Trong các loại virut hay gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính thì nguyên nhân do Rotavirus thường gặp ở trẻ em. Bệnh xảy ra quanh năm và có thể gây thành dịch nếu các biện pháp phòng bệnh lây lan không được thực hiện tốt.
Viêm dạ dày ruột cấp tính do virut ở trẻ em
Nếu sốt cao (trên 40 độ C), tiêu máu, đau bụng và ảnh hưởng thần kinh trung ương thì tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Với triệu chứng ói mửa và triệu chứng hô hấp đi kèm thì thường do virus.
Biểu hiện bệnh được đặc trưng bởi tình trạng sốt và nôn kèm theo tiêu chảy. Nhiều trường hợp mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong. Rotavirus là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể gặp ở nước đang phát triển hay phát triển. Trẻ từ 2- 3 tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất, virut này thường gây tiêu chảy nặng hơn ở trẻ em so với những tác nhân đường ruột khác. Bệnh thường kéo dài từ 4 – 6 ngày và tỷ lệ tử vong cao. Người ta ước tính tại các nước đang phát triển, hằng năm có đến gần 900.000 trường hợp tử vong do Rotavirus gây ra.
Trong những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như nước sông, nước ao hồ có rất nhiều virut này, do vậy ở vùng không có nước sạch nếu phải dùng nguồn nước này cho sinh hoạt thì sẽ tạo thuận lợi cho virut xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Đối với những người bị bệnh, trong suốt quá trình cấp tính của bệnh và sau đó virut tiếp tục được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.
Virut Rota thuộc họ Reoviridae, gây bệnh cho trẻ chủ yếu là nhóm A nhưng ở người lớn thì hay gặp nhóm B và nhóm C thì ít gặp. Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường phân – miệng qua tiếp xúc hoặc hô hấp. Mặc dù Rotavirus không nhân lên ở đường hô hấp nhưng có thể tìm thấy chúng ở chất tiết đường hô hấp.
Cách điều trị, chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ nhỏ
Đây là bệnh do virut gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hơn nữa đây là bệnh có các dấu hiệu cấp tính ở dạ dày ruột nên khi có dấu hiệu bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế. Mọi trường hợp tiêu chảy đều phải truyền dịch đầy đủ, tránh những biến chứng nguy hiểm như trụy tim mạch do giảm lượng tuần hoàn trong cơ thể vì thiếu nước. Thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Một trong những biện pháp tích cực đối với các trẻ bị viêm dạ dày và ruột cấp là phải bù dịch. Trong đó, bồi phụ dịch và điện giải bị mất là thành phần trung tâm quyết định điều trị hiệu quả và nên được áp dụng càng sớm càng tốt. Nếu trẻ bị mất nước, phục hồi sự ổn định tim mạch là quan trọng. Giai đoạn bồi phụ dịch thường có thể được hoàn tất trong bốn giờ và nên đánh giá lại mỗi 1-2 giờ.
Việc bù dịch thường thông qua đường tĩnh mạch, uống… Bên cạnh đó là biện pháp cho ăn lại đối với những trẻ không bị mất nước. Với trẻ cần bù nước nên được cho chế độ ăn phù hợp tuổi sớm ngay khi đã được bù nước.
Phụ huynh cần chú ý: không nên ngưng thức ăn quá 4-6 giờ sau khi bắt đầu bù nước; không cần pha loãng sữa công thức và cho ăn lại dần dần…
Bên cạnh đó, chế độ ăn thực phẩm kèm sữa được ưu tiên khuyến cáo vì nó phù hợp và được dung nạp tốt đối với trẻ đã cai sữa. Ví dụ như gạo, lúa mì, khoai, bánh mì, ngũ cốc, thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau được dung nạp tốt hơn. Nên tránh các thức ăn béo hoặc có nhiều đường như trà, nước trái cây, nước ngọt…
Phòng bệnh: không nên để trẻ tiếp xúc với trẻ hoặc người đang mang bệnh. Người ta cũng tiến hành cho trẻ sơ sinh thiếu cân và trẻ có hệ thống miễn dịch kém uống globulin miễn dịch. Các nghiên cứu cũng nhận thấy nếu trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ trong 2 năm đầu có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh.
Nhìn chung biện pháp phòng ngừa là ăn chín, uống nước đun sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Các chất thải của bệnh nhân cần được xử lý tốt, tránh xâm nhập vào môi trường.
Theo Gastimunhp.vn tổng hợp
Trúc Quỳnh says
Chào chuyên gia. Con e bị tiêu chảy, đi phân sống, chủ yếu là đi nước . Không biết là bị gì ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới đi ngoài phân sống: do thức ăn, rối loạn tiêu hóa, thiếu enzym tiêu hóa…Nếu triệu chứng mới chỉ xuất hiện, bạn thử bổ sung thêm men tiêu hóa, men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa, cho trẻ bù nước theo lượng nước bị mất khi đi ngoài. Trong trường hợp triệu chứng kéo dài, hoặc thỉnh thoảng lặp lại đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý, khi đó bạn cần đưa bé tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hỏa nhi để thăm khám.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Quỳnh Loan says
Chào chuyên gia ạ. Bé nhà e 15 tháng bị tieu chảy với ăn vào là bị nôn. Bé không bị sốt, chơi bình thường. Vậy bé bị gì và nên cho bé ăn uống ntn thì hợp lí ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Ở độ tuổi bé nhà bạn thì việc gặp rối loạn tiêu hóa xảy ra khá phổ biến, có thể do thức ăn không thích hợp, nhiễm khuẩn, virus…Vì bé không sốt và chơi bình thường nên có thể nguyên nhân chỉ là do thức ăn chưa phù hợp. Bạn kiểm tra lại trong chế độ ăn của bé có loại thức ăn nào mới không, bổ sung thêm men vi sinh để hỗ trợ phục hồi hệ khuẩn chí lòng ruột bị tổn thương (enterogermina…).
Trẻ 15 tháng tuổi đã có kỹ năng nhai khá tốt và có thể ăn được nhiều dạng thức ăn khác nhau như cháo, cơm mềm, bún, phở…Ở độ tuổi này bé có thể thích ăn vặt nhiều, nhưng bạn nên tránh cho bé ăn vặt gần giờ ăn chính, tập luyện cho trẻ quen ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Ăn đầy đủ dinh dưỡng với đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Nếu tình trạng nôn và tiêu chảy kéo dài nhiều ngày hoặc tần suất từ 3 lần/ngày bạn cần đưa bé tới bệnh viện để thăm khám.
Chúc bạn mạnh khỏe,
nguyễn thị vương says
con em 2 tuổi, cách đây 3-4thang con em có bị viêm dạ dày ruột, và 10/9 con em lại bị nữa. nhưng lúc 3thang tuổi em có chích ngừa rosita trị tiêu chảy rùi mà con em vẫn bị. bác sĩ cho em lời khuyên ạ. cảm ơn bác sĩ nhiều.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Viêm dạ dày ruột nguyên nhân chủ yếu là do virus hay gặp nhất là rotavirus và adenovirus. Ngoài ra bệnh cũng do các vi khuẩn, kí sinh trùng gây ra như:Salmonella, Shigella, tụ cầu,gardia…Trường hợp con bạn có nhỏ phòng vaccin rota nhưng không thể phòng bệnh được viêm dạ dày ruột gây ra do các chủng vi khuẩn hay ki sinh trùng khác. Bởi vậy ngoài biện pháp phòng bệnh bằng vaccin thì: Bạn cần rửa tay thật sạch bằng nước và xà phòng sau mỗi lần thay tã cho bé,hay sau mỗi lần đi vệ sinh hay trước và sau khi ăn.. Người trông trẻ và các thành viên trong gia đình cũng cần tuân thủ quy tắc này. Cha mẹ nên thường xuyên rửa tay cho bé trong suốt cả ngày.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Nguyễn Vũ Thùy Trang says
Bs cho mình hỏi, bé mình 17th vừa rồi bị viêm dạ dày ruột cấp, nằm viện được 2 ngày thấy bé đỡ nên xin về để dễ chăm sóc vì trên bv nhìu bé bệnh, mình sợ lây chéo. Bé uống thuốc thấy ko còn đi phân lỏng nữa, nhưng lâu lâu bé ho, bú ít và ko chịu ăn gì.Xin bs cho e lời khuyên giúp bé giảm ho và ăn uống bình thường laj ạ.Em cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Sau khi viêm dạ dày ruột thường trẻ sẽ có biểu hiện ăn uống kém hơn, Tuy nhiên bé lại đang có biểu hiện ho, bạn nên đưa bé đến chuyên khoa hô hấp để thăm khám và điều trị. Khi sức khỏe bé ổn định thì bé sẽ ăn uống ngon miệng hơn.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.
Xuân says
Con tôi bị viêm dạ dày ruột, chỉ nôn mửa chứ ko tiêu chảy, đã đi khám và bác si cho Motilium và bio, cháu sốt nhẹ, như thế là do nhiễm virut hay vi khuẩn ạ và thuốc như thế đã được chưa ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chao bạn.
Để chẩn đoán chính xác bé có nhiễm vi khuẩn hay virus thì cần dựa vào kết quả thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Trường hợp nếu có nhiễm khuẩn thì bác sỹ sẽ chỉ định kháng sinh để điều trị cho bé.
Do đó nếu đã qua thăm khám thì bạn có thể yên tâm điều trị cho bé theo chỉ định điều trị trên. Ngoài ra bạn nên chú ý cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa tránh ăn thức ăn chế biễn sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe