Trong các loại virut hay gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính thì nguyên nhân do Rotavirus thường gặp ở trẻ em. Bệnh xảy ra quanh năm và có thể gây thành dịch nếu các biện pháp phòng bệnh lây lan không được thực hiện tốt.
Viêm dạ dày ruột cấp tính do virut ở trẻ em
Nếu sốt cao (trên 40 độ C), tiêu máu, đau bụng và ảnh hưởng thần kinh trung ương thì tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Với triệu chứng ói mửa và triệu chứng hô hấp đi kèm thì thường do virus.
Biểu hiện bệnh được đặc trưng bởi tình trạng sốt và nôn kèm theo tiêu chảy. Nhiều trường hợp mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong. Rotavirus là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể gặp ở nước đang phát triển hay phát triển. Trẻ từ 2- 3 tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất, virut này thường gây tiêu chảy nặng hơn ở trẻ em so với những tác nhân đường ruột khác. Bệnh thường kéo dài từ 4 – 6 ngày và tỷ lệ tử vong cao. Người ta ước tính tại các nước đang phát triển, hằng năm có đến gần 900.000 trường hợp tử vong do Rotavirus gây ra.
Trong những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như nước sông, nước ao hồ có rất nhiều virut này, do vậy ở vùng không có nước sạch nếu phải dùng nguồn nước này cho sinh hoạt thì sẽ tạo thuận lợi cho virut xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Đối với những người bị bệnh, trong suốt quá trình cấp tính của bệnh và sau đó virut tiếp tục được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.
Virut Rota thuộc họ Reoviridae, gây bệnh cho trẻ chủ yếu là nhóm A nhưng ở người lớn thì hay gặp nhóm B và nhóm C thì ít gặp. Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường phân – miệng qua tiếp xúc hoặc hô hấp. Mặc dù Rotavirus không nhân lên ở đường hô hấp nhưng có thể tìm thấy chúng ở chất tiết đường hô hấp.
Cách điều trị, chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ nhỏ
Đây là bệnh do virut gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hơn nữa đây là bệnh có các dấu hiệu cấp tính ở dạ dày ruột nên khi có dấu hiệu bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế. Mọi trường hợp tiêu chảy đều phải truyền dịch đầy đủ, tránh những biến chứng nguy hiểm như trụy tim mạch do giảm lượng tuần hoàn trong cơ thể vì thiếu nước. Thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Một trong những biện pháp tích cực đối với các trẻ bị viêm dạ dày và ruột cấp là phải bù dịch. Trong đó, bồi phụ dịch và điện giải bị mất là thành phần trung tâm quyết định điều trị hiệu quả và nên được áp dụng càng sớm càng tốt. Nếu trẻ bị mất nước, phục hồi sự ổn định tim mạch là quan trọng. Giai đoạn bồi phụ dịch thường có thể được hoàn tất trong bốn giờ và nên đánh giá lại mỗi 1-2 giờ.
Việc bù dịch thường thông qua đường tĩnh mạch, uống… Bên cạnh đó là biện pháp cho ăn lại đối với những trẻ không bị mất nước. Với trẻ cần bù nước nên được cho chế độ ăn phù hợp tuổi sớm ngay khi đã được bù nước.
Phụ huynh cần chú ý: không nên ngưng thức ăn quá 4-6 giờ sau khi bắt đầu bù nước; không cần pha loãng sữa công thức và cho ăn lại dần dần…
Bên cạnh đó, chế độ ăn thực phẩm kèm sữa được ưu tiên khuyến cáo vì nó phù hợp và được dung nạp tốt đối với trẻ đã cai sữa. Ví dụ như gạo, lúa mì, khoai, bánh mì, ngũ cốc, thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau được dung nạp tốt hơn. Nên tránh các thức ăn béo hoặc có nhiều đường như trà, nước trái cây, nước ngọt…
Phòng bệnh: không nên để trẻ tiếp xúc với trẻ hoặc người đang mang bệnh. Người ta cũng tiến hành cho trẻ sơ sinh thiếu cân và trẻ có hệ thống miễn dịch kém uống globulin miễn dịch. Các nghiên cứu cũng nhận thấy nếu trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ trong 2 năm đầu có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh.
Nhìn chung biện pháp phòng ngừa là ăn chín, uống nước đun sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Các chất thải của bệnh nhân cần được xử lý tốt, tránh xâm nhập vào môi trường.
Theo Gastimunhp.vn tổng hợp
Chao bac si !
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp trên website hoặc gọi vào số máy 0165 651 6996 / 0903 294 739 để được chúng tôi tư vấn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chào bs em tên Nương ở Gia Lai cu Bon nhà em 19 tháng ,cháu bị tiêu chảy chiều 4 h ngày 16 11 , tới 7 h cháu lên cơn. Sốt 39 độ . E khám bs tư nói cháu bị sốt siêu vi , cho thuốc uống sáng hôm sau 17 thì hết sốt ,đi phân cũng đỡ lỏng hơn , e cho cháu ăn sáng bằng cháo đậu xanh , lòng heo và có nấm rơm . Tới chiều 6 h cùng ngày cháu lại đi chảy lỏng trở lại và khoảng 1 h sáng ngày 18 cháu đi chảy kèm theo ói liên tục , cho tới h đã 18 h chiều mà vẫn không hết , không uống được nước hay ăn gì hết , cháu mất. Nước và lừ đừ khóc quấy , không ngủ được , mắt cháu lõm hơn bình thường ,mong bs chỉ giúp , em cảm ơn bs nhiều .
Chào bạn,
Trường hợp em bé của bạn đang có triệu chứng mất nước, cần bù nước và điện giải ngay. Bạn nên cho bé tới bệnh viện để được theo dõi.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Bs cho e hỏi bé nhà e mới 3thang tuổi mà hôm nay bé đi ngoài thì thấy phân có chất nhày kèm màu đỏ giống máu. Như vậy có sao
Chào bạn,
Bạn nên cho bé đi khám, kiểm tra phân xem tình trạng đó liên quan tới bệnh lý vùng đại tràng như thế nào.
em bé của em được hơn 1 tháng tuổi, uống sữA công thức,3 ngay nay bé cứ co chân lên quan quại, đi ngoai ra phân đen, lỏng,mỗi lần uống sữA xong bé đau bụng là lại sựa ra sữa, ma 1 ngay be di ve sinh co 1 lan vaf tham chí có bữa đau bụng rặn cả ngày mà vẫn ko đi vệ sinh,
Chào bạn,
Bạn nên cho bé ngừng uống sữa và tới bệnh viện kiểm tra trực tiếp. Có nhiều khả năng sữa bạn đang sử dụng có vấn đề hoặc do hệ tiêu hóa của bé.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe,
Bé gái 5 tuổi bị đau bung,buồn nôn, đi cầu bình thuờng,ko sốt. Xin hỏi bs có nghỉ đến viêm ruột và hướng điều trị ntn
Chào bạn,
Bạn có thể mô tả cụ thể hơn, vị trí xuất hiện cơn đau, thời gian bé đau bao lâu rồi? Viêm ruột thừa thường xuất phát từ vị trí giữa bụng, lan sang hố chậu phải, có kèm sốt. Tốt nhất bạn nên đưa bé tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng của bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe,