Viêm dạ dày, đặc biệt là viêm dạ dày cấp tính là căn bệnh thường gặp do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng cho việc điều trị bệnh.Ở bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin cần thiết về căn bệnh viêm dạ dày cấp này.
Nội dung chính
>> Tham khảo thêm: Viêm dạ dày mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm dạ dày cấp là gì?
Bệnh viêm dạ dày cấp là gì là tình trạng viêm hoặc sưng đột ngột trong niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày cấp có đặc tính là khởi phát và diễn biến nhanh chóng, do ảnh hưởng của tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm dạ dày bao gồm: đau vùng thượng vị dữ dội có khi âm ỉ, nóng rát, cồn cào, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn nhiều.
Đặc biệt người bệnh khi ăn xong thường nôn ngay, thức ăn nôn ra kèm với dịch chua, đôi khi nôn cả ra máu. Bên cạnh đó, đặc điểm lâm sàng của viêm dạ dày cấp là xuất hiện nhanh, mất đi nhanh.
Trên thực tế, viêm dạ dày cấp không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tích cực nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, về lâu dài bệnh viêm dạ dày cấp có thể dẫn đến mãn tính và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân bệnh viêm dạ dày cấp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp, nhưng dựa vào yếu tố phát sinh mà người ta chia ra nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày cấp thành 2 loại là viêm dạ dày cấp do yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Cụ thể như sau:
Yếu tố ngoại sinh:
- Nhiễm vi khuẩn, virus: Ngày nay, khoa học đã tìm thấy vi khuẩn Helicobacter pylori – nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn H.P có khả năng tồn tại trong môi trường có độ acid cao như dạ dày. Chúng xâm nhập vào dạ dày qua đường miệng rồi cư trú sâu dưới lớp niêm mạc, đồng thời tiết ra chất độc gây viêm và mài mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và có nguy cơ bị ung thư dạ dày.
- Do đồ ăn, thức uống có chất kích thích ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày: Những món cay, món nướng, chiên nhiều dầu mỡ, lạm dụng quá nhiều rượu, bia…
- Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh gây hại cho dạ dày: thuốc aspirin, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, thuốc giảm đau kháng viêm non – steroid, các thuốc giảm đau hạ sốt…
- Các chất ăn mòn như thủy ngân, muối kim loại nặng, acid sunphuric…
Yếu tố nội sinh:
- Các bệnh nhiễm khuẩn cấp: cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, viêm ruột thừa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa…
- Tăng urê hoặc đường trong máu cao
- Stress nặng, bỏng nặng, chấn thương, sau cuộc mổ lớn, sốc, tia xạ trong điều trị các bệnh ung thư… là những yếu tố có thể làm dạ dày tăng tiết axit (chất chua có trong dịch vụ), giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày làm cho chất axit ứ đọng trong lòng dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày
Biểu hiện của bệnh viêm dạ dày cấp
Tùy theo mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân bệnh đau dạ dạ dày cấp chia thành 4 dạng chính với các biểu hiện sau:
- Viêm long dạ dày: là tình trạng niêm mạc phù nề sung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc. Người bệnh thường có biểu hiện căng tức, nóng ran vùng thượng vị, kèm theo đó là nôn với choáng.
- Viêm dạ dày thể xuất huyết: Ở dạng này niêm mạc dạ dày có những chấm xuất huyết đôi khi có những mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc, các vết xước, chảy máu chính là do vỡ mạch máu lớp tiết chính. Nguyên nhân chính là do tác động của rượu bia, các thuốc NSAIDs gây ra. Khi chảy máu nhiều và nặng có thể gây choáng và shock.
- Viêm dạ dày thể ăn mòn: Do sự tác động liên tiếp của các chất kích ứng lên niêm mạc dạ dày làm phù nề và hoại tử tại chỗ, sau 1 thời gian sẽ để lại những mô sẹo. Biểu hiện chính là đau vùng thượng vị, nôn, nôn ra máu, nếu bị nặng thì có thể gây shock.
- Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Với sự có mặt của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn, ở dạng này dạ dày bị viêm tấy, mưng mủ các vách niêm mạc. Tình trạng viêm nhiễm mâng mủ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, viêm phúc mạc.
Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày cấp như thế nào?
Để chẩn đoán đau dạ dày cấp ngoài các triệu chứng lâm sàng, cần hỏi kỹ tiền sử và gia đình người bệnh (trước khi đau bụng cấp tính, người bệnh ăn, uống gì, tiền sử và gia đình có ai bị bệnh dạ dày không…). Khi đã cấp cứu qua khỏi cơn đau có thể tiến hành chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang (nếu chắc chắn không bị thủng dạ dày) hoặc nội soi dạ dày, nếu người bệnh chưa, uống ăn gì.
Nội soi dạ dày là phương pháp hữu hiệu bởi vì biết rõ vị trí viêm, qua nội soi có thể lấy mảnh sinh thiết để xét nghiệm, trong đó xét nghiệm tìm vi khuẩn HP là hết sức cần thiết bằng kỹ thuật nhuộm Gram và làm phản ứng sinh học phân tử PCR. Nếu thấy cần thiết có thể chụp X-quang ổ bụng không chuẩn bị, siêu âm ổ bụng để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác gây đau bụng. Xem: Phương pháp nội soi chuẩn đoán bệnh đau dạ dày
Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày cấp được đánh giá là chứng bệnh nguy hiểm, cần điều trị sớm và kịp thời, nếu không, sẽ xảy ra những biến chứng như:
- Thủng dạ dày: bệnh nhân sẽ có những cơn đau dữ dội, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
- Hẹp môn vị: bệnh nhân nôn ói, đau bụng, nôn ra thức ăn
- Xuất huyết đường tiêu hóa: đi cầu ra máu đỏ, hoặc phân có màu đen
- Ung thư dạ dày: Đây là chứng bệnh rất thường gặp nếu như viêm dạ dày cấp không được điều trị kịp thời.
Làm gì khi bị viêm dạ dày cấp?
Việc đầu tiên bạn phải làm khi bị viêm dạ dày cấp là dừng ngay việc sử dụng các chất có hại cho dạ dày.
- Trước hết điều trị triệu chứng, nhất là giảm đau, chống viêm, chống xuất tiết dịch vị và chống nôn, bởi vì, dịch vị càng xuất tiết nhiều càng kích thích niêm mạc dạ dày càng gây đau, gây nôn.
- Nếu bị ngộ độc thực phẩm cần rửa dạ dày càng sớm càng tốt.
- Bạn nên uống lòng trắng trứng hoặc sữa bò loãng
- Nên ăn thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ phần niêm mạc dạ dày.
- Ăn từ từ, nhai kỹ, khoảng cách giữa các bữa ăn giữ đều đặn
- Lúc đầu mới bị thì nên ăn những thức ăn loãng, sau đó khi bệnh ổn định thì người bệnh ăn những thức ăn đặc hơn
Nếu vẫn cảm thấy đau và không có dấu hiệu thuyên giảm thì đưa bệnh nhân đến khám tại các trung tâm y tế để các bác sĩ thăm khám, xét nghiệm. Dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra chuẩn đoán và xác định mức độ bệnh để có những hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Lời khuyên của thầy thuốc
Chế độ ăn, uống hàng ngày là hết sức quan trọng với người bệnh đau dạ dày vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày cần chú ý các điểm sau:
- Không ăn quá chua, cay, hạn chế uống rượu, bia nhất là những người đang bị đau dạ dày
- Nên ăn đúng bữa, không ăn vội vàng, cần nhai kỹ, muốn vậy không nên cho canh vào cơm khi ăn (rất khó nhai kỹ).
- Nên có cuộc sống thường ngày vui vẻ, tránh căng thẳng, stress không cần thiết.
- Không nên thức khuya (quá 23h), không thức dậy quá sớm (trước 5h00).
- Nếu trong gia đình có người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, các dụng cụ dùng trong ăn, uống hàng ngày nên rửa sạch, sát trùng bằng nước nước đun sôi (vì vi khuẩn HP lây theo đường ăn uống).
Trên đây là những kiến thức về bệnh viêm dạ dày cấp. Qua đó các bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với căn bệnh vì bệnh dạ dày cấp thường gặp do chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bên cạnh đó việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tâm trạng luôn thoải mái sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
Xem thêm>> Bữa sáng cho người bệnh viêm dạ dày
toàn says
em bị đau ngay vị trí dạ dày.. và đau lan lên vai rất dữ dội do em có uống 3lon bia..
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng bạn mô tả gợi ý tới bệnh lý dạ dày. Bạn nên tới chuyên khoa tiêu hóa uy tín thăm khám và điều trị sớm, tránh để xảy ra biến chứng của bệnh. Khi có kết quả thăm khám bạn có thể gửi lại cho chúng tôi cùng với đơn thuốc để nhận được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Đoàn lê nga says
Em đang có thai hơn 3 tháng. Hiện tại đau phía trên vùng rốn kéo dài đến ức. Đau nhói liên tục. Vậy xin hỏi bác sĩ có phải là viêm dạ dày cấp không? Và có thuốc điều trị mà ảnh hưởng đến em bé không?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đau bụng vùng ức có thể là một trong những dấu hiệu gợi ý tới bệnh lý dạ dày, nhưng chưa phải là triệu chứng đặc trưng. Mặt khác khi mang thai có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới triệu chứng đau bụng nên về nguyên tắc thì đầu tiên bạn cần tới gặp bác sỹ chuyên khoa sản để thăm khám nhằm đảm bảo thai kỳ của mình vẫn bình thường. Nếu qua quá trình thăm khám bác sỹ nhận thấy có khả năng bạn mắc bệnh lý dạ dày thì tùy theo tình trạng của bạn mà sẽ có biện pháp xử trí cụ thể. Đại đa số các trường hợp mắc bệnh lý dạ dày khi mang thai đều chưa được điều trị ngay vì các thuốc điều trị có nguy cơ ảnh hưởng tới em bé. Thay vì điều trị thì một số biện pháp khác có thể được áp dụng nhằm giảm triệu chứng, ngăn chặn tiến triển của bệnh trong thời gian này:
– Trường hợp bạn có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, nhiễm khuẩn HP trước đây thì có thể sử dụng kháng thể IgY kháng Hp (GastimunHP) nhằm mục đích giảm tải lượng Hp nếu có nhiễm, thông qua việc giảm tải lượng Hp sẽ giúp giảm viêm, giảm triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh trong thời gian chưa thể điều trị với thuốc.
GastimunHP chỉ có tác dụng tại chỗ trong dạ dày, không hấp thu vào máu, không bài tiết qua sữa do vậy hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Liều sử dụng của GastimunHP là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6 tuần. Nếu đáp ứng tốt, triệu chứng giảm có thể sử dụng tới 12 tuần để hiệu lực thải trừ Hp tốt hơn.
– Trường hợp không nhiễm khuẩn Hp thì bạn có thể sử dụng thuốc trung hòa acid dịch vị như Yumagel, Gastropulgite trong một khoảng thời gian ngắn hạn để giảm bớt triệu chứng đau tạm thời. Lưu ý không được sử dụng thuốc trung hòa acid dịch vị loại có chứa thành phần natri carbonat như Gaviscon. Tốt nhất khi sử dụng các loại thuốc này bạn phải có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
Nguyễn trọng hiêu says
Tôi đang bị viêm trướt hang vi . Bs có thể tư vấn cho tôi dùng thuốc gì
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lý dạ dày như vi khuẩn Hp, stress, sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường, yếu tố di truyền… Tùy từng nguyên nhân cụ thể mà có cách điều trị khác nhau. Do vậy mà trước tiên bạn cần tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám. Nếu đã thăm khám bạn hãy gửi lại kết quả nội soi, xét nghiệm và đơn thuốc để chúng tôi tư vấn kỹ càng hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thanh Hoa says
Phần bụng bỗng trở nên đau nhói một cách bất thường, siêu âm thì không thấy gì cả. Bác sĩ chuẩn đoán là viên dạ dày cấp, uống thuốc rồi mà bụng vẫn còn đau,nên làm gì bây giờ ? Xin bác sĩ cho ý kiến với ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của bạn nếu điều trị mà không có cải thiện bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa uy tín để nội soi dạ dày xác định rõ nguyên nhân và mức độ bệnh lý dạ dày như nào từ đó sẽ có sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe.