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do H.pylori, mà còn có thể được sử dụng kéo dài ở những người dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng. Do vi khuẩn Hp không chỉ gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mà còn có vai trò trong nhiều bệnh lý khác như Ung thư dạ dày nên OvalgenHP được áp dụng rộng rãi trong trợ giúp điều trị và giảm nguy cơ lây nhiễm, tái nhiễm vi khuẩn Hp, góp phần giải quyết tình trạng kháng kháng sinh hiện nay.
GS.TS.DS. Hoàng Thị Kim Huyền
Theo thuocbietduoc.com.vn
GS.TS.DS. Hoàng Thị Kim Huyền– Nguyên Trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng – Đại học Dược Hà Nội
Gần 40 năm miệt mài trên bục giảng với 22 năm là giảng viên Dược lý, 15 năm là giảng viên Dược lâm sàng, GS.TS Hoàng Kim Huyền được biết tới là một trong những người đầu tiên đưa môn Dược lâm sàng vào Việt Nam từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước. Đây là môn học nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc trong điều trị, nhằm giúp cho việc điều trị có kết quả tốt nhất và phòng ngừa các phản ứng phụ do thuốc gây ra. Thời đó, môn học này rất trẻ so với các môn truyền thống của Dược như: Bào chế, Hóa dược, Dược liệu…
Nguyen thi hoa says
Be 5 tuoi co dung dc k ak
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bé 5 tuổi có thể dùng được Gastimunhp bạn nhé. Ngoài ra bạn nên cho bé sử dụng phác đồ điều trị Hp chuẩn kết hợp cùng GastimunHP để đảm bảo khả năng tiệt trừ hoàn toàn Hp. GastimunHP có tác dụng tăng cường hiệu quả điều trị Hp của phác đồ điều trị, chống lại Hp kháng thuốc – nguyên nhân chính khiến việc điều trị thất bại. Liều tấn công của GastimunHP trong phối hợp tiệt trừ Hp là 2 gói/ngày, chia làm 2 lần sau bữa ăn, liên tục trong 30 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Sau khi đã tiệt trừ hết Hp, bạn có thể phòng ngừa nhiễm Hp cho bé bằng cách sử dụng GastimunHP liều dự phòng (1 gói/ngày, 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng)
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Nguyễn văn Hữu says
Cho tôi hỏi .. Tôi di nÔi soi. Bác sĩ kết luận tôi bi viêm xước Hang vị.. Tes âm tính .. Bác sĩ cho toi thuốc 1tuan. Hết thuốc toi vẫn con cam giác an không tiêu.. Dau nhẹ am ỉ .. Chướng bụng .. Toi ngừng thuốc tây va chuyển xang thuốc nam.. Khoảng 10ngay.. Den nay tôi vân còn cảm giác Như vậy.. Xin hoi bác sĩ tôi có nen di kiếm tra lai không a
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu chỉ sử dụng thuốc trong thời gian 1 tuần thì không đủ để điều trị khỏi bệnh. Đối với trường hợp viêm xước dạ dày thông thường thuốc điêu trị có thể sử dụng trong 4 tuần, thậm chí lâu hơn. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để bác sỹ thăm khám lại và hướng dẫn điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Ngô Thảo says
Sản phẩm nào giúp hạn chế lây lan vi khuẩn Hp
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP bạn có thể sử dụng kháng thể kháng HP thụ động có trong sản phẩm GastimunHP, liều dùng 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại trong 3 tháng liên tiếp. Mỗi năm dự phòng 2-3 đợt.
Sử dụng kháng thể thụ động để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp là biện pháp đang được áp dụng tại nhiều quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước châu Âu.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết: Cơ chế xâm nhiễm của vi khuẩn Hp và các biện pháp phòng ngừa.
Chúc bạn mạnh khỏe,